Ăn chay sử dụng nhiều loại rau củ và trái cây có lợi cho sức khỏe nhằm phòng ngừa được nhiều loại bệnh tật. Thế nhưng, trẻ em ăn chay có tốt không? Và bạn cần lưu ý gì thêm khi cho trẻ ăn chay để không ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại. Tất cả sẽ được bật mí trong chuyên mục Sức khoẻ dinh dưỡng của Khoeplus24h.
Có bao nhiêu kiểu ăn chay?
Ăn chay là một trong những chế độ ăn uống lành mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tùy theo tín ngưỡng tôn giáo và sở thích của người ăn mà xuất hiện nhiều kiểu ăn chay khác nhau. Cụ thể, có một số kiểu ăn chay phổ biến như sau:
Kiểu ăn chay lacto-ovo: Là chế độ ăn chay không chứa thịt, cá, gà và kể cả những sản phẩm khác được làm từ những thực phẩm này, ngoài trừ trứng và sữa động vật.
Kiểu ăn chay trường: Là chế độ ăn chay không có sữa, trứng, cá và thịt.
Kiểu ăn chay kiêng Macrobiotic: Là chế độ ăn chay sử dụng chủ yếu các loại ngũ cốc, các loại đậu và rau quả, thậm chí bổ sung thêm một số sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.
Kiểu ăn chay Rastafarian: Là chế độ ăn chay theo tín ngưỡng tôn giáo của người Jamaica, thường chỉ sử dụng trái cây với chế độ ăn cực kỳ hà khắc.
Kiểu ăn chay theo nhóm thực phẩm: Là chế độ ăn chay sử dụng thực phẩm theo nhóm và được kiểm soát chặt chẽ về hàm lượng chất dinh dưỡng tiêu thụ. Chẳng hạn:
- Ăn chay theo nhóm rau quả và trái cây: bao gồm các loại trái cây, rau quả ở dạng tươi và dạng khô đều được.
- Ăn chay theo nhóm thực phẩm giàu protein: gồm nhóm thực phẩm giàu protein có nguồn gốc từ động vật lẫn thực vật.
- Ăn chay theo nhóm thực phẩm ở dạng lỏng: là tiêu thụ thực phẩm đều ở dạng lỏng như các loại sữa, nước ép, sinh tố, thức uống chức năng và kể cả nước detox.
- Ăn chay theo nhóm ngũ cốc nguyên hạt: Là tiêu thụ tất cả các sản phẩm được làm từ nhóm thực phẩm này.
Trẻ em ăn chay có tốt không?
Nhìn chung, khi nhắc đến ăn chay nhiều người đánh giá đó là chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe, kể cả trẻ em.
Tuy nhiên, tùy theo chế độ ăn chay như Khoeplus24h đã chia sẻ phía trên mà lợi ích đem lại cho trẻ em cũng khác nhau, cụ thể tác động nhiều đến các chất dinh dưỡng như sau:
Protein và các axit amin
Nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật thường cung cấp hầu hết các loại axit amin thiết yếu và protein cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của người trưởng thành.
Tùy theo từng độ tuổi, hàm lượng protein cần được cung cấp cho cơ thể khác nhau.
Chẳng hạn, với trẻ sơ sinh từ 2 tuổi trở xuống thì cần phải tăng 30 – 35% lượng protein, trẻ từ 2 – 6 tuổi thì tăng 20 – 30% protein và trẻ em trên 6 tuổi thì khoảng 20%, trong khi người lớn tuổi thì chỉ cần 15%.
Vì thế, khi trẻ em ăn chay thì cần phải đảm bảo hấp thụ lượng protein đầy đủ từ các nguồn thực vật như các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc và bơ. Thậm chí, chế độ ăn chay cần được bổ sung protein từ các sản phẩm động vật, nhằm tạo điều kiện cho trẻ em phát triển toàn vẹn.
Một số khoáng chất thiết yếu
Các khoáng chất như sắt, kẽm và canxi rất đáng để được chú ý trong chế độ ăn chay, nhất là đối với trẻ em.
Theo lý thuyết, chế độ ăn chay trường và chế độ ăn chay lacto-ovo đòi hỏi cần phải được bổ sung thêm chất sắt vào cơ thể nhiều hơn so với chế độ ăn uống bình thường.
Không những thế, chất xơ cùng với hợp chất tanin và phytat trong nhóm thực phẩm (có nguồn gốc từ thực vật) có thể ức chế sự hấp thu chất sắt vào cơ thể.
Việc cơ thể bị thiếu sắt thường liên quan đến bệnh thiếu máu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại.
Do đó, việc sử dụng thực phẩm trong chế độ ăn chay cho trẻ em, cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất sắt cũng như bổ sung vitamin C giúp tăng cường sự hấp thu chất sắt từ thực phẩm được tốt hơn, nhất là trong giai đoạn phát triển của trẻ.
Hầu hết, các chế độ ăn chay đều cung cấp lượng kẽm dồi dào. Vì nhóm thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật đều chứa đáng kể khoáng chất này như sữa mẹ, các loại hạt, các loại đậu, các sản phẩm đậu nành lên men,… và ngũ cốc.
Thế nhưng, đối với trẻ em áp dụng chế độ ăn chay lacto-ovo thường có xu hướng dư thừa canxi vì tiêu thụ nhiều các sản phẩm được làm từ sữa. Trong khi các chế độ ăn chay khác thì cần phải bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi như ngũ cốc và các sản phẩm từ đậu nành.
Do đó, nếu trẻ em ăn chay thì cần chú ý đến việc bổ sung lượng canxi được khuyến nghị theo từng độ tuổi, tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.
Chất béo
Phần lớn, các chế độ ăn chay đều được hạn chế chất béo tiêu thụ, trừ chế độ ăn chay chứa nhiều chất béo như chế độ lacto-ovo.
Axit béo omega-3 như axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA) thường chứa trong nhóm thực phẩm hải sản, cá và trứng.
Đối với chế độ ăn chay mà không chứa nhóm thực phẩm này, thì cần phải bổ sung thực phẩm khác như lượng lớn rong tảo biển. Nói một cách khác, người ta phát hiện, các chế độ ăn chay thường hay thiếu 2 loại axit này.
Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị trẻ em ăn chay cần phải bổ sung các thực phẩm chứa axit béo omega-3 để đảm bảo sự phát triển trí não của trẻ.
Thậm chí các nguồn thực phẩm cung cấp axit linolenic – loại axit có khả năng chuyển hóa thành DHA và EPA, như hạt lanh, quả óc chó, dầu hạt cải và các sản phẩm từ đậu nành, kể cả thực phẩm chức năng.
Chất xơ
Các chế độ ăn chay đều cung cấp lượng lớn chất xơ cho cơ thể, thậm chí cao gấp 3 lần so với lượng mức được khuyến nghị ở trẻ em.
Do đó, hãy cân đối với chế độ ăn uống để chất xơ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại như có thể cản trở sự hấp thụ khoáng chất chẳng hạn.
Tóm lại, trẻ em ăn chay là tốt nhưng tùy theo chế độ ăn chay đang áp dụng mà phụ huynh nên theo dõi tình trạng sức khỏe và cân đối lại các chất dinh dưỡng sao cho hợp lý, để không ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể của trẻ.
Các lưu ý khi cho trẻ ăn chay
Khi cho trẻ ăn chay, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Theo dõi sức khỏe của trẻ đều đặn
Dù theo chế độ ăn chay nào, các phụ huynh cần phải có lộ trình ăn uống và theo dõi đều đặn các chất dinh dưỡng mà trẻ hấp thu, để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ theo từng giai đoạn, nhất là ở độ tuổi thiếu nhi và thanh thiếu niên.
Chú ý bổ sung đầy đủ vitamin A, D và B12
Hầu hết, vitamin A được tìm thấy ở các sản phẩm động vật. Điều này có nghĩa, khi áp dụng chế độ ăn chay không chứa nhóm thực phẩm động vật thì trẻ em có xu hướng bị thiếu hụt vitamin A.
Chính vì thế, trẻ em ăn chay cần bổ sung các loại rau chứa nhiều vitamin A như rau có màu xanh lá, màu cam và màu vàng, thậm chí là những trái cây giàu beta-carotene (vì đây cũng hợp chất có khả năng chuyển hóa thành vitamin A), để giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh hơn.
Ngoài ra, vitamin D cũng cần được bổ sung trong chế độ ăn chay của trẻ em, vì loại vitamin này thường được tìm thấy nhiều ở động vật như nội tạng gan, lòng đỏ trứng và các loại cá biển chứa nhiều chất béo.
Tương tự, trẻ em ăn chay cũng hay bị thiếu vitamin B12 – cũng là một loại vitamin được tìm thấy phổ biến trong các sản phẩm động vật. Chính vì vậy, hãy bổ sung nguồn vitamin B12 từ các thực phẩm thay thế như ngũ cốc, nấm men, đậu nành, các loại hạt và thậm chí là trứng và sữa.
Kết hợp giữa rau, trái cây và ngũ cốc
Theo chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Nhi ở tiểu bang Texas (Houston), ông Kristi King đã khuyến nghị rằng: trẻ em ăn chay thường nhận rất ít protein và không đủ calo trong mỗi bữa ăn từ chế độ ăn uống.
Chẳng hạn, việc ăn đậu sẽ giúp trẻ có xu hướng no nhanh và no lâu nhưng lại không đủ lượng calo hấp thụ trong bữa ăn đó. Thậm chí, việc này còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng từ những thực phẩm khác trong bữa ăn, như làm thiếu hụt từ kẽm, sắt và canxi.
Vì thế, các bậc phụ huynh nên cân đối lại chế độ dinh dưỡng giữa rau, trái cây và ngũ cốc để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh ở trẻ khi ăn chay.
Hãy kiên nhẫn khi trẻ không thích món ăn
Dù theo chế độ ăn chay hay chế độ ăn uống bình thường, thì trẻ vẫn có thể đối diện với tình trạng kén ăn hoặc cảm thấy chán nản.
Do đó, bạn hãy thử thay đổi phương pháp chế biến thực phẩm để món ăn trông hấp dẫn cũng như tạo cảm giác kích thích khứu giác và vị giác mỗi khi trẻ ăn chay. Ví dụ, hạt đậu có thể làm nước sốt, nấu súp, làm bánh thay vì ăn trực tiếp nguyên hạt và bổ sung vào sữa uống.
Quan tâm đến khẩu vị của trẻ
Việc quan tâm đến khẩu vị của trẻ cũng tương tự như bạn kiên nhẫn với việc giúp trẻ thích nghi tốt với chế độ ăn chay. Hãy quan sát, trao đổi với trẻ để biết được cảm nhận và sở thích của trẻ trong mỗi bữa ăn, từ đó có kế hoạch thực đơn cụ thể và chế độ ăn uống hợp lý hơn.
XEM THÊM:
- 15 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa (thời tiết), cho bạn mau khỏi
- Tổng hợp các loại thực phẩm bổ sung collagen giúp cơ thể luôn trẻ đẹp
- Tổng hợp 17 loại thực phẩm bổ sung vitamin C lành mạnh dành cho cơ thể
Với chia sẻ phía trên, hy vọng bạn đã hiểu thêm về việc trẻ em ăn chay có tốt không và các lưu ý cần thiết khi cho trẻ ăn chay để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ nhé.