Mặc dù trứng ngỗng có kích thước lớn hơn trứng gà, thế nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng có vượt trội hơn? Hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây cũng như tìm hiểu trứng ngỗng có tác dụng gì nhé!
Thành phần dinh dưỡng của trứng ngỗng
Trứng ngỗng có kích thước gấp 3 lần so với trứng gà, với chiều cao 113mm, đường kính 74mm và trọng lượng khoảng 340gr. Cụ thể, trong mỗi quả trứng ngỗng cung cấp khoảng 266.4kcal cùng với nhiều chất dinh dưỡng nổi bật như:
- Chất đạm: 20gr
- Carbs: 1.9gr
- Chất béo: 19.1gr
- Choline: 379.3mg
- Nhóm vitamin B: 0.2mg vitamin B1, 0.6mg vitamin B2, 0.3mg vitamin B6, 7.3mcg vitamin B12,…
- Vitamin E: 1.9mg
- Vitamin A: 269.3mcg
- Vitamin D: 2.4mcg
- Vitamin E: 1.9mg
- Vitamin K: 0.6mcg
- Nhiều khoáng chất như: 198.7mg natri, 302.4mg kali, 86.4mg canxi, 5.2mg sắt, 23mg magie, 299.5mg phốt pho, 1.9mg kẽm, 52.1mcg selen,…
Trứng ngỗng có tác dụng gì?
Trước khi sử dụng trứng ngỗng, bạn nên tham khảo một số tác dụng nổi bật mà loại trứng này mang lại cho sức khỏe như sau:
Tốt cho xương
Trứng ngỗng có chứa canxi và phốt pho, đây là hai loại khoáng chất có khả năng giúp xương chắc khỏe cũng như duy trình tình trạng rắn chắc của xương và răng, nhờ đó cải thiện sức khỏe tổng thể.
Hỗ trợ hệ tuần hoàn máu
Hàm lượng sắt trong quả trứng ngỗng sẽ góp phần cải thiện tình trạng lưu thông máu và vận chuyển oxy đi đều khắp cơ thể, từ tế bào này sang tế bào khác, từ bộ phận này sang bộ phận khác, nhằm thúc đẩy hoạt động của hệ tuần hoàn máu.
Cải thiện hệ miễn dịch
Nhờ chứa vitamin B6, trứng ngỗng có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch khi chống lại sự nhiễm trùng do các nhân tố lạ xâm nhập vào cơ thể của bạn.
Hỗ trợ tiêu hoá
Lượng vitamin B3 dồi dào trong trứng ngỗng có thể thúc đẩy các hoạt động của hệ tiêu hóa, nhờ đó cải thiện sự thèm ăn. Không những thế, vitamin này còn có lợi cho sức khỏe của hệ thần kinh và tăng cường làn da trắng sáng.
Tốt cho não bộ
Trứng ngỗng chứa nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe của não bộ. Chẳng hạn, lượng kẽm và vitamin B6 đều có tác dụng cải thiện chức năng hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh, từ đó có lợi cho hoạt động não bộ.
Vì thế, loại vitamin này thường được sử dụng trong phương pháp điều trị chấn thương thần kinh.
Tốt cho da và tóc
Trứng ngỗng chứa hầu hết các loại vitamin B, trong đó vitamin B5 có tác dụng duy trì làn da khỏe mạnh, gồm cả việc chống lão hóa da, cải thiện nếp nhăn và các đốm đồi mồi.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy: vitamin B5 còn có lợi cho sắc tố và ngăn ngừa sự bay màu của tóc.
Đẩy nhanh quá trình thụ thai
Việc ăn trứng ngỗng có lợi cho phụ nữ khi muốn mang thai, vì một số thành phần trong quả trứng có khả năng thúc đẩy quá trình thụ thai ở cơ địa của một số phụ nữ.
Có lợi cho sức khỏe bà bầu
Ngoài việc thúc đẩy quá trình thụ thai, việc ăn trứng ngỗng còn mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai và đứa trẻ trong bụng.
Cụ thể, lòng đỏ trứng ngỗng chứa nhiều lecithin – đây là hợp chất có lợi cho mô thần kinh và não bộ của trẻ. Hơn nữa, trứng ngỗng còn giàu vitamin B9 giúp thai nhi phòng ngừa được chứng dị tật ống thần kinh sau khi ra đời.
Chưa hết, việc ăn trứng ngỗng còn giúp cho thai phụ tăng cường trí nhớ và phòng ngừa bệnh cảm lạnh nhờ chứa nhiều vitamin cùng với các loại khoáng chất khác.
Lưu ý:
Bà bầu chỉ nên ăn trứng ngỗng vào tháng thứ 3 trở đi trong thời kỳ mang thai và hãy ưu tiên chọn ăn những quả trứng ngỗng tươi.
Tuy nhiên, dù trứng ngỗng chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng nó lại chứa lượng lớn cholesterol, vì trong khi mỗi quả trứng ngỗng chứa đến 1.227mg cholesterol.
Trong khi Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo cơ thể con người chỉ nên tiêu thụ 300mg cholesterol mỗi ngày.
Điều này có nghĩa rằng: thai phụ cần nên kiểm soát lượng trứng ngỗng tiêu thụ mỗi ngày để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Trứng ngỗng ăn như thế nào?
Trứng ngỗng luộc
Trứng ngỗng luộc chín, bóc vỏ có thể sử dụng làm nhân bánh mì, ăn với salad hoặc chấm nước mắm nhận được nhiều sự yêu thích. Nếu bạn phân vân về màu sắc sau khi luộc như thế nào thì chúng có màu sắc giống như trứng vịt và gà, lòng đỏ bên trong, bên ngoài là lòng trắng.
Cháo trứng ngỗng
Sau khi bạn đã nấu chín cháo thì thêm vào nồi một quả trứng ngỗng, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, món ăn vô cùng thơm ngon, đồng thời cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho quá trình phát triển toàn diện, đặc biệt ở trẻ em.
Trứng ngỗng chiên
Tương tự trứng gà, trứng ngỗng có thể chế biến bằng phương pháp chiên, lòng trắng chín mềm hơi giòn. Hơn nữa, tuỳ theo sở thích cá nhân ăn lòng đào hay lòng đỏ chín để canh thời gian sao cho phù hợp.
Một quả trứng ngỗng chiên ăn kết hợp một ít salad rau củ và vài lát bánh mì là bạn đã có một bữa ăn ngon, bổ dưỡng.
Trứng ngỗng giá bao nhiêu tiền 1 quả?
Trứng ngỗng không được sử dụng phổ biến bằng so với trứng gà và trứng vịt, nên giá thành của trứng ngỗng thường mắc hơn, dao động từ 65.000 – 90.000VNĐ/quả tại thời điểm tháng 11/2023. Hoặc 40.000 – 60.000VNĐ/quả tại các cơ sở nông trại vùng thôn quê.
Bạn có thể tìm và đặt mua trứng ngỗng ở chợ, các nông trại gia cầm và một số trang mạng điện tử hiện nay.
Cách lựa chọn trứng ngỗng chất lượng tốt
Soi trên nguồn ánh sáng
Đầu tiên, bạn nắm quả trứng trong lòng bàn tay, hai đầu hở, một đầu soi lên nguồn ánh sáng, mắt nhìn vào đầu còn lại. Nếu trứng soi có màu hồng, túi khí có đường kính nhỏ hơn 1cm, đường bao quanh cố định, trong suốt với một chấm hồng thì là trứng ngon.
Ngoài ra, bạn hãy quan sát bên trong trứng có giun sán, ký sinh trùng, vết máu hay các dấu hiệu kỳ lạ. Nếu có thì không nên chọn mua.
Thêm vào dung dịch nước muối 10%
Khi thả vào dung dịch nước muối 10% mà trứng chạm xuống đáy, đồng nghĩa trứng mới để trong ngày. Nếu nó nằm lơ lửng thì thời gian đẻ trứng khoảng từ 3 – 5 ngày. Trường hợp trứng nổi lên bề mặt thì đã đẻ quá 5 ngày, không nên sử dụng.
Phương pháp lắc trứng
Bạn chỉ cần cầm quả trứng giữa hai ngón tay cái và ngón tay trỏ, lắc nhẹ. Nếu không có tiếng động thì trứng mới, ngược lại trứng để càng lâu thì lắc càng kêu.
Câu hỏi thường gặp về trứng ngỗng
Luộc trứng ngỗng bao nhiêu phút?
Một suy nghĩ sai lầm thường thấy là trứng luộc càng lâu càng tốt. Các nghiên cứu đã chứng minh, nếu trứng ngỗng luộc quá chín thì lòng đỏ sẽ xuất hiện vết xám, không tốt cho sức khoẻ. Ngược lại, do mùi tanh đặc trưng nên một số người không thích ăn trứng lòng đào.
Thời gian luộc trứng ngỗng sẽ lâu hơn trứng gà. Tuỳ vào sở thích từng người muốn ăn trứng lòng đào hay trứng chín thì nên luộc từ 8 – 15 phút. Sau khi luộc xong thì bạn ngâm ngay vào nước lạnh tránh tình trạng trứng quá chín.
Ăn trứng ngỗng khi nào trong ngày?
Bạn có thể ăn trứng ngỗng hoặc các chế phẩm khác từ trứng ngỗng bất kỳ thời gian nào trong ngày. Hãy nấu trứng chiên với bánh mì cho bữa sáng hoặc bổ sung protein cho cơ thể ngay sau tập gym.
Trứng ngỗng luộc để qua đêm ăn được không?
Bạn cần bảo quản trứng ngỗng luộc chín trong tủ lạnh hai giờ kể từ khi nấu xong. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết để giữ được độ tươi ngon và tránh mất hương vị thì nên đặt nguyên trứng còn vỏ. Hơn nữa, chỉ nên ăn tối đa trong hai ngày.
Nếu bảo quản đúng cách, bạn có thể ăn trứng ngỗng nấu chín qua đêm. Tuy nhiên, nếu hệ tiêu hoá không tốt hoặc mắc các bệnh lý về đường ruột thì nên ăn trứng ngỗng luộc trong vòng 2 giờ sau khi nấu.
Ăn trứng ngỗng bao nhiêu là đủ?
Nếu sử dụng trứng ngỗng liên tục trong thời gian dài sẽ gây nên những tác động tiêu cực với cơ thể. Bác sĩ khuyên rằng nên ăn tối đa 2 quả/lần và không quá 1 – 2 lần/tuần. Dù bạn đang mang thai hoặc xây dựng cơ bắp cũng không nên ăn quá 3 quả mỗi ngày.
Ăn trứng ngỗng vừa đủ sẽ mang đến những lợi ích rõ ràng cho cơ thể. Ngược lại, nếu lạm dụng ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu và phản tác dụng.
Trứng ngỗng có tốt cho bà bầu không?
Hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học hay đánh giá nào khẳng định mối liên quan giữa việc ăn trứng ngỗng trong giai đoạn mang thai có tác dụng làm trẻ sau khi sinh thông minh hơn hoặc thúc đẩy sự phát triển toàn diện về thể chất.
Theo thống kê, nhiều phụ nữ mang thai bị béo phì và mắc các bệnh tim mạch khác do lạm dụng trứng ngỗng. Mỗi loại thực phẩm có hàm lượng vitamin, khoáng chất khác nhau. Do đó, các bà bầu muốn bổ sung dưỡng chất cần ăn đa dạng cũng như không dùng trứng ngỗng quá 3 lần/tuần.
Thực tế, các vitamin có trong trứng ngỗng không đầy đủ như trứng gà nên mẹ hãy bồi bổ bằng trứng gà đồng thời xây dựng chế độ ăn hàng ngày hợp lý.
Với những thông tin trên, KHOEPLUS24H đã trả lời câu hỏi trứng ngỗng có tác dụng gì. Mặc dù trứng ngỗng là thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và vô cùng bổ dưỡng với cơ thể nhưng bạn không nên lạm dụng. Hãy chia sẻ bài viết với người thân, bạn bè nhé!