Chế độ ăn uống khi bị đau dạ dày cần được chú trọng để hỗ trợ điều trị bệnh và tránh làm cho tình trạng đau dạ dày trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, nhiều người băn khoăn đau dạ dày nên ăn gì? Hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu 20 thực phẩm tốt cho dạ dày và các thức ăn cần tránh ra sao nhé!
Thực phẩm tốt cho dạ dày
Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho dạ dày mà bạn có thể tham khảo trong chế độ ăn uống mỗi ngày như:
Sữa chua
Sữa chua có chứa rất nhiều men vi sinh tự nhiên làm thúc đẩy quá trình phát triển của những vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hoá của bạn, điển hình là vi khuẩn probiotics.
Probiotics giúp thúc đẩy quá trình tiêu hoá diễn ra thuận lợi, giữ cho đường ruột của bạn luôn khoẻ mạnh, bảo vệ dạ dày của bạn tránh khỏi các vấn đề như đầy hơi, táo bón và tiêu chảy. Bên cạnh đó, chúng còn được cho là có khả năng giúp dạ dày tiêu hoá đường lactose hoặc đường sữa dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, không phải loại sữa chua nào cũng chứa men vi sinh. Vì thế, bạn nên đọc kỹ bảng thành phần trước khi mua sản phẩm để chọn được loại sữa chua thực sự tốt cho dạ dày nhé!
Táo
Táo được xếp vào nhóm thực vật giàu pectin – một chất xơ hoà tan đóng góp rất nhiều vào quá trình tiêu hoá ở đường ruột. Pectin có khả năng bảo vệ những lợi khuẩn và ức chế khả năng hoạt động của hại khuẩn trong đường ruột của chúng ta.
Bên cạnh đó, pectin có trong táo giúp đường ruột tiêu hoá thức ăn một cách dễ dàng hơn, tránh khỏi các vấn đề nguy hiểm như: nhiễm trùng đường ruột hay nhiễm trùng ruột kết. Ăn táo sẽ giúp hạn chế được những cơn đau thắt dạ dày nhờ vào khả năng kiểm soát cơn đau của pectin.
Nếu bạn đang thường xuyên mắc các vấn đề như táo bón hay tiêu chảy, hãy ăn táo nhiều hơn bởi nó có thể làm tăng khối lượng phân và thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hoá ở đường ruột. Từ đó giải quyết được các vấn đề trên.
Thì là
Không chỉ có tác dụng tăng hương vị cho món ăn, cây thì là còn chứa nhiều chất xơ có ích cho đường tiêu hoá, đặc biệt là đối với những người bị bệnh da dày.
Đối với những người bị bệnh dạ dày, rau thì là có chứa một chất chống co thắt làm giảm các cơn đau, giảm chướng bụng đầy hơi, kích thích hệ tiêu hoá làm việc dễ dàng và hiệu quả.
Bên cạnh đó, thì là còn chứa nhiều chất xơ có lợi giúp ngăn ngừa bệnh táo bón và thúc đẩy quá trình tiêu hoá ở đường ruột diễn ra thuận lợi hơn.
Kefir
Kefir là một loại sữa được làm bằng cách trộn ngũ cốc kefir với sữa, chủng vi khuẩn và men tự nhiên. Hỗn hợp này có khả năng hỗ trợ tiêu hoá lactose, giảm đầy hơi, chướng bụng do chứng không dung nạp được lactose gây nên.
Ngoài ra, kefir còn bảo vệ các vi khuẩn có lợi trước các vi khuẩn có hại, giảm viêm đường ruột và tăng cường sức khoẻ của hệ tiêu hoá.
Kombucha
Kombucha là một loại trà được làm bằng cách thêm chủng vi khuẩn, đường, men vào trà rồi lên men hỗn hợp đó trong khoảng 1 tuần.
Bằng cách làm này, kombucha chứa rất nhiều vi khuẩn probiotic có lợi giúp dạ dày khoẻ mạnh, cải thiện các vấn đều tiêu hoá hiệu quả như hỗ trợ chữa lành các vết viêm loét dạ dày do đau bao tử.
Tempeh
Tempeh là một nguyên liệu được làm từ đậu nành lên men. Trong tempeh có chứa rất nhiều men vi sinh giúp bảo vệ và tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Từ đó, ngăn ngừa và giảm thiểu được các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá như: tiêu chảy, đầy hơi chướng bụng.
Bằng cơ chế phá vỡ các axit phytic gây cản trở cho quá trình tiêu hoá, temper khi được tiêu thụ giúp cải thiện và đẩy nhanh khả năng phân giải và hấp thu dinh dưỡng cho đường ruột hơn.
Natto
Natto là một loại đậu nành lên men giống như temper. Probiotic có trong natto giúp tăng cường sức khoẻ dạ dày, bảo vệ đường ruột chống lại các nguy cơ nhiễm khuẩn. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển và bảo vệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
Ngoài ra, natto còn cải thiện vấn đề tiêu hoá như táo bón nhờ vào khả năng đẩy mạnh quá trình hấp thu dinh dưỡng và tăng phân.
Hạt chia
Cũng giống như các loại rau khác, trong hạt chia cũng chứa rất nhiều hàm lượng chất xơ có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt là dạ dày của chúng ta. Khi hạt chia được tiêu hoá trong đường ruột, chất xơ trong chúng sẽ được chuyển hoá thành một chất có dạng giống như gelatin.
Chất này có vai trò giống như prebiotic, giúp tăng sinh và bảo vệ những vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp dạ dày khoẻ mạnh và thúc đẩy quá trình tiêu hoá diễn ra đều đặn và dễ dàng hơn.
Đu đủ
Đu đủ không những làm đẹp da, đẹp dáng, cải thiện vòng 1 mà còn là một thực phẩm rất tốt cho dạ dày. Trong đu đủ chín có chứa hàm lượng lớn enzym tiêu hoá có tên là papain. Nó có vai trò phá vỡ các sợi protein, giúp đường ruột tiêu hoá các thực phẩm giàu protein một cách nhanh chóng và thuận lợi.
Bên cạnh đó, papain còn thúc đẩy quá trình phân giải và hấp thụ dưỡng chất ở đường ruột. Từ đó, hạn chế được các chứng bệnh tiêu hoá như đầy hơi chướng bụng, táo bón vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, đu đủ còn là một nguồn cung cấp vitamin A dồi dào, các chuyên gia cho biết: vitamin A rất tốt cho việc chống viêm, giảm tình trạng viêm loét dạ dày ở những người bị đau bao tử.
Ngũ cốc nguyên hạt
Những loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, quinoa và các sản phẩm từ lúa mì nguyên hạt thực sự đem lại những hiệu quả tuyệt vời cho dạ dày của bạn. Trong ngũ cốc nguyên hạt chứa một khối lượng lớn các chất xơ có lợi giúp thúc đẩy quá trình phân giải và hấp thu ở đường ruột, làm tăng khối lượng phân. Từ đó, hỗ trợ ngăn ngừa được chứng đầy hơi và táo bón.
Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt còn chứa một số chất hoạt động giống như prebiotics có khả năng tăng sinh, nuôi dưỡng và bảo vệ những vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột.
Miso
Miso là một loại thực phẩm được tạo thành bằng cách lên men hỗn hợp đậu nành, muối và nấm koji. Bởi vì được lên men hoàn toàn tự nhiên, nên Miso chứa rất nhiều probiotics giúp cải thiện các vấn đề của hệ tiêu hoá hiệu quả.
Chúng làm tăng sinh các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, ngăn ngừa và giảm nguy cơ tiêu chảy do đường ruột bị nhiễm khuẩn.
Gừng
Gừng được xem là một thực phẩm “đa năng” bởi chúng đem lại những lợi ích lớn lao cho sức khoẻ của chúng ta, bao gồm cả dạ dày.
Trong gừng cho chứa những hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hoá bằng cách di chuyển thức ăn từ dạ dày đến ruột non nhanh hơn. Từ đó, hạn chế được nguy cơ ợ chua, buồn nôn và đầy hơi gây khó chịu.
Đặc biệt đối với những phụ nữ đang trong giai đoạn thai nghén, các bác sĩ khuyên nên kết hợp thêm trà gừng hoặc bổ sung gừng vào thức ăn để ngăn ngừa và giảm ốm nghén hiệu quả.
Kimchi
Kim chi được làm bằng cách lên men tự nhiên nên chúng chứa những men vi sinh vô cùng có lợi cho dạ dày. Hàm lượng men vi sinh dồi dào này giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hoá diễn ra ở đường ruột và phát triển các vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột.
Ngoài ra, kim chi còn chứa hàm lượng chất xơ lớn làm tăng khối lượng phân, giảm tình trạng táo bón, đầy hơi và bảo vệ sức khoẻ của đường ruột.
Cá hồi
Cá hồi là một thực phẩm tiêu biểu trong việc chống viêm, hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm khuẩn trong đường ruột hiệu quả. Trong cá hồi có chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như: Vitamin B, folate, canxi và axit omega 3 giúp tăng cường sức khoẻ toàn diện cho người bị đau dạ dày.
Đặc biệt, thành phần omega 3 có trong cá hồi có khả năng giúp kháng viêm, hỗ trợ ngăn ngừa sự lan rộng của các ổ viêm loét trong dạ dày hiệu quả, cải thiện hệ tiêu hoá đối với những người đang bị viêm ruột do không thể dung nạp thức ăn như người bình thường.
Mặc dù cá hồi có khả năng kháng viêm nhưng bạn nên không nên ăn cá sống khi dạ dày đang gặp vấn đề vì cá sống chứa rất nhiều các ký sinh trùng có hại gây nhiễm khuẩn đường ruột. Thay vào đó, bạn nên ăn cá chín bảo đảm an toàn cho đường ruột hơn nhé!
Bạc hà
Các chuyên gia nói rằng: lá bạc hà có thể dùng để làm dầu rất tốt cho hệ hoá.
Trong dầu bạc hà có chứa 1 lượng tinh dầu lớn giúp cải thiện các vấn đề về hệ tiêu hoá như: giảm chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng nhờ vào khả năng thúc đẩy sự di chuyển của thức ăn trong đường ruột. Khiến quá trình phân giải và hấp thu dinh dưỡng của hệ tiêu hoá diễn ra nhanh chóng.
Chuối
Chuối mềm và rất dễ ăn, đây là loại quả có thể giúp cân bằng và duy trì sự ổn định của hệ tiêu hóa nhờ hợp chất pectin. Không những thế, chuối còn có khả năng trung hòa axit trong dạ dày, từ đó giảm được dấu hiệu cũng như cải thiện bệnh viêm loét dạ dày và đường ruột.
Khi sử dụng, người đau dạ dày nên ăn chuối chín sau khi ăn no để trung hòa được lượng axit và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày tốt hơn.
Bánh mì, trứng
Bánh mì có thể làm giảm tiết dịch axit trong dạ dày, nhờ đó giảm bớt được cơn đau dạ dày và hạn chế viêm loét dạ dày. Đồng thời, thực phẩm này cũng chứa nhiều chất xơ có khả năng thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
Thậm chí, bạn có thể dùng kèm bánh mì với thực phẩm giàu protein như trứng để làm tăng khả năng trung hòa axit và bảo vệ viêm mạc dạ dày được tốt hơn.
Cơm trắng
Không chỉ cung cấp nhiều calo, cơm gạo trắng còn có thể bao phủ một lớp lót bên trong dạ dày giúp làm dịu sự kích ứng, đồng thời cũng có thể hấp thụ lượng axit dư thừa bên trong dạ dày. Vì thế, ăn cơm trắng cũng hỗ trợ người đau dạ dày khắc phục được sự tổn thương ở niêm mạch dạ dày và cải thiện cơn đau đáng kể.
Ngoài ra, để giảm gánh nặng cho sự hoạt động của dạ dày, bệnh nhân nên chọn loại gạo mềm dẻo, tránh ăn cơm quá khô và kể cả cơm cháy.
Hạt lanh
Hạt lanh chứa nhiều chất xơ và các dưỡng chất khác có lợi trong việc thúc đẩy nhu động ruột và sự hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì thế, thói quen ăn hạt lanh giúp cải thiện tình trạng táo bón và chứng khó tiêu mà người đau dạ dày có thể mắc phải.
Người dùng có thể sử dụng hạt lanh ở dạng bột hoặc xay cùng với các loại sinh tố rau củ, hoặc làm món salad để thưởng thức cũng như cải thiện được các dấu hiệu của bệnh đau dạ dày.
Nước
Việc bổ sung nước đầy đủ là điều rất quan trọng, kể cả người bình thường và người đang bị đau dạ dày. Chất lỏng có thể làm dịu sự kích ứng ở niêm mạc dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hỗ trợ đào thải độc tố và lượng axit dư thừa ra khỏi dạ dày.
Hơn nữa, người đau dạ dày nên uống nước ấm và có thể thay thế nước lọc bằng nhiều dạng chất lỏng khác như nước luộc rau củ, nước ép trái cây không có vị chua, nước dừa hoặc một số loại trà thảo mộc.
Đau dạ dày không nên ăn gì?
Ngoài những thực phẩm được gợi ý phía trên, người đau dạ dày cũng cần tránh một số thực phẩm tiêu biểu như sau:
Đường, sữa và các sản phẩm từ sữa
Việc chọn sữa cũng cần quan tâm đối với người bị đau dạ dày vì không phải loại sữa và thực phẩm từ sữa nào cũng có thể dùng. Chẳng hạn, nên tránh uống sữa tươi và dùng một số chế phẩm từ sữa (như phô mai) vì có thể gây ra chứng khó tiêu, xuất hiện nhiều khí hơi trong bụng và khiến cho cơn đau dạ dày nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm làm từ sữa chứa lactose có thể khiến cho cơ địa của một số người nhạy cảm (nhất là cơ thể không dung nạp được chất lactose) xuất hiện tiêu chảy, từ đó làm tăng nguy cơ bị mất nước và tác động tiêu cực đến bệnh đau dạ dày.
Hơn nữa việc dùng đường cũng là một trong những nguyên nhân kéo dài bệnh đau dạ dày khi chúng có thể kích thích việc sản xuất nhiều axit trong dạ dày và gây tiêu chảy.
Món chiên, xào
Các món chiên, món xào thường chứa nhiều chất béo và sử dụng lượng lớn dầu mỡ để làm chín thức ăn. Đây là nhóm thực phẩm mà người đau dạ dày cần hạn chế tiêu thụ vì có thể làm tăng triệu chứng bệnh và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tim mạch.
Thức ăn cay
Các loại thức ăn chứa gia vị cay đều có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và khiến cho cơ trơn trong ruột bị co thắt mạnh hơn, khiến cho bệnh nhân có cảm giác nóng rát và khó chịu trong dạ dày.
Nếu duy trì thói quen ăn uống này thì sẽ khiến cho vết loét bên trong dạ dày lan rộng và gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày và thủng dạ dày.
Đồ ăn sống, tái
Các đồ ăn sống hoặc dạng tái, thường kích thích vị giác và tạo nên cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên, đối với người đau dạ dày thì nên tránh dùng các thức ăn này vì có thể làm tăng thêm vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại cho dạ dày.
Không những thế, chọn ăn các loại đồ ăn sống và tái từ những thực phẩm không rõ nguồn gốc, cũng gây ra hiện tượng tiêu chảy, đau bụng và khiến cho bệnh dạ dày xấu hơn.
Rượu, bia
Các đồ uống có cồn như rượu và bia cũng nên được tránh đối với người đau dạ dày. Vì nếu lạm dụng sẽ khiến cho cơ thể bị mất nước, gây tổn thương niêm mạc dạ dày và xuất hiện tình trạng táo bón.
Như vậy, bạn đã biết được khi đau dạ dày nên ăn gì cũng như Khoeplus24h đã gợi ý xong cho bạn về 20 thực phẩm tốt cho dạ dày và các thức ăn cần tránh rồi nhé!