Thục địa là thảo dược quý, thường được sử dụng trong món canh hầm và một số đồ uống có tác dụng thanh nhiệt. Thế nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ về thục địa là gì? Tác dụng, nơi mua, giá thành và cách dùng thục địa ra sao chưa? Hãy cùng khoeplus24h tìm hiểu rõ hơn qua chuyên mục Sức khỏe dinh dưỡng nhé!
Thục địa là gì?
Thục địa là gì?
Thục địa là phần rễ của cây địa hoàng được nấu chín, có vị ngọt, tính ấm và là một trong những loại dược liệu quý mà Đông y thường hay nhắc đến.
Ở Trung Quốc, việc chế biến thục địa rất cầu kỳ và tốn khá nhiều thời gian vì cần phải phơi đến 9 lần và nấu đến 9 lần trước khi sử dụng. Trong khi ở Việt Nam, cách chế biến thục địa đơn giản hơn như theo quy trình sau:
- Đầu tiên, rửa phần rễ của cây địa hoàng sao cho sạch, rồi cho vào nồi. Lưu ý, củ rễ to ở dưới nồi và củ rễ nhỏ thì đặt ở phía trên.
- Tiếp theo, cứ 90kg rễ cây địa hoàng (còn gọi là sinh địa) thì đun với 10 lít rượu (40 độ) trên ngọn lửa to cho đến khi sôi thì mới chỉnh lại lửa nhỏ. Thời gian nấu từ 6 – 8 tiếng cho đến khi cạn nước.
- Cuối cùng, vớt sinh địa ra và đem đi phơi. Sau đó, tiếp tục nấu sinh địa theo quy trình như trên, lặp lại khoảng 5 – 7 lần là được.
Đặc điểm của thục địa
Cây địa hoàng có tên khoa học là Rehmannia glutinosa, thuộc họ Hoa mõm chó và có nhiều tên gọi như củ thục, địa hoàng thán,… Cây địa hoàng thuộc dạng rễ củ, trung bình mỗi cây thường có từ 4 – 8 củ với lớp vỏ màu đỏ nhạt.
Chiều cao cây địa hoàng từ 10 – 40cm với thân cây có hình bầu dục dài. Hoa hình chuông, có màu đỏ 5 cánh. Quả thục địa có dạng hình trứng và nhiều hạt màu nâu.
Hiện tại, cây địa hoàng được trồng phổ biến ở các vùng miền núi phía Bắc với khu vực mát mẻ và ổn định quanh năm.
Mỗi ngày, chúng ta chỉ nên dùng 8 – 16gr dưới dạng thuốc sắc hoặc phối hợp với một số thuốc khác để mang có được nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Thục địa có tác dụng gì?
Từ lâu, trong y học cổ truyền đã sử dụng thục địa như một loại thần dược vì nó mang lại nhiều lợi ích như:
- Có tác dụng chống viêm.
- Hỗ trợ hạ đường huyết.
- Tăng cường hệ miễn dịch.
- Chống tình trạng suy nhược cơ thể và hỗ trợ điều trị thiếu máu, chống đau đầu.
- Giúp điều hòa kinh nguyệt.
- Tráng dương, bổ thận và có lợi giúp tăng cường sinh lý cho nam giới.
- Khắc phục tình trạng bị táo bón, lợi tiểu.
- Cải thiện chứng đau nhức xương khớp.
Thục địa mua ở đâu?
Vì thục địa là thảo dược nên bạn có thể tìm mua chúng ở các tiệm thuốc bắc, các cửa hàng bán thực phẩm khô (như ở chợ), một số siêu thị và trang mạng điện tử.
Ngoài ra, bạn nên chọn những cơ sở có uy tín và nguồn gốc thục địa rõ ràng. Vì thục địa có màu đen, người ta có thể dùng rỉ mật mía để tẩm ướp nên chất lượng sẽ không bằng với thục địa được chế biến theo quy trình cầu kì mà khoeplus24h đã bật mí ở phía trên.
Thục địa giá bao nhiêu?
Cập nhật đến tháng 7/2023, giá thục địa dao động từ 88.000 – 170.000 đồng/kg tùy theo quy trình chế biến và nguồn gốc thục địa mà bạn mua.
Đừng quên, hãy chọn thục địa có nguồn gốc để sử dụng nếu không sẽ ảnh hưởng hiệu quả vốn có mà dược liệu này mang lại.
Cách dùng thục địa
Do có vị ngọt và nhiều tác dụng đối với sức khỏe, thục địa rất được ưa chuộng khi dùng làm:
Nấu nước sâm
Nước sâm là một loại đồ uống có tác dụng thanh nhiệt bên cạnh việc giải khát cho những ngày trời nắng nóng. Tùy theo sở thích, bạn có thể dùng nguyên liệu để nấu ra món nước sâm khác nhau như sâm bông hoa cúc, sâm bí đao hay rong biển.
Trong đó, việc dùng thục địa sẽ giúp tăng thêm vị ngọt và một số lợi ích cho sức khỏe như lợi tiểu, giảm táo bón, chống đau đầu, điều hòa kinh nguyệt,…
Nấu nước mát thanh nhiệt
Tương tự với nước sâm, nước mát thanh nhiệt thường được sử dụng các nguyên liệu quen thuộc có tác dụng giải nhiệt như bí đao, nha đam, táo đỏ,…hoặc quả lê.
Ngoài việc sử dụng đường phèn để mang lại vị ngọt thanh cho đồ uống, bạn có thể dùng thêm thục địa để tạo ra vị ngọt đặc biệt hơn.
Bò hầm thuốc bắc
Bò hầm thuốc bắc là một trong những món ăn bổ dưỡng cho tất cả mọi người, nhất là người lớn tuổi, phụ nữ mang thai (trừ 3 tháng đầu tiên) và những người sau khi bệnh.
Món ăn sử dụng rất nhiều loại thảo dược như kỷ tử, gừng, đẳng sâm, táo tàu, thảo quả, hoa hồi, ngọc trúc,… và thục địa.
Tuy nhiên, khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị nước ngọt và có độ béo thơm đặc trưng từ thịt bò hòa lẫn với các vị đặc trưng vốn có của những loại thảo dược mà bạn sử dụng trong gói thuốc bắc.
Chân giò hầm thuốc bắc
Nếu không sử dụng thịt bò, bạn có thể thay thế bằng giò heo. Nước có vị ngọt đặc trưng nhờ sử dụng thục địa, táo tàu, nhãn nhục và hạt sen tươi. Chân giò được hầm mềm, có vị béo cùng với vị ngọt giòn của cà rốt và vị ngọt dai của nấm đông cô.
Bắp bò hầm ngũ quả
Thêm một món ăn rất bổ dưỡng cho gia đình bạn nếu như bạn có ý định dùng thục địa, đó là món bắp bò hầm ngũ quả. Các loại củ được sử dụng là khoai tây, củ cải trắng, củ cải đỏ, củ sen và cà rốt (nếu thích) cùng với gói thuốc bắc chứa đa dạng các loại thảo dược, gồm cả thục địa.
Thịt bò mềm, các loại rau củ vẫn giữ được độ cứng vừa phải và nhất là vị ngọt, thơm béo của nước bò hầm.
Xem thêm:
- Uống nước lá tía tô có tác dụng gì? Cách nấu nước lá tía tô để uống đẹp da, tốt cho sức khỏe
- Ăn rau sống nhiều có tốt không? Những lợi ích khi ăn rau sống
- Các lợi ích của la hán quả đối với sức khỏe và những điều cấm kỵ khi sử dụng
Như vậy, bạn đã hiểu thêm về thục địa là gì? Thục địa có tác dụng gì, nơi mua, giá thành và cách dùng của loại thảo dược này ra sao rồi đấy. Chúc bạn có thêm nhiều sức khỏe khi sử dụng thục địa đúng cách.