Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Cách làm giảm trào ngược dạ dày từ thực phẩm

0
(0)

Nếu cơ thể bị trào ngược dạ dày, thì bạn nên tránh tiêu thụ những loại thực phẩm có tính axit cao để không làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy trào ngược dạ dày nên ăn gì? Cách làm giảm trào ngược dạ dày từ thực phẩm như thế nào? Hãy để KHOEPLUS24H bật mí tất tần tật qua mục Sức khoẻ dinh dưỡng hôm nay nhé!

Bệnh trào ngược axit là gì?

Bệnh trào ngược axit, còn gọi bệnh trào ngược dạ dày thực quản (viết tắt là GERD), là hàm lượng axit trong dạ dày có thể trào ngược lên thực quản khi bạn tiêu thụ bất kì loại thực phẩm nào. Những triệu chứng của bệnh thường là buồn nôn, ợ hơi, khàn giọng, đau họng, ho và thậm chí là nôn ói.

Vì thế, chế độ ăn uống của những người bị bệnh trào ngược axit cần hạn chế những thực phẩm chứa nhiều axit. Cụ thể, dưới đây là danh sách các thực phẩm rất đáng để tham khảo giúp bạn làm giảm hiện tượng trào ngược dạ dày.

Trà thảo mộc

Một số loại trà thảo mộc không chứa caffeine đều có thể hỗ trợ điều trị và khắc phục các dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày. Chẳng hạn, trà cam thảo giúp làm tăng lớp phủ chất nhầy của niêm mạc thực quản, nhờ đó làm dịu sự tác động của axit dạ dày.

Bạn có thể sử dụng trà thảo mộc hoặc dùng chiết xuất từ thảo mộc để hòa tan với nước nóng, rồi uống bình thường từ 2 – 3 cốc mỗi ngày để cải thiện sức khỏe.

Trà thảo mộc
Trà thảo mộc

Nước

Nước lọc được xem là liệu pháp đơn giản nhất mà bạn có thể chọn dùng, vì nước lọc có độ pH trung tính có thể hòa tan những thực phẩm có tính axit.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên uống quá nhiều nước để tránh tác dụng ngược, nghĩa là thói quen uống nước quá nhiều có thể phá vỡ sự cân bằng khoáng chất trong cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ trào ngược axit.

Nước
Nước

Bông cải xanh

Bông cải xanh chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sự hoạt động của tiêu hóa như chất xơ, chất đạm, các loại vitamin (như vitamin K, vitamin C, vitamin B9,…), khoáng chất thiết yếu cùng với nhiều hợp chất thực vật như carotenoid, kaempferol, indole-3-carbinolsulforaphane.

Chất xơ có nhiệm vụ làm sạch đường ruột, giảm chứng ợ nóng – ợ hơi và táo bón, nhờ đó cải thiện được tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Trong khi, các hợp chất thực vật, chất đạm, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, chống táo bón, nâng cao sức khỏe xương, thị lực, làm giảm cholesterol trong máu cũng như phòng ngừa được bệnh tim mạch.

Bông cải xanh
Bông cải xanh

Nghệ

Hàm lượng curcumin, bisdemethoxycurcumindemethoxycurcumin trong củ nghệ có đặc tính kháng viêm, làm giảm cảm giác buồn nôn và cơn đau ở bụng, nhờ đó có khả năng chống lại viêm loét dạ dày, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP và các dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Hơn nữa, các chất này kết hợp với một số thành phần khác trong củ nghệ có thể ức chế sự hình thành và phát triển bệnh ung thư, nhất là ung thư dạ dày và ung thư ruột kết.

Ngoài ra, củ nghệ cũng được đánh giá cao trong việc tăng cường sức đề kháng, kích thích cảm giác ngon miệng ngoài việc giảm bớt tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Nghệ
Nghệ

Bột yến mạch

Các dưỡng chất trong bột yến mạch có tác dụng cải thiện nồng độ axit dư thừa trong dạ dày, nhờ đó khắc phục được tình trạng trào ngược axit và giảm kích ứng niêm mạch.

Vì thế, việc dùng bột yến mạch có thể giúp bạn giảm bớt chứng ợ chua, ợ nóng, buồn nôn và tạo cảm giác ngon miệng hơn.

Đồng thời, thực phẩm này còn giúp bạn giảm được nồng độ cholesterol, cải thiện chức năng tiêu hóa, duy trì hoạt động trao đổi chất và phòng ngừa bệnh tiểu đường loại 2.

Bột yến mạch
Bột yến mạch

Các loại đậu

Chế độ ăn uống của người bị trào ngược dạ dày có thể bổ sung các loại đậu như đậu đỏ, đậu xanh, đậu nành,… và đậu đen. Vì đây là nguồn thực phẩm giàu chất xơ, amino axit, khoáng chất và vitamin có khả năng cải thiện sức khỏe đường ruột cũng như ổn định các hoạt động của hệ tiêu hóa.

Trong đó, chất xơ có thể trung hòa nồng độ axit trong dạ dày và phòng ngừa được bệnh táo bón, từ đó khắc phục tình trạng viêm và những dấu hiệu liên quan đến trào ngược dạ dày.

Các loại đậu
Các loại đậu

Cải bó xôi

Hàm lượng chất dinh dưỡng trong cải bó xôi rất đa dạng, những chất này đều có tác dụng cải thiện sức khỏe tổng thể, gồm cả sự hoạt động của ruột và dạ dày.

Đặc biệt, hợp chất glycoglycerolipid có khả năng chống viêm, bảo vệ màng nhầy trong dạ dày và giúp phòng ngừa bệnh loét dạ dày, cũng như cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày.

Cải bó xôi
Cải bó xôi

Bắp cải

Thành phần chất xơ, chất đạm, vitamin A, vitamin B9 và vitamin B3 trong bắp cải sẽ mang lại hiệu quả trong việc giảm bớt các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày như buồn nôn, khó tiêu, khó chịu ở thượng vị, ợ hơi và ợ nóng.

Không những thế, các hợp chất này có thể làm sạch đường ruột, ngăn ngừa và cải thiện táo bón cũng như hạn chế tình trạng viêm loét dạ dày.

Một điểm đáng lưu ý là bạn không nên nấu bắp cải quá lâu, vì một số hợp chất sẽ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, dẫn đến việc làm giảm hiệu quả nồng độ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Bắp cải
Bắp cải

Khoai lang

Khoai lang chứa lượng lớn chất xơ cùng với nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, đều giúp tăng cường quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn, hỗ trợ cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và nâng cao hệ thống miễn dịch.

Nổi bật nhất là chất xơ không hòa tan có thể cải thiện sức khỏe đường ruột, ngăn ngừa tình trạng dư thừa axit trong dạ dày và chống lại bệnh táo bón.

Trong khi, chất xơ hòa tan như pectin trong khoai lang thì có nhiệm vụ làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột, nhờ đó tạo cảm giác no lâu và góp phần làm giảm lượng đường trong máu.

Khoai lang
Khoai lang

Măng tây

Măng tây cũng nằm trong danh sách thực phẩm tốt cho sức khỏe của người bị trào ngược dạ dày, vì nồng độ pH trong loại rau này có thể trung hòa nồng độ axit trong dạ dày và nâng cao khả năng kiềm hóa.

Hơn nữa, chất xơ và một hợp chất hoạt động như insulin trong măng tây còn có tác dụng nhuận tràng, cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột và cải thiện những hoạt động của hệ tiêu hóa.

Măng tây
Măng tây

Gừng

Hoạt tính mạnh mẽ không thua gì nghệ, củ gừng cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Cụ thể, hợp chất sesquiterpenic trong gừng có khả năng chống viêm, kiểm soát được tình trạng tăng lượng axit trong dạ dày và hỗ trợ duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, một số hợp chất khác trong củ gừng có thể khắc phục được tình trạng đau bụng kinh, làm ấm bụng và cải thiện tình trạng viêm xương khớp.

Gừng
Gừng

Sữa chua

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, có thể giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột và cải thiện chức năng hoạt động của dạ dày. Chính vì thế, thói quen dùng sữa chua mỗi ngày có thể nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ bị viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP gây ra.

Có thể nói, việc dùng sữa chua đúng cách sẽ giúp tăng cường sức khỏe và mang lại lợi ích cho người bị trào ngược dạ dày để cải thiện một số dấu hiệu thường gặp phải ở bệnh này.

Sữa chua
Sữa chua

Thịt nạc

Các loại thịt nạc, dù là thịt heo, thịt bò hay thịt gà, thường chứa lượng nhỏ chất béo nhưng lại giàu đạm, đều là nguồn thực phẩm thân thiện trong thực đơn của người bị trào ngược dạ dày thực quản.

Cơ bản, thịt nạc sẽ không làm cho hệ tiêu hóa hoạt động quá tải, nhờ đó giảm thiểu tình trạng ợ nóng và gây khó tiêu cho người bệnh. Khi sử dụng, bạn nên sử dụng phương pháp hấp, luộc hoặc nướng, thay vì chiên rán nhiều dầu để sức khỏe của người bị trào ngược dạ dày không bị ảnh hưởng.

Thịt nạc
Thịt nạc

Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng là một trong những nguồn protein thân thiện cho bệnh nhân trào ngược dạ dày. Bộ phận này có vẻ tốt hơn so với việc dùng lòng đỏ trứng – vốn chứa nhiều chất béo làm cho các triệu chứng trào ngược dạ dày trở nên tệ hơn.

Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng

Các loại cá

Phần lớn, các loại cá đều là thực phẩm tốt cho sức khỏe con người, dù có bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay không. Việc tiêu thụ cá đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, như phòng ngừa bệnh tim mạch và kéo dài tuổi thọ.

Vì thịt cá chứa ít axit nhưng lại giàu các loại vitamin và khoáng chất cùng với lượng lớn chất đạm lành mạnh, nên sẽ cải thiện và nâng cao sức khỏe cho người bị trào ngược dạ dày.

Các loại cá
Các loại cá

Xem thêm

Như vậy, bạn đã biết được khi bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? Cách làm giảm trào ngược dạ dày từ thực phẩm như thế nào sau khi KHOEPLUS24H chia sẻ những thông tin phía trên rồi nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Dương Nhã
Dương Nhã
Xin chào, mình là Dương Nhã. Mình là một người đam mê khám phá và luôn muốn tìm hiểu về sức khỏe. Cùng mình khám phá những bí quyết để sống khỏe mạnh và năng động hơn nhé!

Bài viết liên quan