Tổng hợp các thực phẩm có tính kiềm tốt dễ bổ vào thực đơn hàng ngày

0
(0)

Chế độ dùng thực phẩm có tính kiềm giúp phòng ngừa được sự hình thành mảng bám trong thành mạch máu, ngăn ngừa sỏi thận,… và hỗ trợ xương chắc khỏe. Cùng chuyên mục Sức khỏe dinh dưỡng của KHOEPLUS24H tổng hợp các thực phẩm có tính kiềm tốt dễ bổ vào thực đơn hàng ngày ra sao trong bài viết này nhé!

Thực phẩm có tính kiềm là gì?

Thực phẩm có tính kiềm là các loại thực phẩm giúp cơ thể duy trì được nồng độ pH. Việc giữ độ pH (khoảng 7) trong cơ thể là điều rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn.

Độ axit và độ kiềm được xác định dựa theo thang điểm từ 0 – 14, trong đó bạn cố gắng giữ độ kiềm chất lỏng trong cơ thể ở mức 7 là tốt nhất.

Vì nếu độ axit cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm toan do mất cân bằng chất điện giải, từ đó gây ra nhiều vấn đề bất lợi cho sức khỏe như hình thành mảng bám trong mạch máu, thúc đẩy quá trình lão hóa, hình thành sỏi thận, thoái hóa mô – khối lượng xương hoặc mất dần chức năng của các cơ quan.

Thay vào đó, chế độ ăn uống các thực phẩm có tính kiềm sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất các hormone tăng trưởng, nhờ đó hình thành nhanh chóng các tế bào mới và giúp chúng ta phát triển khỏe mạnh cũng như cải thiện chức năng hệ miễn dịch.

Ngoài ra, chế độ ăn kiềm còn đảm bảo sự cân bằng về tỷ lệ khoáng chất để xây dựng xương, duy trì khối cơ bắp, số cân nặng và tăng cường hấp thụ các loại vitamin khác.

Thực phẩm có tính kiềm là gì?
Thực phẩm có tính kiềm là gì?

Thực phẩm chứa nhiều kiềm tốt cho cơ thể

Bạn nên sử dụng các loại thực phẩm có tính kiềm chiếm khoảng 70 – 80% trong khẩu phần ăn uống mỗi ngày để đảm bảo về mặt sức khỏe. Dưới đây là danh sách thực phẩm chứa nhiều kiềm mà bạn có thể tham khảo:

Thức uống từ rau xanh

Các loại đồ uống từ rau xanh thường có tính kiềm nhiều nên sẽ giúp cơ thể duy trì được độ kiềm tối ưu để sức khỏe hiện tại của bạn không bị ảnh hưởng.

Thực đơn các loại rau xanh mà bạn có thể thay đổi linh hoạt trong chế độ ăn uống là rau bina, cải xoăn, rau kinh giới, cần tây, bắp cải, cỏ lúa mạch, cỏ linh lăng,…

Thức uống từ rau xanh
Thức uống từ rau xanh

Quả bơ

Quả bơ chứa đến 20 loại vitamin và khoáng chất, cung cấp lượng lớn các khoáng chất đi vào cơ thể bạn. Đồng thời, những khoáng chất này cũng sẽ hỗ trợ quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo diễn ra trong cơ thể nhanh hơn.

Hàm lượng kali trong bơ rất cần thiết trong cấu trúc và sự phát triển của xương. Đặc biệt, chất béo lành lạnh và chất chống oxy hóa có trong bơ còn giúp cơ thể phòng ngừa được bệnh tim và ung thư mà nhiều nhà khoa học khuyến nghị nên dùng loại trái cây này.

Quả bơ
Quả bơ

Cải bó xôi

Nhờ chứa chất diệp lục màu xanh, cải bó xôi có đặc tính kiềm và là một trong những loại rau cần được bổ sung trong chế độ ăn uống giàu kiềm. Nó chứa ít calo nhưng lại giàu vitamin và khoáng chất.

Cụ thể, vitamin K hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi để duy trì mật độ xương và sức khỏe xương khớp. Trong khi, chất diệp lục và hợp chất carotene có đặc tính chống ung thư hiệu quả.

Ngoài ra, hàm lượng chất sắt trong cải bó xôi giúp tăng cường hình thành các tế bào (nhất là tế bào hệ hô hấp và tế bào não), từ đó hỗ quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu.

Ngoài ra, cải bó xôi còn chứa lượng lớn kali, có lợi trong việc điều hòa huyết áp và duy trì được độ pH ổn định. Magie phụ trách quá trình chuyển hóa năng lượng, duy trì nhịp tim, hoạt động cơ – thần kinh và thúc đẩy hệ thống miễn dịch.

Cải bó xôi
Cải bó xôi

Bông cải xanh

Bông cải xanh là một trong những loại rau siêu dưỡng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chẳng hạn, thành phần vitamin A và vitamin K hỗ trợ sự chuyển hóa vitamin D trong cơ thể.

Hợp chất kaempferol trong bông cải xanh có tác dụng chống viêm, giảm sự tác động của các chất gây dị ứng. Vitamin B9 rất cần thiết trong việc sản xuất và duy trì các tế bào mới, đồng thời có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư thường gặp như ruột kết, dạ dày, cổ tử cung và ung thư vú.

Kali cũng là chất điện giải, hỗ trợ tăng cường hoạt động các dây thần kinh, co bóp tim và duy trì độ kiềm chất lỏng trong cơ thể.

Bông cải xanh
Bông cải xanh

Cà tím

Cà tím được xem là nguồn cung cấp vitamin B1, vitamin B3, vitamin B6, canxi, kali và sắt cho cơ thể. Đặc biệt, lớp vỏ của cà tím chứa nhiều hợp chất thực vật, chất chống oxy hóa, magie và kali, có tác dụng cải thiện lưu thông máu và góp phần nuôi dưỡng não bộ.

Thành phần bioflavonoid trong cà tím có khả năng làm giảm căng thẳng và điều hòa huyết áp, trong khi vitamin K tăng cường sự hoạt động các mao mạch để ức chế sự hình thành cục máu đông.

Người ta còn phát hiện chất chống oxy hóa nasunin trong cà tím có thể bảo vệ các lipid trong màng tế bào não khỏi sự gây hại của các gốc tự do, làm giảm nồng độ cholesterol và cải thiện tình trạng lưu lượng máu lên não.

Cà tím
Cà tím

Ớt chuông

Ớt chuông có hàm lượng calo thấp nhưng rất giàu vitamin C – đây là vitamin có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cơ thể hấp thụ sắt và tăng cường khả năng miễn dịch.

Ngoài ra, vitamin A trong ớt chuông có thể cải thiện thị lực, trong khi vitamin B6 và vitamin B9 thúc đẩy quá trình hình thành các tế bào hồng cầu để giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu.

Hơn nữa, loại ớt này còn trở thành nguồn cung cấp đa dạng các khoáng chất thiết yếu như kẽm, đồng, sắt, magie và kali cùng với lượng lớn chất chống oxy hóa (như carotenoid, flavonoid, phytochemical,…).

Đặc biệt, ớt chuông được cấu tạo chủ yếu từ carbs và nước, trong đó thành phần đường ở dạng glucosefructose giữa vai trò quan trọng trong việc duy trì độ kiềm bên trong cơ thể.

Ớt chuông
Ớt chuông

Hành tây

Hành tây chứa lượng lớn chất chống oxy hóa như quercetin và flavonoid có tác dụng giảm viêm, giảm huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm bớt nguy cơ ung thư. Chất xơ trong quả hành tây có thể hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là loại chất xơ hòa tan oligofructose có khả năng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Một số khoáng chất bên trong hành tây có thể điều chỉnh hàm lượng đường trong máu bằng cách kích hoạt quá trình sản xuất insulin.

Nhiều hợp chất lưu huỳnh cũng được tìm thấy trong hành tây, chúng có xu hướng dễ bay hơi ở nhiệt độ nóng và thường chứa allyl propyl disulfide hoạt động giống như insulin giúp duy trì được đường huyết trong cơ thể.

Hành tây
Hành tây

Trái cây sấy

Trái cây sấy có tính kiềm cao gấp nhiều lần so với trái cây tươi, vì các ion tích điện dương bên trong nhóm thực phẩm này được cô đặc lại.

Không chỉ hàm lượng calo cao mà người ta còn tìm thấy lượng lớn chất xơ bên trong trái cây sấy, giúp cho cơ thể có cảm giác no lâu và bổ sung năng lượng dồi dào để hoạt động.

Ví dụ, và táo khô chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể loại bỏ những tác nhân gây ung thư. Hàm lượng kali giúp duy trì huyết áp ổn định, trong khi chất sắt phòng ngừa bệnh thiếu máu.

Nhìn chung, trái cây sấy chứa lượng lớn chất xơ và calo cùng với một số chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này cũng chứa lượng lớn đường, có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của những người mắc bệnh tiểu đường, gây tăng cân và một số bệnh lý khác.

Trái cây sấy
Trái cây sấy

Dưa chuột

Dưa chuột có khoảng 95% là nước – giữ vai trò quan trọng trong quá trình hydrat hóa và có thể giúp loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Lớp vỏ và hạt dưa chuột rất giàu beta carotene, chất này chuyển hóa thành vitamin A khi được hấp thụ vào cơ thể.

Ngoài ra, dưa chuột còn chứa lượng nhỏ vitamin C, vitamin A, vitamin K, kali và magie mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như khả năng ức chế quá trình lão hóa, chống nhăn nên rất được ưa chuộng trong lĩnh vực làm đẹp và các chế độ ăn kiêng giữ dáng. Trong khi, mangan có đặc tính chống viêm hiệu quả.

Dưa chuột
Dưa chuột

Hạnh nhân

Hạnh nhân là một trong những loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao trong chế độ ăn uống nhờ chứa nhiều chất đạm, chất béo lành mạnh, chất chống oxy hóa cùng với các loại vitamin và khoáng chất.

Trong đó, chất chống oxy hóa còn tập trung nhiều ở lớp màng mỏng (có màu nâu) của hạt hạnh nhân, khi kết hợp với vitamin E trong thịt quả có tác dụng chống lại sự tổn thương thành động mạch.

Hạnh nhân cũng chứa lượng lớn magie, có vai trò trong việc kiểm soát đường huyết và huyết áp. Hơn nữa, hàm lượng calo trong loại hạt này còn làm giảm nồng độ cholesterol LDL xấu. Thói quen sử dụng hạnh nhân giúp cho cơ thể bổ sung nhiều vitamin B3, canxi, sắt, selen, kẽm và phốt pho.

Có thể nói, hạnh nhân được xem là nguồn thực phẩm giàu chất kiềm tuyệt vời và có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch hiệu quả cho cơ thể.

Hạnh nhân
Hạnh nhân

XEM THÊM:

Như vậy, Khoeplus24h đã tổng hợp xong các thực phẩm có tính kiềm tốt dễ bổ vào thực đơn hàng ngày mà bạn có thể tham khảo để duy trì được sức khỏe rồi nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Dương Nhã
Dương Nhã
Xin chào, mình là Dương Nhã. Mình là một người đam mê khám phá và luôn muốn tìm hiểu về sức khỏe. Cùng mình khám phá những bí quyết để sống khỏe mạnh và năng động hơn nhé!

Bài viết liên quan