Trẻ biếng ăn phải làm sao? Nguyên nhân và biểu hiện của trẻ biếng ăn

0
(0)

Trẻ biếng ăn là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh vì ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển tổng thể của trẻ. Vậy nếu bạn gặp phải tình trạng trẻ biếng ăn thì phải làm sao? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của trẻ biếng ăn là gì? Hãy khám phá cùng KHOEPLUS24H nhé!

Tại sao trẻ biếng ăn?

Nếu trẻ nhà bạn bị biếng ăn, thì có thể gặp phải một trong những nguyên nhân như sau:

Gặp vấn đề về sức khỏe

Theo Tiến sĩ – Bác sĩ tư vấn sơ sinh và nhi khoa, Suresh Gowda (tại Bengaluru) đã chia sẻ rằng khi trẻ bị biếng ăn rất có thể là do trẻ đang gặp phải một số vấn đề sức khỏe như:

  • Táo bón: Hệ tiêu hóa của trẻ không hoạt động bình thường, như táo bón khiến trẻ không đi đại tiện từ 2 – 3 ngày, đây là nguyên nhân làm cho trẻ không thể tiêu thụ được thêm những thức ăn khác.
  • Giun đường ruột: Khi đường ruột chứa nhiều giun, chúng sẽ gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa như chảy máu đường ruột, viêm nhiễm, kiết lỵ và biếng ăn.
  • Thiếu máu: Nếu trẻ bị thiếu máu, thì cơ thể chúng sẽ trông mệt mỏi, yếu ớt và thường hay cáu kỉnh. Vì thế, chế độ ăn uống thiếu chất sắt, sẽ làm cho bệnh thiếu máu trầm trọng hơn cũng như khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và từ chối ăn uống.
Gặp vấn đề về sức khỏe
Gặp vấn đề về sức khỏe

Thói quen không tốt từ bố mẹ

Bố mẹ hay nuông chiều con cái, đây thường là nguyên nhân lớn dẫn đến sự biếng ăn ở trẻ. Chẳng hạn, các bậc phụ huynh có xu hướng kéo dài bữa ăn của trẻ như để bé ngậm thức ăn lâu hoặc nhai nuốt chậm.

Thậm chí, nhiều phụ huynh còn cho trẻ ăn những đồ ăn vặt linh tinh, uống sữa hoặc uống nước trái cây trước bữa ăn, đều là nguyên nhân làm cho trẻ dễ bị no lâu và không thể ăn thêm được nữa trong bữa ăn chính.

Thói quen không tốt từ bố mẹ
Thói quen không tốt từ bố mẹ

Gặp vấn đề về tâm lý

Giống như người lớn, trẻ vẫn có thể gặp phải tình trạng căng thẳng như bị áp lực về các vấn đề học tập ở trường (thậm chí từ chính phụ huynh), bị bạn bè bắt nạt, buồn về chuyện gia đình (những người mà bé yêu quý) vì biến cố nào đó,… Tất cả những nguyên nhân này đều khiến trẻ ăn uống không cảm thấy ngon miệng, từ đó gây ra chứng biếng ăn.

Hơn nữa, triệu chứng trầm cảm vẫn có thể gặp ở trẻ nhỏ, nó sẽ khiến trẻ mất tập trung, buồn bã và không cảm thấy hứng thú với bất kì hoạt động vui chơi, kể cả những đồ ăn hấp dẫn như bánh snack và sô cô la.

Gặp vấn đề về tâm lý
Gặp vấn đề về tâm lý

Sử dụng các loại thuốc

Việc uống thuốc có chứa thành phần kháng sinh, có thể trở thành nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn, không có cảm giác ngon miệng trong vấn đề ăn uống. Nếu nghi ngờ tình trạng này, bạn hãy gặp trực tiếp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nhé!

Sử dụng các loại thuốc
Sử dụng các loại thuốc

Biểu hiện của trẻ biếng ăn

Khi trẻ bị biếng ăn, bạn rất dễ nhận biết các dấu hiệu của chúng, nhất là đối với trẻ từ 1 – 6 tuổi. Chẳng hạn:

  • Hay khóc, nhõng nhẽo và nghịch phá thức ăn mà bạn dọn ra.
  • Ngậm thức ăn trong miệng lâu, thậm chí không nhai và nuốt.
  • Kéo dài thời gian ăn uống khiến bạn cảm thấy khó chịu.
  • Lượng thức ăn tiêu thụ ít hơn so với bình thường.
Biểu hiện của trẻ biếng ăn
Biểu hiện của trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn phải làm sao?

Nếu trẻ nhà bạn biếng ăn, bạn cũng không nên quá lo lắng mà tìm đến chuyên gia dinh dưỡng, thay vào đó hãy áp dụng một số mẹo vặt đơn giản như sau:

Tạo không khí thoải mái trong bữa ăn

Trong bữa ăn của trẻ, bạn hãy tạo điều kiện không gian được thoải mái và không gây bất kì áp lực nào cho trẻ.

Hãy để trẻ tự chọn các loại thức ăn mà bạn bày trên bàn và chịu khó quan sát những gì mà trẻ đang ăn. Tất cả sẽ giúp ích cho bạn trong về đề lên thực đơn cho trẻ.

Tạo không khí thoải mái trong bữa ăn
Tạo không khí thoải mái trong bữa ăn

Làm phong phú thực đơn cho trẻ

Trẻ thường hay bị thu hút những thực phẩm có màu sắc rực rỡ và mùi hương hấp dẫn. Bạn hãy thử linh hoạt trong vấn đề lên thực đơn và phương pháp chế biến, nhất là trình bày món ăn sao cho bắt mắt nhất.

Chẳng hạn, bạn có thể cắt nhỏ cà rốt, hành tây, nấm và ớt ngọt để cho vào món nước sốt mỳ ống, cơm hộp, súp hoặc bánh pizza. Thậm chí trang trí chúng sao cho ngộ nghĩ để thu hút ánh nhìn từ trẻ.

Làm phong phú thực đơn cho trẻ
Làm phong phú thực đơn cho trẻ

Đừng ép buộc trẻ ăn

Những biện pháp như la mắng, hâm họa và trừng phạt khi cho trẻ ăn, đều là những vấn đề mà bạn cần hạn chế vì sẽ làm cho trẻ trở nên biếng ăn hơn.

Hơn nữa, nếu bạn muốn tập cho trẻ ăn món mới, thì hãy cho trẻ dùng vào bữa sáng, hoặc thời điểm mà trẻ cảm thấy đói nhất. Cách này, dần dần sẽ giúp trẻ làm quen với nhiều thực phẩm và món ăn hơn nữa.

Đừng ép buộc trẻ ăn
Đừng ép buộc trẻ ăn

Giúp trẻ bắt chước thói quen ăn uống lành mạnh

Thói quen ăn uống của bố mẹ ảnh hưởng rất nhiều đối với thói quen ăn uống của con cái, vì chúng có khả năng quan sát và bắt chước hành vi ăn uống của những người thân xung quanh mình.

Thực tế nghiên cứu cho thấy: trẻ nhỏ có xu hướng chấp nhận món ăn mới từ việc chúng nhìn thấy những người xung quanh cũng dùng món ăn đó.

Có lẽ vì thế, nếu bạn muốn trẻ nhà mình ăn nhiều rau và trái cây thì hãy thử bổ sung các nhóm thực phẩm này trong chính bữa ăn của mình, để trẻ có thể nhìn thấy và bắt chước nhé.

Giúp trẻ bắt chước thói quen ăn uống lành mạnh
Giúp trẻ bắt chước thói quen ăn uống lành mạnh

Chia nhỏ khẩu phần ăn

Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn, nhất là đối với những món ăn mới, giúp trẻ nhà bạn thích nghi dần dần hơn.

Đồng thời, bạn vẫn có thể sử dụng nguyên liệu thực phẩm đó chế biến thành món ăn khác, nhưng vẫn đảm bảo đủ lượng calo cung cấp cho trẻ mỗi ngày là được.

Chia nhỏ khẩu phần ăn
Chia nhỏ khẩu phần ăn

Cho trẻ ăn đúng giờ và dùng bữa chung với gia đình

Thói quen cho trẻ ăn đúng giờ, cùng bữa với cả nhà sẽ khắc phục được tình trạng biếng ăn ở trẻ.

Đặc biệt, trước khi bắt đầu bữa ăn từ 15 – 20 phút thì hãy thông báo cho trẻ là sắp đến giờ ăn, để tránh trẻ ăn bất kì đồ ăn vặt hoặc dùng sữa và uống nước ngọt chẳng hạn.

Hơn nữa, việc dùng bữa cùng với gia đình sẽ tạo không khí được vui vẻ hơn, nhờ đó giúp trẻ ăn ngon miệng và đẩy lùi tình trạng biếng ăn khi ăn một mình.

Cho trẻ ăn đúng giờ và dùng bữa chung với gia đình
Cho trẻ ăn đúng giờ và dùng bữa chung với gia đình

Dành cho trẻ những lời khen

Để giúp trẻ ăn nhanh, nhiều phụ huynh dụ trẻ bằng cách cho uống nước ngọt hoặc một số món ăn vặt như khoai tây chiên, kẹo ngọt và kem tươi. Đây là thói quen vô tình khiến cho trẻ tiêu thụ quá nhiều calo, gây ra tình trạng béo phì và ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại.

Thay vào đó, các chuyên gia đã khuyên rằng: phụ huynh chỉ nên dùng lời khen để cho chúng cảm thấy tự hào bản thân, hoặc hào hứng về một sự việc nào đó như tăng thêm thời gian chơi hay cho phép chơi một trò chơi mà trẻ yêu thích.

Dành cho trẻ những lời khen
Dành cho trẻ những lời khen

Cho trẻ xuống bếp và tiếp xúc với thực phẩm

Nhằm giúp trẻ thêm phần hứng thú với bữa ăn, các bậc phụ huynh nên tạo điều kiện cho trẻ biết và tiếp xúc nhiều với thực phẩm. Cụ thể, bố mẹ cùng trẻ đi siêu thị hoặc đến cửa hàng tạp hóa để chọn các loại rau củ, trái cây, thịt và hải sản, giúp trẻ trông thấy chúng thực tế trước khi chế biến.

Sau khi về nhà, bố mẹ hãy tạo điều kiện cho trẻ phụ giúp mình như thái nhặt các loại rau củ, đem rửa chúng với nước,… và thậm chí để trẻ tự múc thức ăn cho vào chen bát cũng như dọn cơm cho cả nhà.

Cách làm này vừa giúp trẻ có hứng thú với món ăn của mình, vừa giúp trẻ có ý thức tự lập với những công việc rất đơn giản.

Cho trẻ xuống bếp và tiếp xúc với thực phẩm
Cho trẻ xuống bếp và tiếp xúc với thực phẩm

Không để trẻ bị phân tâm

Hãy tập thói quen cho trẻ ngồi vào bàn ăn đúng bữa mà không có bất kì hoạt động giải trí nào như xem tivi hoặc chơi trò chơi trong bữa ăn. Cách làm này sẽ giúp trẻ tập trung ăn uống, không bị phân tâm với những hoạt động khác.

Không để trẻ bị phân tâm
Không để trẻ bị phân tâm

Quan tâm đến khẩu vị của trẻ

Việc quan sát đến những thức ăn mà trẻ hay dùng, sẽ giúp phụ huynh biết được mùi vị và nguyên liệu thực phẩm trong món ăn, từ đó lên thực đơn phù hợp hơn.

Ví dụ, trẻ thích món ăn có độ giòn như bánh quy, táo, mận và dưa lưới, thì rất có thể chúng sẽ thích các loại rau có độ giòn (kết cấu) tương tự.

Hoặc trường hợp, trẻ thích dùng các loại đồ ăn mềm như sữa chua, cháo yến mạch và chuối, thì sẽ có xu hướng thích món ăn khác có kết cấu tương tự như khoai lang mềm khi nấu chín.

Quan tâm đến khẩu vị của trẻ
Quan tâm đến khẩu vị của trẻ

Hạn chế cho trẻ ăn vặt

Các món ăn vặt thường chứa nhiều calo, đường và những hợp chất không tốt cho sức khỏe như khoai tây chiên, nước ngọt và kẹo. Tất cả những món ăn nằm trong danh sách này đều cần được tránh xa, trước khi trẻ chuẩn bị vào bữa ăn chính, vì thường gây no cho trẻ.

Hạn chế cho trẻ ăn vặt
Hạn chế cho trẻ ăn vặt

Tạo điều kiện cho trẻ vận động tiêu hao năng lượng nhiều

Bạn hãy khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày để tiêu hao nhiều năng lượng, như nhảy dây, đá banh, chơi đuổi bắt,… Những thói quen này vừa giúp trẻ có được sức khỏe tốt, vừa tạo điều kiện cho trẻ ăn được nhiều hơn do đói.

Trường hợp, nếu trẻ còn nhỏ, thì bạn hãy massage sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt cũng như giảm thiểu gặp phải một số bệnh về đường tiêu hóa, từ đó khắc phục được chứng biếng ăn.

Tạo điều kiện cho trẻ vận động tiêu hao năng lượng nhiều
Tạo điều kiện cho trẻ vận động tiêu hao năng lượng nhiều

Nhận trợ giúp từ chuyên gia

Nếu sau khi áp dụng những mẹo trên mà chứng biếng ăn ở trẻ không có dấu hiệu cải thiện, thì bạn hãy nhờ đến các chuyên gia dinh dưỡng để tư vấn.

Không những thế, nếu trẻ xuất hiện một số vấn đề nghiêm trọng hơn như: khó nuốt, khó nhai, nôn mửa, tiêu chảy, tăng trưởng và phát triển chậm bất thường, thì hãy liên hệ ngay đến bác sĩ nhi khoa để có được hướng khắc phục sớm nhất có thể.

Nhận trợ giúp từ chuyên gia
Nhận trợ giúp từ chuyên gia

Xem thêm:

Như vậy, bạn đã biết nhiều hơn về việc trẻ biếng ăn phải làm sao? Nguyên nhân và biểu hiện ở những đứa trẻ bị biếng ăn rồi đấy. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp ích cho bạn khi chăm sóc trẻ.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Khương Linh
Khương Linh
Hi cả nhà, mình là Khương Linh. Mình là một người yêu thích gym và dinh dưỡng. Mình muốn chia sẻ những kiến thức của mình để mọi người có một cuộc sống khỏe mạnh và năng động hơn.

Bài viết liên quan