Đi bộ không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, điều hoà hệ tuần hoàn mà còn giúp tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, liệu bạn có biết tốc độ đi bộ trung bình của mình là bao nhiêu và có tốt cho sức khỏe hay không?
Tốc độ đi bộ trung bình của con người là bao nhiêu?
Khác với chạy bộ, đi bộ không dùng nhiều năng lượng hay chỉ tiếp đất bằng một chân khi di chuyển, vận động. Đi bộ là trạng thái cơ thể di chuyển nhẹ nhàng, một hoặc cả hai chân tiếp đất tuỳ vào tốc độ và mất ít sức hơn.
Tốc độ đi bộ trung bình là tốc độ đi bộ của một người ở trạng thái bình thường trên một đơn vị thời gian. Tốc độ đi bộ trung bình sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ, địa hình,…và khi ở trạng thái tự nhiên nhất, có thể là vừa đi vừa nói chuyện phiếm, hơi thở bình thường.
Trung bình, tốc độ đi bộ của một người là 3km/h đến 5km/h (khoảng 0,81-1,4m/s). Trong khi đó, đối với trẻ con thì tốc độ đi bộ trung bình rơi vào khoảng 3,75km/h, còn đối với người lớn thì tốc độ đi bộ trung bình khoảng từ 5.32km/h đến 5,42km/h. Dưới đây là bảng thống kê tốc độ đi bộ trung bình theo độ tuổi.
Tốc độ đi bộ trung bình là bao nhiêu thì tốt cho sức khỏe?
Tốc độ trung bình của một người lớn hay bé phụ thuộc phần lớn vào khả năng chuyển động của bàn chân. Nếu tốc độ đi bộ trung bình của bạn lớn, khả năng di chuyển của bàn chân nhanh hơn, hơi thở gấp gáp hơn, hai tay có độ vung mạnh và nhanh hơn.
Thông thường, tốc độ đi bộ của nam giới sẽ nhanh hơn nữ giới và cao nhất ở độ tuổi 20 đến 29 tuổi và giảm dần ở những giai đoạn sau. Tốc độ đi bộ trung bình của nam giới là 4,9km/h và của nữ giới là 4,65km/h – 4,72km/h. Tốc độ nhanh thì sẽ là 4,8km/h đến 7,2km/h, tương đương với quãng đường 1,6km trong 15-20 phút.
Nếu tốc độ đi bộ trung bình của bạn không chênh lệch quá nhiều đối với bảng thống kê dưới đây thì đó là tốc độ đi bộ bình thường, không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sự chênh lệch quá lớn, bạn có thể điều chỉnh và cải thiện hàng ngày để không ảnh hưởng tới nhịp thở, cơ đùi và các yếu tố khác.
Đồng thời, nếu bạn đi bộ trên máy chạy bộ, hãy duy trì ở một tốc độ nhất định, đảm bảo có thể cân bằng giữa luyện tập trên máy, đi bộ hàng ngày và các sinh hoạt khác. Những bạn mới tập luyện thì không nên quá cố đi nhanh vì sẽ không tốt cho cơ bắp và hệ tuần hoàn máu.
Lưu ý khi đi bộ đúng cách, hiệu quả
Đi bộ vẫn luôn được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn để tập luyện hàng ngày. Tuy nhiên, liệu bạn có biết cách đi bộ đúng cách và hiệu quả. Cùng mình điểm qua những lưu ý khi đi bộ để không ảnh hưởng tới kết quả tập luyện và sức khỏe bản thân nhé.
Lựa chọn trang phục phù hợp
Trang phục tập luyện đóng vai trò rất quan trọng đối với người tập thể dục dù ở bất kỳ bộ môn nào, trong đó có cả đi bộ bởi nó quyết định xem buổi tập luyện có hiệu quả hay không.
Đối với bộ môn đi bộ, người tập có thể lựa chọn những bộ trang phục thoải mái, thoáng mát như quần thể thao, áo thể thao hay đồ bộ co giãn…. Đi kèm với đó phải kể đến độ co giãn, gọn gàng và thấm hút mồ hôi tốt. Có như vậy, cơ thể bạn mới được tỏa nhiệt và cân bằng nhiệt độ khi đi bộ đường dài. Bạn có thể đem theo một chiếc khăn để thấm mồ hôi khi đi bộ.
Lựa chọn giày đi bộ phù hợp
Đôi giày chạy bộ cũng góp phần quan trọng trong quá trình đi bộ. Bạn không thể đi bộ với đôi chân trần hay đôi dép thường ngày vì rất dễ gây nên các chấn thương do sự ma sát của dép hoặc do đá, sỏi trên mặt đường.
Hãy lựa chọn và mua cho mình một đôi giày thể thao đế không quá cao, êm chân, vừa vặn để mang theo khi đi bộ hàng ngày. Đôi giày sẽ vừa bảo vệ bàn chân của bạn, vừa giúp đẩy gót chân trong quá trình tập luyện, giúp việc đi bộ của bạn thuận lợi hơn.
Lựa chọn thời gian thích hợp để đi bộ
Thời điểm phù hợp nhất để đi bộ là sáng sớm từ khoảng thời gian 4 giờ rưỡi sáng đến 7 giờ sáng và buổi chiều từ 17h30 trở đi. Những lúc này, không khí sẽ rất trong lành và yên tĩnh. Không có quá nhiều tiếng ồn của xe cộ hay máy móc.
Đồng thời, đi bộ vào sáng sớm hoặc xế chiều, ánh mặt trời cũng nhẹ nhàng hơn, hạn chế các tia tử ngoại, tia cực tím, tia UV,… mà còn giúp hấp thụ các loại vitamin A, vitamin, vitamin E,… cho cơ thể.
Chọn địa điểm đi bộ an toàn, phù hợp
Địa điểm cũng là một yếu tố bạn cần lưu ý khi đi bộ hàng ngày. Địa điểm thích hợp nhất là những công viên, bờ hồ vì đây là những địa điểm có nhiều cây cối, không khí trong lành, ít xe cộ đi lại, không gian rất thiên nhiên và yên bình.
Đi bộ ở một không gian như vậy, tinh thần của bạn cũng tự nhiên trở nên tốt hơn, hơi thở đều đặn và dễ chịu hơn rất nhiều. Tuy nhiên, không nên đi bộ buổi tối ở trong công viên vì ban đêm, cây sẽ hấp thụ O2 và thải ra CO2 nên khi đi bộ dưới cây, cơ thể bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Đi bộ cũng giúp tiêu tốn rất nhiều calo cho cơ thể. Trong quá trình tập luyện, cơ thể bạn sẽ tỏa nhiệt và tiết ra mồ hôi dẫn đến mất nước. Vì vậy, bổ sung đầy đủ nước trước và sau khi đi bộ là rất cần thiết.
Bạn có thể đem theo bên mình chiếc bình đựng nước gọn gàng để có thể uống khi cần. Cung cấp đủ nước cũng giúp tinh thần tỉnh táo hơn, quá trình tập luyện hiệu quả hơn. Lưu ý, bạn không nên uống quá nhiều nước vì sẽ khiến đầy bụng, khó chịu khi di chuyển.
Chế độ ăn uống dinh dưỡng khỏe mạnh
Cuối cùng, một điều rất quan trọng mà không một ai có thể bỏ qua đó là ăn uống đầy đủ, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể cả trước và sau khi luyện tập. Nhiều người lựa chọn đi bộ để giảm cân một cách an toàn và nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, nếu không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, uể oải và không muốn làm gì. Thậm chí, việc để một chiếc bụng đói đi bộ cũng sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hoá, co bóp tại dạ dày.
Vậy nên, hãy ăn uống đầy đủ trước khi đi bộ từ 30 đến 45 phút và nạp năng lượng sau khi tập luyện xong. Cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh, vui vẻ và tràn đầy năng lượng. Lưu ý, hãy hạn chế những đồ ăn dầu mỡ, nước uống có gas nhé.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “Tốc độ đi bộ trung bình là bao nhiêu thì tốt cho sức khỏe?” và một vài lưu ý khi đi bộ. Hy vọng những chia sẻ này của bài tin đã giúp bạn hiểu thêm về tốc độ đi bộ trung bình của bản thân.