Uống nước lá tía tô có tác dụng gì? Cách nấu nước lá tía tô để uống đẹp da, tốt cho sức khỏe

0
(0)

Đối với người dân Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung, lá tía tô là thực vật vô cùng quen thuộc, thường thấy xung quanh nhà. Hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu uống lá tía tô có tác dụng gì qua bài viết dưới đây nhé!

Lá tía tô là gì?

Tía tô Là loại cây thân mềm, cao từ 0.5 – 1m. Lá mọc đối xứng, mép có răng cưa, màu tím ở mặt dưới, đôi khi có màu nâu hoặc xanh ở cả hai mặt và có lông.

Tía tô Là loại cây thân mềm, cao từ 0.5 - 1m
Tía tô Là loại cây thân mềm, cao từ 0.5 – 1m

Hoa nhỏ mọc thành từng chùm ở đầu các cành đối diện màu trắng hoặc tím. Toàn cây có mùi thơm và nhiều lông. Tía tô được trồng và sử dụng rộng rãi như một loại gia vị và thuốc.

Toàn bộ cây, không kể rễ, gồm lá (thu hái trước khi cây ra hoa), cành (thu hái khi hết lá) và quả (đối với cây ăn quả) của tía tô đều được sử dụng.

Lá mọc đối xứng, mép có răng cưa, màu tím ở mặt dưới
Lá mọc đối xứng, mép có răng cưa, màu tím ở mặt dưới

Thành phần dinh dưỡng trong lá tía tô

Theo Y học Cổ truyền, tía tô là một loại rau thơm, có vị cay, tính ấm nếu vào 3 kinh phế, tâm và tỳ sẽ kích thích cơ thể ra mồ hôi giúp chữa các bệnh vặt. Bên cạnh đó, hạt tía tô giàu các axit béo chưa bão hòa như axit alpha-linoleic và nhiều tinh dầu.

Tía tô là một loại rau thơm, có vị cay, tính ấm
Tía tô là một loại rau thơm, có vị cay, tính ấm

Ngoài ra, phần lá tía tô chứa đến 0,2% tinh dầu nguyên chất và các khoáng chất, bao gồm: ceton, furan, hydrocarbon, aldehyde,… Nếu chiết xuất sẽ tạo ra các chống dị ứng, chống viêm, oxy hóa. Đồng thời, khi hấp thụ qua da bằng phương thức xông hơi giúp tái tạo mô.

Đặc biệt, lá tía tô cung cấp nhiều chất xơ, protein thực vật, vitamin A, vitamin C cùng nhiều khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường sự trao đổi và chuyển hóa trong cơ thể.

Nếu chiết xuất sẽ tạo ra các chống dị ứng, chống viêm, oxy hóa
Nếu chiết xuất sẽ tạo ra các chống dị ứng, chống viêm, oxy hóa

Uống nước lá tía tô có tác dụng gì?

Giúp hạ sốt

Lá tía tô rất nổi tiếng trong đông y, có tác dụng chữa cảm mạo, giúp ra mồ hôi và loại bỏ độc tố rất tốt. Đối với cảm sốt, ta dùng lá tía tô hấp với sả và nhũ hương, đắp chăn cho mồ hôi thải độc trong 10 đến 15 phút. Bạn cũng có thể dùng lá tía tô để nấu cháo giải bệnh.

Có thể dùng lá tía tô để nấu cháo giải bệnh
Có thể dùng lá tía tô để nấu cháo giải bệnh

Làm trắng da, ngăn ngừa lão hoá

Vitamin A, C và các khoáng chất chống oxy hóa trong tía tô không chỉ là vị thuốc của y học cổ truyền mà còn giúp loại bỏ tế bào chết, làm sáng và đều màu da. Rửa sạch và phơi khô lá tía tô mua về, pha với nước uống hay cắt nhỏ hòa vào nước tắm.

Giúp loại bỏ tế bào chết, làm sáng và đều màu da
Giúp loại bỏ tế bào chết, làm sáng và đều màu da

Giảm mề đay, mẩn ngứa

Đối với các trường hợp nổi mề đay mẩn ngứa ngoài da, bạn có thể pha nước lá tía tô uống như cách trên, đồng thời để đẩy nhanh hiệu quả, dùng bã lá tía tô đắp lên vùng bị ngứa rất có thể giảm ngứa.

Giảm mề đay, mẩn ngứa
Giảm mề đay, mẩn ngứa

Hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày

Hoạt chất glucosamin và tanin có trong lá tía tô có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ và tăng cường khả năng làm lành vết thương ở dạ dày. Nếu bạn có các triệu chứng như trào ngược hoặc đau dạ dày, hãy nhai và nuốt một vài lá tía tô với muối hồng.

Hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày
Hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày

Tốt cho người bị bệnh gout

Trong lá tía tô có tới 4 chất có thể làm giảm xanthine oxidase, loại men tạo ra axit uric trong máu gây ra bệnh gút. Ngoài việc uống nước lá tía tô, bạn hãy giã nát lá tía tô và băng cố định khớp. Để giảm cơn đau về đêm, hãy ngâm chân với nước ấm pha lá tía tô.

Tốt cho người bị bệnh gout
Tốt cho người bị bệnh gout

Hỗ trợ điều trị hen suyễn

Vị cay ấm của lá tía tô cùng nhiều tinh dầu kháng khuẩn có thể làm dịu cơn hen suyễn ở cả người lớn và trẻ em. Đối với bệnh hen suyễn, bạn cho một nắm lá và hạt tía tô vào nước sôi, đun sôi khoảng 10 phút rồi vớt ra, uống thường xuyên hàng ngày.

Hỗ trợ điều trị hen suyễn
Hỗ trợ điều trị hen suyễn

Giúp giảm cân

Lá tía tô có chứa axit alpha-linolenic làm giảm cholesterol, chất xơ trong lá hỗ trợ chức năng đường ruột và tạo điều kiện giảm cân. Cho 1 nắm lá tía tô vào nước sôi, hạ nhỏ lửa, đun trong 5 phút. Uống một cốc nước tía tô trước bữa ăn 30 phút mỗi ngày để giảm cân.

Uống một cốc nước tía tô trước bữa ăn 30 phút mỗi ngày để giảm cân
Uống một cốc nước tía tô trước bữa ăn 30 phút mỗi ngày để giảm cân

Chống ung thư

Lá tía tô rất giàu luteolin. Thành phần này có bản chất tương tự như chất chống oxy hóa flavonoid. Ngoài ra tía tô cũng rất giàu hợp chất triterpen và axit rosmarinic. Những chất này đã được kiểm tra chứng có thể chống lại các tế bào ung thư tiềm ẩn trong cơ thể.

Tía tô cũng rất giàu hợp chất triterpen và axit rosmarinic, chống ung thư
Tía tô cũng rất giàu hợp chất triterpen và axit rosmarinic, chống ung thư

Điều trị mụn

Như giới thiệu ở trên, lá tía tô cung cấp lượng lớn chất chống viêm, kháng khuẩn có tác dụng ngăn ngừa, chữa lành và điều trị mẩn ngứa hoặc viêm da.

Chưa dừng ở đó, loài thực vật này hỗ trợ cơ thể thanh lọc, giải độc hiệu quả. Nếu uống hàng ngày sẽ giảm thiểu tình trạng da xỉn màu, làm sạch cơ thể.

Nếu uống hàng ngày sẽ giảm thiểu tình trạng da xỉn màu, làm sạch cơ thể
Nếu uống hàng ngày sẽ giảm thiểu tình trạng da xỉn màu, làm sạch cơ thể

Xóa mờ thâm nám

Khi chiết xuất lá tía tô bạn sẽ nhận được hỗn hợp có khả năng ức chế việc sản sinh melanin và tyrosinase do các tác động của môi trường xung quanh giúp làm sáng da. Sử dụng nước lá tía tô hàng ngày giúp tẩy tế bào chết, cải thiện sức tố làm mờ thâm nám, trắng sáng da.

Xóa mờ thâm nám
Xóa mờ thâm nám

Cầm máu

Theo các bài thuốc dân gian, khi có vết thương chảy máu bạn chỉ cần tán nhỏ lá tía tô. Sau đó, đắp trùm lên rồi buộc lại. Một tác dụng khác của thực vật này chính là hỗ trợ cầm máu vết thương, không gây mủ hoặc vết sẹo.

Hỗ trợ cầm máu vết thương, không gây mủ hoặc vết sẹo
Hỗ trợ cầm máu vết thương, không gây mủ hoặc vết sẹo

Uống lá tía tô hàng ngày có tốt không

Mặc dù, lá tía tô có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng bác sĩ và các chuyên gia y tế khuyên không nên sử dụng liên tục trong thời gian dài. Vì chúng sẽ dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi hoặc nghiêm hơn là suy nhược cơ thể.

Hàm lượng axit oxalic lớn trong lá tía tô sẽ tích tụ thành lại trong cơ thể nếu uống thường xuyên. Từ đó, chúng lắng đọng gây tổn thương đến hệ tiêu hóa và hệ thần kinh. Hãy chia nhỏ lượng nước lá tía tô cho từng lần uống. Đồng thời, thời gian không nên kéo dài.

Hãy chia nhỏ lượng nước lá tía tô cho từng lần uống
Hãy chia nhỏ lượng nước lá tía tô cho từng lần uống

Cách nấu nước lá tía tô để uống hàng ngày

Cách 1:

  • Chuẩn bị lá tía tô (200g), chanh ( 1 quả), muối (½ muỗng).
  • Rửa sạch lá tía tô và cắt thành từng khúc bằng đốt ngón tay.
  • Cho lá vào 2 lít nước sôi, sau 20 phút tắt bếp và ủ thêm 20 phút nữa.
  • Cho ½ muỗng muối và vắt chanh vào, lưu ý là bỏ cả vỏ chanh vào nồi nước.
Tắt bếp và ủ thêm 20 phút nữa
Tắt bếp và ủ thêm 20 phút nữa

Cách 2:

  • Trước hết, bạn rửa sạch 200g lá tía tô tươi giữ nguyên lá cây và cành, sau đó cắt thành từng đoạn nhỏ.
  • Cho 2,5l nước sạch và lá tía tô đã sơ chế vào nồi đun sôi. Đến khi nước sôi thì bạn hạ nhỏ lửa trong 2 – 3 phút rồi tắt bếp.
  • Cuối cùng, bạn lọc nước tía tô để sử dụng.
Lọc nước tía tô để sử dụng
Lọc nước tía tô để sử dụng

Lưu ý khi sử dụng lá tía tô

Trong quá trình sử dụng lá tía tô, để cơ thể hấp thụ toàn bộ dưỡng chất. Đồng thời, tránh các ảnh hưởng tiêu cực bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Dùng tía tô lâu ngày có thể gây mệt mỏi, kém ăn, choáng váng,… Để đảo bảo chất lượng và mùi vị, bạn sử dụng trong vòng 24 giờ sau khi nấu xong.
  • Do các tinh dầu trong lá, cành cây tía tô dễ bị bốc hơi nên bạn không đun sôi quá 15 phút.
Sử dụng trong vòng 24 giờ sau khi nấu xong
Sử dụng trong vòng 24 giờ sau khi nấu xong
  • Uống nước lá tía tô với lượng vừa phải, chia thành nhiều đoạn. Nếu dùng trong thời gian dài có thể gây khó tiêu, chướng bụng.
  • Phụ nữ mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng.
  • Người nhiều mồ hôi, bị cảm nóng không nên dùng lá tía tô.
Người nhiều mồ hôi, bị cảm nóng không nên dùng lá tía tô
Người nhiều mồ hôi, bị cảm nóng không nên dùng lá tía tô

Câu hỏi liên quan uống nước lá tía tô có tác dụng gì?

Uống nước lá tía tô bao lâu thì trắng da

Nếu bạn kiên trì uống lá tía tô với tần suất hợp lý trong khoảng 1 – 3 tháng thì tình trạng da sẽ được cải thiện. Hãy kết hợp bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời, tia cực tím, xây dựng thực đơn dinh dưỡng và nghỉ ngơi khoa học giúp làn da trắng sáng, mịn màng hơn.

Uống lá tía tô với tần suất hợp lý trong khoảng 1 - 3 tháng thì tình trạng da sẽ được cải thiện
Uống lá tía tô với tần suất hợp lý trong khoảng 1 – 3 tháng thì tình trạng da sẽ được cải thiện

Uống nước lá tía tô thay nước lọc được không

Bạn có thể thay thế nước lọc bằng nước lá tía tô nóng hoặc để nguội. Đặc biệt, nên cho thêm một ít đường phèn hoặc vắt 2 – 3 giọt chanh để dễ uống và dậy vị hơn.

Nên cho thêm một ít đường phèn hoặc vắt 2 - 3 giọt chanh
Nên cho thêm một ít đường phèn hoặc vắt 2 – 3 giọt chanh

Uống lá tía tô tươi hay khô thì tốt

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Bay – Chủ tịch Liên chi hội Đông – Tây kết hợp TP HCM thì dùng lá tía tô tươi hay khô đều mang đến lợi ích như nhau. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng trong thực phẩm, các món ăn thì tía tô tươi giúp hương vị thêm thơm ngon, đậm vị.

Trong trường hợp, để điều trị một số chứng bệnh của cơ thể thì nên dùng tía tô khô sẽ tốt hơn.

Để điều trị một chứng bệnh của cơ thể thì nên dùng tía tô khô sẽ tốt hơn
Để điều trị một chứng bệnh của cơ thể thì nên dùng tía tô khô sẽ tốt hơn

1 ngày nên uống bao nhiêu nước la tía tô

Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng 3 – 4 ly nước lá tía tô nhưng hãy chia nhỏ chúng thành nhiều phần để cơ thể hấp thụ nhanh chóng. Đồng thời, người dùng tránh được tình trạng axit oxalic tích tụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh và hệ tiêu hóa.

Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng 3 - 4 ly nước lá tía tô
Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng 3 – 4 ly nước lá tía tô

Xông lá tía tô có tác dụng gì?

Trong lá tía tô chứa nhiều tinh chất chống viêm, kháng khuẩn khi tiếp xúc với nước nóng sẽ bốc hơi và thẩm thấu vào sâu bên trong qua miệng, mũi. Bên cạnh đó, cơ thể được làm nóng nhờ các lỗ chân lông giúp giảm cảm lạnh, cảm cúm hiệu quả.

Cơ thể được làm nóng nhờ các lỗ chân lông giúp giảm cảm lạnh, cảm cúm hiệu quả
Cơ thể được làm nóng nhờ các lỗ chân lông giúp giảm cảm lạnh, cảm cúm hiệu quả

Xông mặt bằng lá tía tô có tác dụng gì?

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trong lá tía tô chứa nhiều dưỡng chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn nên thường được sử dụng giúp điều trị mụn trứng  cá, mụn cám.

Xông mặt bằng tía tô giúp các tinh chất thẩm thấu vào sâu bên trong lớp biểu bì giúp làm mềm nhân mụn và các lỗ chân lông giãn nở rộng hơn. Từ đó, tình trạng sưng viêm do mụn sẽ giảm bớt.

Xông mặt bằng tía tô giúp các tinh chất thẩm thấu vào sâu bên trong
Xông mặt bằng tía tô giúp các tinh chất thẩm thấu vào sâu bên trong

Uống nước lá tía tô có trị nám được không?

Uống nước lá tía tô thường xuyên vừa tốt cho sức khỏe vừa trị nám, khiến da trở nên đều màu, trắng mịn bằng cách giảm quá trình sản sinh melanin bên trong cơ thể.

Uống nước lá tía tô thường xuyên vừa tốt cho sức khỏe vừa trị nám
Uống nước lá tía tô thường xuyên vừa tốt cho sức khỏe vừa trị nám

Uống lá tía tô có bị nóng không?

Theo một nghiên cứu khoa học, người bệnh khi uống lá tía tô ở trạng thái vừa nấu xong sẽ cảm giác nóng trong người. Đó là biểu hiện các hoạt chất kích thích tuyến bài tiết giúp giải cảm. Thực tế uống lá tía tô không gây nóng như nhiều người quan niệm.

Thực tế uống lá tía tô không gây nóng như nhiều người quan niệm
Thực tế uống lá tía tô không gây nóng như nhiều người quan niệm

Uống lá tía tô trước khi sinh bao lâu?

Trên các trang mạng xã hội, nhiều mẹ bầu chia sẻ thông tin, trước khi đẻ nếu uống nước lá tía tô giúp cơn vượt cạn diễn ra nhanh chóng, không đau đớn.

Nhưng theo ThS.BS Phan Chí Thành và các bài thuốc Y học cổ truyền thì không có bất kỳ bằng chứng uống nước lá tía tô giúp quá trình sinh đẻ diễn ra thuận lợi. Loại thực vật này chỉ có tác dụng an thai, giảm các triệu chứng ốm nghén, đau lưng, buồn nôn,…

Khi có dấu hiệu bắt đầu chuyển dạ, mẹ chỉ nên uống 1 ly nước lá tía tô, tuyệt đối không sử dụng quá nhiều.

Khi có dấu hiệu bắt đầu chuyển dạ, mẹ chỉ nên uống 1 ly nước lá tía tô
Khi có dấu hiệu bắt đầu chuyển dạ, mẹ chỉ nên uống 1 ly nước lá tía tô

Bầu có ăn được lá tía tô không?

Tía tô là thực vật giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất và đường hòa tan. Đối với những mẹ bầu kén ăn thì dinh dưỡng cùng mùi thơm của tía tô giúp mạnh bụng, bổ khí cũng như giải nhiệt vào mùa hè nóng bức.

Đối với những mẹ bầu kén ăn thì dinh dưỡng cùng mùi thơm của tía tô giúp mạnh bụng
Đối với những mẹ bầu kén ăn thì dinh dưỡng cùng mùi thơm của tía tô giúp mạnh bụng

Xem thêm:

Qua những thông tin trên, KHOEPLUS24H đã giải đáp câu hỏi uống lá tía tô có tác dụng gì một cách cụ thể và chi tiết nhất. Nó được xem như bài thuốc dân gian giúp điều trị hiệu quả các bệnh cảm cúm. Hãy chia sẻ bài viết đến với mọi người nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Đào Huy Đông
Đào Huy Đông
Chào mọi người, mình là Huy Đông. Mình đam mê sáng tạo nội dung và tìm hiểu về sức khỏe. Cùng mình khám phá những kiến thức hữu ích để sống khỏe mạnh hơn nhé!

Bài viết liên quan