Tỏi tây hay còn gọi là hành boa rô được sử dụng nhiều trong món chay để tăng thêm hương vị cho món ăn. Nhưng bạn đã hiểu rõ về loại nguyên liệu này chưa? Hãy để Khoeplus24h giúp bạn hiểu hơn về tỏi tây là gì và các tác dụng của tỏi tây đối với sức khỏe như thế nào qua chuyên mục Sức khoẻ dinh dưỡng nhé!
Tỏi tây – hành boa rô là gì?
Đặc điểm của tỏi tây
Tỏi tây – hành boa rô, thuộc họ carotenoid cùng họ với hành lá, hẹ và tỏi. Tên tiếng Anh gọi tỏi tây là leek, nó có thể mọc hoang dã và được trồng ngày nay.
Thay vì mọc thành củ như hành tây thì tỏi tây tạo hình trụ dài, gồm những bẹ lá xếp với nhau mà nhiều người nhầm lẫn là thân cây, nó thuộc cây thân thảo lá dẹp.
Theo các bằng chứng khảo cổ trong các lăng mộ Ai Cập, người ta thấy tỏi tây đã được người dân Ai Cập cổ đại sử dụng để làm thức ăn từ thiên niên kỷ thứ 2 TCN.
Cách sử dụng tỏi tây trong ẩm thực
Tuy chúng có hình dạng khổng lồ nhưng lại sở hữu vị hơi ngọt và hương thơm nhẹ. Ở trạng thái tự nhiên, bạn sẽ thấy tỏi tây có độ giòn và chắc chắn.
Thông thường, người ta sử dụng phần gốc màu trắng và phần có màu xanh lục nhạt, trong khi phần màu xanh lục đậm thì không được sử dụng vì có kết cấu dai khó ăn.
Tỏi tây – hành boa rô có thể ăn sống, áp chảo, chiên giòn, thêm vào món ăn để tăng hương vị hoặc làm nhiều món ăn hấp dẫn như súp tỏi tây, súp gà tây,… Khi chín, tỏi tây trở nên mềm và có vị ngọt nhẹ đặc trưng.
Tác dụng của tỏi tây
Tỏi tây không chỉ giúp tăng thêm hương vị đậm đà cho món ăn, mà còn mang lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe như:
Ít calo, chứa nhiều chất dinh dưỡng
Tuy có hàm lượng calo thấp (khoảng 31 calo trong 100gr) nhưng tỏi tây lại chứa nhiều chất dinh dưỡng như carotenoid, vitamin C, vitamin K và mangan cùng với một lượng chất nhỏ như vitamin B6, B9, đồng và chất xơ đều có vai trò cụ thể riêng về mặt sức khỏe:
- Carotenoid: có khả năng chuyển hóa thành vitamin A tác động đến sức khỏe thị lực, chức năng của hệ miễn dịch và sinh sản tế bào.
- Vitamin A: cần thiết cho quá trình đông máu và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
- Vitamin C: giữ nhiều vai trò như tăng cường hệ miễn dịch, tái tạo mô, hỗ trợ hấp thụ chất sắt và thúc đẩy quá trình sản xuất collagen.
- Mangan: giúp giảm bớt các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và tăng cường sức khỏe của hệ hoạt động tuyến giáp.
Giàu chất chống oxy hoá và hợp chất lưu huỳnh
Chất chống oxy hóa và hợp chất lưu huỳnh cũng chứa dồi dào trong tỏi tây. Cụ thể, chất chống oxy hóa kaempferol có tác dụng phòng ngừa bệnh tim và một số bệnh ung thư nhờ giảm thiểu sự tổn thương của tế bào do gốc tự do gây ra cũng như tiêu diệt các tác nhân gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra, chất allicin cùng với một loại hợp chất lưu huỳnh trong tỏi tây có đặc tính kháng khuẩn, giảm được nồng độ cholesterol trong cơ thể và những tiềm ẩn khác gây ra bệnh ung thư. Không những thế, hai hợp chất lưu huỳnh khác như thiosulfinat và cepaenes còn đóng vai trò trong quá trình đông máu, đồng thời cũng góp phần chống lại một số bệnh ung thư.
Giảm viêm nhiễm và cải thiện sức khoẻ tim mạch
Nhờ chứa nhiều hợp chất thực vật, tỏi tây – hành boa rô có tác dụng giảm viêm, nồng độ cholesterol, huyết áp và sự hình thành cục máu đông ngoài ý muốn, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Ví dụ, kaempferol có đặc tính chống viêm nên giảm được nguy cơ bị đau tim hoặc tử vong do bệnh tim gây ra. Trong khi, hợp chất lưu huỳnh allicin và thiosulfinat mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch như giảm được nồng độ cholesterol và huyết áp.
Hỗ trợ giảm cân
Với lượng nước và chất xơ, tỏi tây mang lại cảm giác no lâu cho người ăn, nhờ đó hỗ trợ tốt cho việc giảm cân được hiệu quả. Khi nấu chín, mỗi 100gr tỏi tây thì chứa khoảng 31 calo nên dường như chiếm lượng calo tổng thế rất ít trong khẩu phần ăn.
Hơn nữa, hàm lượng chất xơ hòa tan có xu hướng tạo thành gel trong ruột nên khiến bạn tránh được cảm giác thèm ăn cũng như hạn chế tiêu thụ thêm thực phẩm, có lợi cho việc giảm cân.
Hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh ung thư
Tỏi tây được xem là thực phẩm có thể chống lại một số bệnh ung thư nhờ chứa chất chống oxy hóa và nhiều loại hợp chất thực vật.
Cụ thể, kaempferol giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh mãn tính bằng cách giảm viêm và hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư cũng như ngăn chặn các tế bào ung thư lây lan. Allicin là một hợp chất lưu huỳnh cũng có tác dụng chống ung thư tương tự.
Có thể nói, việc bổ sung tỏi tây trong chế độ ăn uống sẽ giúp bạn phòng chống được một số ung thư như ung thư dạ dày và đại trực tràng thường gặp.
Cải thiện tiêu hoá
Tỏi tây chứa lượng chất xơ hòa tan dồi dào, gồm cả prebiotics, trở thành nguồn thức ăn cho những vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
Quá trình hoạt động của chúng sẽ sản sinh ra các axit béo chuỗi ngắn (SCFAs) như propionate, axetat và butyrate, có tác dụng giảm viêm và tăng cường sức khỏe cho đường ruột.
Nói một cách khác, chế độ ăn giàu prebiotics, gồm cả tỏi tây có thể hỗ trợ tốt cho cơ thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, nhờ đó góp phần tăng cường sức khỏe tổng thể.
Kiểm soát lượng đường máu
Một số hợp chất lưu huỳnh trong tỏi tây đã được chứng minh có khả năng làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả mà bạn có thể bổ sung trong chế độ ăn uống.
Cải thiện chức năng của não bộ
Ngoài giúp kiểm soát đường huyết, hợp chất lưu huỳnh cũng góp phần bảo vệ não tránh khỏi sự suy giảm tinh thần do tuổi tác và bệnh tật gây ra.
Chống lại vi sinh vật
Kaempferol thuộc nhóm hợp chất flavonoid, không chỉ được tìm thấy nhiều trong tỏi tây mà còn chứa trong các thực phẩm mà bạn sử dụng hằng ngày như bông cải xanh, bắp cải, trà, cải xoăn, cà chua, dâu tây và đậu. Đây là hợp chất có khả năng chống lại sự nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm men và vi rút gây ra hại cho cơ thể.
XEM THÊM:
- Romanesco broccoli – Súp lơ san hô có tác dụng gì? Chọn mua và cách nấu
- Hạt hickory là gì? Tác dụng của hạt hickory và cách sử dụng
- Nấm keo là gì? Nấm keo có tác dụng gì? Cách phân biệt nấm keo và nấm tràm
Với những chia sẻ phía trên, hy vọng bạn đã hiểu thêm về tỏi tây – hành boa rô (hành baro) là gì và các tác dụng của tỏi tây đối với sức khỏe ra sao? Chúc bạn có thêm sức khỏe tốt với những món ăn ngon.