Tư thế con mèo trong yoga được mệnh danh là vua trong những bài tập về hồi. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện cũng như hiệu quả mà chúng mang lại. Cùng KHOEPLUS24H xem ngay để luyện tập nhé!
Những điều bạn cần biết về tư thế con mèo trong yoga
Khoảng 4 tiếng sau bữa ăn bạn hãy thực hiện tư thế này nhằm đảm bảo không dạ dày, thức ăn đã được tiêu hóa cung cấp năng lượng trong quá quá trình tập.
Sáng sớm và chiều tối là hai khoảng thời gian khi thực hành yoga đạt hiệu quả cao.
- Cấp độ: cơ bản
- Loại hình: Ashtanga Yoga
- Thời gian giữ: 10s
- Lặp lại: 5 – 6 lần
- Tác động lên: cổ tay, vai, cột sống, cổ, vùng lưng

Lợi ích của tư thế con mèo
Những tư thế yoga khác nhau sẽ tập trung cải thiện từng vùng cơ thể. Tư thế con mèo cũng vậy, chúng đem đến 10 lợi ích sau:
- Prana (tiếng Phạn nghĩa là nguồn sinh lực hay sức sống) trong cơ thể được cải thiện. Cột sống trở nên dẻo, linh hoạt hơn.
- Giảm căng thẳng quanh phần lưng dưới, lưng giữa, cổ, vai. Giúp các nhóm cơ trở nên khỏe mạnh hơn.
- Cánh tay, vai, cổ tay, cùng các khớp hông, gối, vai cũng được tăng cường sức mạnh.

- Cơ bụng được xoa bóp nhẹ nhàng giúp hệ tiêu hóa được cải thiện.
- Khi căng thẳng, mất ngủ thì đây sẽ là tư thế tuyệt vời để giúp bạn giảm tình trạng đó.
- Các triệu chứng liên quan đến PMS (triệu chứng tiền kinh nguyệt) cũng được giảm khi thực hiện tư thế con mèo.

- Tư thế tốt để thực hành đối với tiền sản, sau khi sinh.
- Đây là tư thế nền tảng cho hầu hết những tư thế gập lưng trước.
- Tư thế con mèo cũng mang lại nhận thức về cơ thể, hơi thở.
- Những ai bị đau cơ xơ hóa đều có thể luyện tập tư thế nào để phục hồi sức khỏe.

Hướng dẫn cách thực hiện
Luyện tập tư thế con mèo trong yoga như sau:
- Mở đầu với tư thế cơ thể đứng trên 2 tay cùng đầu gối như cái bàn. Bàn tay, đầu gối, chân mở rộng trên một đường thẳng.
- Hai cánh tay đặt vuông góc sàn, mở rộng bằng vai. Đầu gối mở rộng như chiều rộng của hông bạn.
- Nhìn về trước.
- Hít vào, đưa cằm về phía ngực tư thế cúi đầu hướng về rốn, cong lưng hướng lên sàn hết mức có thể, siết hông.
- Hít thở sâu, chậm, giữ tư thế trong vài nhịp thở.
- Sau đó từ từ thở ra chậm rồi trở về tư thế ban đầu.
- Thực hành tư thế 5 – 6 lần và kết hợp cùng tư thế con bò.

Một số lưu ý và chống chỉ định khi tập tư thế con mèo
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập tư thế con mèo nếu bạn đang gặp vấn đề về lưng, cổ. Nếu bác sĩ đồng ý bạn cũng phải thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên yoga kinh nghiệm để đảm bảo sức khỏe.
Khi vùng đầu đang chấn thương, bạn không cần cúi đầu quá mức, mà hãy giữ đầu thẳng với cơ thể trong tư thế là được.

Tư thế con mèo không khó nhưng nếu gặp trở ngại hoặc không thoải mái hãy liên hệ ngay đến những người cùng luyện tập, giáo viên hướng dẫn để điều chỉnh tư thế đúng nhất.
Kết hợp các tư thế yoga với nhau để tạo thành chuỗi tư thế liên hoàn, giúp bạn đánh thức năng lượng toàn cơ thể.

Nếu đã thuần thục cơ bản, hãy luyện tập các biến thể nâng cao của tư thế con mèo giúp vùng lưng được kéo giãn hơn nữa. Để tránh những chấn thương ngoài ý muốn khi luyện nâng cao bạn nên thực hành dưới sự giám sát của huấn luyện viên kinh nghiệm.
Những lỗi sai thường gặp
Tự luyện tập tại nhà chắc chắn sẽ vướng phải không ít lỗi sai, bạn cần chú ý vài điều dưới đây để tránh:
- Căng cổ quá nhiều: Phần cổ ở động tác này phải luôn ở trạng thái thả lỏng, thu cằm về phía xương ức, không nhúng vai cao.
- Không chuyển động cột sống: Trong lúc tập, cánh tay phải thẳng, cột sống chuyển động. Một số người khi tập lại có xu hướng giữ cột sống đứng yên chỉ chuyển động chân tay khiến tư thế gần như sai hoàn toàn.
- Khi gặp vấn đề về đau nhức nào trên cơ thể phải dừng lại ngay và tìm cách điều chỉnh.

XEM THÊM:
- Cách để chơi bóng đá giỏi: một số kỹ năng giúp cải thiện chuyên môn
- Hướng dẫn cách hít thở khi chạy bộ đúng kỹ thuật
- 11 tác dụng của đi bộ nhanh và kỹ thuật đi bộ nhanh đúng chuẩn
Hy vọng bài viết đã đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin về tư thế con mèo trong yoga của bạn. Hãy ghé thăm khoeplus24h nếu bạn có thắc mắc nào khác trong cuộc sống nha.