Dưa chuột không chỉ là loại rau củ ngon với nhiều món ăn được chế biến quen thuộc, mà còn được sử dụng trong mục đích làm đẹp khi đắp trực tiếp lên da hoặc dùng làm nước ép để uống. Cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu 20 tác dụng của dưa chuột – dưa leo và cách sơ chế dưa để không bị đắng khi chế biến ra sao nhé!
Nguồn gốc, đặc điểm và các loại dưa chuột
Nguồn gốc
Dưa chuột, tên khoa học là Cucumis sativus, thuộc họ Bầu bí, là loại rau củ được trồng từ rất lâu và có nguồn gốc từ khu vực Nam Á.
Hiện nay, dưa chuột được trồng phổ biến trên toàn thế giới, trong đó những nước có năng suất trồng dưa chuột lớn nhất là Trung Quốc, Hà Lan, Ai Cập, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đặc điểm
Dưa chuột, còn gọi là dưa leo, có thân cây leo bám rễ dưới đất, mọc và phát triển trên giàn (hoặc các khung đỡ). Quả dưa chuột hình trụ, thuôn dài với hai đầu thuôn nhọn, có chiều dài đến 62cm và đường kính tầm khoảng 10cm.
Vì chứa đến 95% là nước nên dưa chuột được xem là một loại quả mọng nhưng sở hữu lớp vỏ cứng (hoặc mỏng tùy theo giống) và không xuất hiện các đường phân chia bên trong quả. Nhìn chung, kết cấu giống với quả bí đao nên dưa chuột được xem là loại rau củ nhiều hơn là rau quả.
Các loại dưa chuột phổ biến
Dưa chuột cũng có nhiều giống khác nhau và bạn có thể bắt gặp một số loại dưa chuột phổ biến trên thị trường như: dưa chuột rắn (dưa chuột Armenia), dưa chuột kiếm (dưa chuột Nhật Bản), dưa chuột Kirby, dưa chuột chanh, dưa chuột Ba Tư, dưa chuột bao tử (dưa chuột baby), dưa chuột nếp ta, dưa chuột Thái F1, dưa chuột trắng, dưa chuột chùm gai, dưa chuột mèo, dưa chuột chùm trơn, dưa chuột Shiraz,…
Thành phần dinh dưỡng trong dưa chuột
Dưa chuột có hàm lượng calo thấp, khoảng 45 calo cùng với một số chất dinh dưỡng nổi bật bên trong mỗi quả dưa chuột sống (nặng 300gr) như sau:
- Carbohydrate: 11gr
- Chất đạm: 2gr
- Chất xơ: 2gr
- Vitamin K: 62% RDI
- Vitamin C: 14% RDI
- Kali: 13% RDI
- Magie: 10% RDI
- Mangan: 12% RDI
Trong đó, các nhà khoa học khuyến nghị rằng: chúng ta nên ăn luôn cả vỏ dưa chuột vì hàm lượng chất xơ cùng với một số khoáng chất và vitamin cũng tập trung ở bộ phận này.
Tác dụng của dưa chuột
Dưới đây là một số tác dụng nổi bật mà quả dưa chuột mang lại cho sức khỏe nếu như bạn sử dụng khẩu phần hợp lý trong chế độ ăn uống:
Chứa chất chống oxy hóa
Dưa chuột rất giàu chất chống oxy hóa như tannin và flavonoid, có khả năng ức chế sự hoạt động của các gốc tự do gây hại, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh mãn tính thường gặp như bệnh tim, bệnh phổi, bệnh tự miễn dịch và ung thư.
Thúc đẩy quá trình hydrat hóa
Lượng nước trong dưa chuột chiếm khoảng 96%, điều này có thể làm tăng quá trình hydrat hóa cũng như ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác bên trong cơ thể. Đặc biệt, quá trình này cũng tác động đến sự trao đổi chất, điều hòa nhiệt độ, vận chuyển các chất dinh dưỡng và chất thải.
Hỗ trợ quá trình giảm cân
Chứa lượng calo thấp nhưng lại giàu chất xơ và nước nên dưa chuột được sử dụng phổ biến trong chế độ ăn uống của những người giảm cân.
Theo kết quả phân tích chỉ ra: việc ăn thực phẩm chứa nhiều nước và hàm lượng calo thấp như dưa chuột, có liên quan đến việc giảm trọng lượng cơ thể đáng kể.
Cải thiện lượng đường trong máu
Một số nghiên cứu được thực hiện trong ống nghiệm và trên động vật đã chứng minh: dưa chuột có thể làm giảm hàm lượng đường trong máu, từ đó ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Không những thế, người ta còn phát hiện chiết xuất từ vỏ dưa chuột cũng có lợi cho sức khỏe người bị tiểu đường. Thậm chí, trong một số nghiên cứu khác chỉ ra thêm: dưa chuột có tác dụng giảm stress oxy hóa và ức chế sự xuất hiện các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Hỗ trợ nhu động ruột hoạt động
Thói quen ăn dưa chuột sẽ thúc đẩy quá trình hydrat hóa kết hợp với việc uống đầy đủ nước sẽ cải thiện được độ đặc của phân và ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Ngoài ra, hàm lượng chất xơ trong dưa chuột còn hỗ trợ nhu động ruột hoạt động. Trong đó, loại chất xơ hòa tan pectin có thể giúp tăng tần suất chuyển động của ruột và thúc đẩy số lượng lợi khuẩn bên trong đường ruột, nhờ đó hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Bổ sung dễ dàng vào chế độ ăn uống
Hương vị thanh mát và giòn, bạn có thể chế biến dưa chuột thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như ngâm chua, làm gỏi salad, nước ép hoặc ăn trực tiếp cùng với món chiên và món nướng.
Có thể hỗ trợ sức khỏe của xương
Dưa chuột chứa vitamin K, vitamin D và canxi đều có lợi cho sức khỏe xương khớp. Cụ thể, vitamin K cần thiết cho quá trình đông máu và kết hợp với canxi để tăng cường sự hấp thụ của khoáng chất này vào cơ thể, từ đó giúp xương chắc khỏe.
Có thể giúp ngăn ngừa ung thư
Thuộc họ Bầu bí, dưa chuột có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, trong đó vị đắng của quả dưa này gọi là cucurbitacin. Hợp chất cucurbitacin đã được chứng minh là có khả năng ức chế tế bào ung thư phát triển, từ đó ngăn ngừa được bệnh ung thư.
Thành phần fisetin cũng được tìm thấy trong dưa chuột, đây là hợp chất flavonoid có đặc tính chống ung thư. Hoặc lượng chất xơ trong loại rau củ này cũng có tác dụng chống lại ung thư đại trực tràng.
Góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch
Với thành phần chất xơ và kali, dưa chuột có thể cải thiện sức khỏe tim mạch đáng kể. Cụ thể, chất xơ làm tăng cảm giác no và giảm nồng độ cholesterol, trong khi kali có tác dụng làm giảm huyết áp.
Hàm lượng vitamin B9 trong loại rau củ này có thể góp phần giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ.
Có thể chống viêm
Dưa chuột có đặc tính chống viêm, nhờ đó cải thiện và khắc phục các tình trạng viêm gây ra một số bệnh lý phổ biến như tiểu đường, tự miễn dịch, tim mạch, phiền muộn và ung thư.
Có thể dùng để chăm sóc da
Một số dưỡng chất trong dưa chuột có thể tận dụng để chăm sóc da bằng cách đắp dưa leo trực tiếp lên da hoặc xay dưa leo cùng với một loại toner tự nhiên.
Những cách làm này sẽ giúp da trở nên tươi mát, se khít lỗ chân lông, cải thiện da khô, giảm mụn đầu đen, giảm sưng tấy và kích ứng như cải thiện vết cháy nắng chẳng hạn.
Phòng ngừa viêm túi thừa
Các nghiên cứu đã chứng minh: chất xơ từ trái cây và rau quả như dưa chuột có hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh viêm túi thừa bùng phát.
Hỗ trợ sức khỏe não bộ và trí nhớ
Hợp chất flavonoid fisetin trong dưa chuột đã khiến các nhà khoa học quan tâm về đặc tính bảo vệ các tế bào thần kinh và cải thiện trí nhớ cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Đây là kết quả đánh giá được công bố trên tạp chí Antioxidants & Redox Signaling vào năm 2013.
Giảm hôi miệng và làm sạch miệng
Nếu bạn ngậm một lát dưa chuột trong miệng khoảng 30 giây, thì có thể sẽ giảm thiểu tình trạng hôi miệng nhờ phytochemicals.
Không những thế, người ta còn phát hiện nước ép dưa chuột còn giúp làm se những ổ viêm trong khoang miệng, tác dụng như kẹo cao su tự nhiên, từ đó giữ cho miệng luôn sạch sẽ.
Giảm bớt chứng khó chịu khi say rượu
Việc say rượu sẽ khiến cho cơ thể cảm giác khó chịu và bị đau đầu. Vì thế, sau khi uống rượu bia thì bạn hãy ăn thử vài lát dưa chuột để cải thiện những triệu chứng này, nhờ dưa chuột chứa các loại vitamin nhóm B, chất điện giải và nhiều dưỡng chất khác.
Có thể làm dịu cơn đau cơ khớp
Với các loại khoáng chất và vitamin, dưa chuột có thể giúp cho xương khớp trở nên chắc khỏe và vận hành tốt hơn.
Tốt cho thận
Thói quen sử dụng dưa chuột thường xuyên và đúng cách sẽ làm giảm lượng axit uric bên trong thận, từ đó giúp cho cơ quan này hoạt động hiệu quả và giảm thiểu các vấn đề về thận.
Giúp thải độc tố
Nhờ chứa nhiều nước và chất xơ, dưa chuột là loại thực phẩm có thể giúp bạn đào thải độc tố qua con đường tiểu tiện và đại tiện.
Tăng khả năng miễn dịch
Thành phần chất dinh dưỡng trong dưa chuột rất đa dạng, nhất là vitamin A, vitamin C và vitamin B đều góp phần nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch cũng như cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động mỗi ngày.
Giảm cholesterol
Hợp chất sterol trong dưa chuột có khả năng làm giảm cholesterol LDL xấu, nhờ đó giúp bạn phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng liên quan đến tim mạch.
Tác hại khi ăn dưa chuột quá nhiều
Việc sử dụng dưa chuột không đúng cách hoặc ăn quá nhiều, có thể khiến cho cơ thể bạn gặp phải một số tác hại như sau:
Khiến cơ thể mất nước
Hạt dưa chuột có chứa cucurbitin và thành phần dầu béo trong loại rau củ này có đặc tính lợi tiểu nhẹ. Đồng thời, dưa chuột có tính hàn, nghĩa là nếu bạn ăn quá nhiều thì sẽ khiến cho cơ thể đi tiểu nhiều.
Điều này làm cơ thể bị mất nước và chất điện giải, từ đó gây mất cân bằng hai thành phần này bên trong cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung.
Vị đắng của dưa chuột có thể gây độc tố
Thành phần độc tố triterpenoids tetracyclic và cucurbitacins trong dưa chuột là yếu tố khiến cho chúng có vị đắng khi bạn ăn phải. Theo một số nghiên cứu chỉ ra: những hợp chất này có thể gây sức khỏe nghiêm trọng cho bạn.
Gây tổn hại đến sức khỏe
Lõi dưa chuột giàu vitamin C nhưng nếu bạn tiêu thụ quá nhiều phần lõi này thì sẽ khiến cho cơ thể hấp thụ lượng lớn vitamin C mỗi ngày.
Lúc này, vitamin C sẽ chuyển hóa thành chất pro-oxy hóa, thúc đẩy quá trình phát triển của những gốc tự do gây tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh, từ đó xuất hiện nhiều bệnh lý hơn.
Có thể gây dị ứng
Nếu bị dị ứng với cỏ phấn hương, thì bạn cũng rất có thể dị ứng với dưa chuột sau khi ăn. Một trong những dấu hiệu dị ứng này là hội chứng dị ứng miệng (OAS) như sưng lưỡi, sưng cổ họng, nổi mề đay, chóng mặt, khó thở và tức ngực.
Tăng nguy cơ lão hóa sớm
Việc tiêu thụ vitamin C quá mức từ dưa chuột có thể gây ra tác dụng ngược, đó là thúc đẩy quá trình lão hóa sớm diễn ra nhờ tác động đến số lượng gốc tự do xuất hiện bên trong cơ thể.
Có thể gây nhức đầu và khó thở
Hàm lượng kali cao trong dưa chuột có thể khiến cho bạn gặp phải tình trạng đau bụng và đầy hơi. Thậm chí, nếu cơ thể chứa quá nhiều kali thì sẽ khiến cho thận bị giảm chức năng hoạt động đáng kể.
Chưa hết, lượng nước trong cơ thể nhiều (do ăn dưa leo với số lượng lớn) sẽ vô tình gây ra sức ép lên các mạch máu và tim. Nếu vẫn tiếp tục duy trì tình trạng này, thì còn làm cho cơ thể bị mất cân bằng điện giải, gây ra hiện tượng khó thở và nhức đầu.
Có thể tăng các triệu chứng các bệnh về hô hấp
Do có đặc tính mát, dưa chuột không nên sử dụng trong chế độ ăn uống ở những người bị viêm xoang hoặc đang có vấn đề liên quan đến hô hấp, vì sẽ khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Dư thừa kali
Lớp vỏ dưa chuột chứa nhiều khoáng chất (magie, silica, kali) và chất xơ. Trong đó, nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều kali thì sẽ khiến cho hoạt động chức năng của thận bị suy giảm dần. Thậm chí, điều này có thể gây ra một số vấn đề liên quan đến đường ruột như đau bụng và đầy hơi.
Có thể gây đầy hơi và phù
Thành phần cucurbitacin trong dưa chuột rất khó được cơ thể tiêu hóa, gây hiện tượng khí tích tụ bên trong, nhất là những người có vấn đề liên quan đến đường ruột.
Nói một cách khác, nếu xảy ra tình trạng khó tiêu khi ăn dưa chuột, thì có thể sẽ xuất hiện dấu hiệu phù nề và bị đầy hơi.
Có thể gây khó chịu cho phụ nữ đang mang thai
Việc ăn quá nhiều dưa chuột có thể khiến cho phụ nữ đang mang thai gặp phải nhiều vấn đề khó chịu như khó tiêu, đầy hơi và đau bụng, làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Có thể gây tương tác với thuốc đặc trị
Nếu bạn đang sử dụng thuốc đặc trị như thuốc làm loãng máu và tiêu thụ quá nhiều dưa chuột, thì có thể làm mất cân bằng hàm lượng vitamin K trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến quá trình đông máu cũng như giảm hiệu quả của thuốc điều trị.
Cách sơ chế dưa leo không bị đắng
Không ít trường hợp, bạn cảm nhận được vị đắng khi ăn dưa chuột (dưa leo). Lúc này, bạn có thể áp dụng 1 trong 2 cách như sau:
Cách 1
Đầu tiên, cắt bỏ 2 đầu của quả dưa chuột. Tiếp đó, bạn chà xát mạnh 2 phần đầu đã cắt theo hình tròn ngay trên quả cho đến khi xuất hiện lớp bọt trắng sữa. Cuối cùng, bạn rửa đi phần bọt trắng sữa đó để giảm bớt vị đắng trong dưa chuột.
Cách 2
Trước tiên, cắt dưa chuột theo chiều dọc quả thành làm 2. Sau đó, rắc muối I ốt lên bề mặt nửa quả, rồi chà xát chúng với nhau cho đến khi bọt trắng sữa xuất hiện. Cuối cùng, bạn đem rửa dưa chuột dưới nước là xong!
Xem thêm:
- Tổng hợp những loại trái cây (hoa quả) tốt cho bà bầu
- Tổng hợp những loại trái cây ít đường giảm cân và cho người tiểu đường
- 10 tác dụng tuyệt vời của quả cóc cho sức khoẻ
Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp bạn hiểu rõ 20 tác dụng của dưa chuột – dưa leo cùng với cách sơ chế để dưa chuột không bị đắng trước khi sử dụng.