Thảo quả thường được biết đến như một loại gia vị hoặc dược liệu vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, bạn đã biết thảo quả là gì hay tác dụng của chúng hay chưa? Hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về thảo quả
Thảo quả là gì?
Thảo quả là thực vật có hoa thuộc họ Gừng, tên khoa học là Amomum subulatum. Thảo quả có tên tiếng Anh là black cardamom, ngoài ra còn có nhiều tên gọi khác như sa nhân cóc hoặc đò ho.
Nó có nguồn gốc từ khu vực phía Đông Himalaya và nhiều nhất là ở Nepal, Bhutan, Sikkim và Darjeeling cho đến miền Trung của Trung Quốc. Ở Việt Nam, thảo quả được mọc hoang và trồng nhiều ở những vùng có khí hậu mát mẻ như miền Bắc (Hà Giang, Hoàng Liên Sơn và khu vực Tây Bắc).
Đặc điểm thảo quả
Cây thảo quả thường có chiều cao phát triển đến 3m, thân rễ hình củ gừng. Cuống lá ngắn hoặc không có và phiến lá thì có dạng hình thuôn dài hoặc elip.
Hoa mọc thành cụm và tràng hoa thường có màu đỏ cam. Quả nang có màu nâu đỏ, nâu sẫm hoặc màu tím, đường kính từ 2 – 2.5cm và xuất hiện sọc theo chiều dọc của quả thuôn dài hoặc hình elip. Thảo quả có vị ngọt, hơi nhẵn đắng và mùi nồng.
Phân bố, thu hái, chế biến
Thảo quả thường mọc hoang hoặc trồng ở những vùng rừng núi, có độ ẩm cao và khí hậu mát mẻ như các tỉnh Hà Giang, Lào Cai. Người dân sẽ tiến hành thu hái vào tháng 10-11 và kéo dài đến tháng 2 năm sau.
Sau đó, thảo quả chín sẽ được sấy khô hoặc đem phơi. Đến khi dùng thì bạn chỉ cần bóc ngoài rồi hạt do chúng sẽ nhanh chóng mất mùi thơm nếu bóc ngay.
Thành phần hóa học
Trong thảo quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: chất xơ, vitamin C, carbohydrate, protein, riboflavin, thiamin và pyridoxine. Hay một số khoáng chất thiết yếu với cơ thể, chẳng hạn kẽm, mangan, magie, canxi, sắt, đồng, phốt pho,…
Ngoài ra, quả cung cấp hàm lượng tinh dầu khá lớn, khoảng từ 1.4 – 1.47%. Chúng có mùi thơm, màu vàng nhạt, vị cay nóng dễ chịu và khá cay. Cineol là thành phần hoá học chính của tinh dầu này, dao động 31 – 37%.
Tác dụng của thảo quả
Thảo quả là một loại dược thảo có nhiều lợi ích cho sức khỏe, vừa có thể nấu ăn vừa sử dụng trong các phương thuốc chữa bệnh. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của thảo quả mà bạn nên biết:
Hỗ trợ làm giảm huyết áp
Đối với những người cao huyết áp thì thảo quả cực kỳ hữu ích. Một nghiên cứu khoa học trên 20 người trưởng thành mới được chẩn đoán mắc bệnh dùng 3gr mỗi ngày thì chỉ sau 20 tuần, mức huyết áp giảm đáng kể và về đến mức bình thường.
Điều này có được do hàm lượng chất chống oxy hoá dồi dào trong thảo quả. Vào thời điểm nghiên cứu kết thúc, chỉ số kể trên của những người tham gia nghiên cứu đã tăng 90%, đóng vai trò quan trọng trong việc hạ huyết áp.
Xem thêm: NGƯỜI BỊ HUYẾT ÁP CAO NÊN KIÊNG NHỮNG THỨC ĂN GÌ ĐỂ ỔN ĐỊNH HUYẾT ÁP?
Lợi tiểu
Bác sĩ và chuyên gia nghiên cứu chỉ ra nhờ tác dụng lợi tiểu của thảo quả giúp giảm lượng đường trong máu. Gia vị này sẽ thúc đẩy đi tiểu nhằm giải phóng lượng nước tích tụ trong cơ thể, ví dụ như xung quanh trái tim. Hơn nữa, chiết xuất thảo quả làm tăng đi tiểu.
Chứa các hợp chất chống ung thư
Trong thảo quả, các khoáng chất được chứng minh giúp chống lại ung thư. Một nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra bột thảo quả làm tăng cường hoạt động của một số enzyme, hỗ trợ nâng cao khả năng của các tế bào diệt tự nhiên, khiến chúng tấn công các khối u.
Tại một khảo sát thực hiện trên hai nhóm chuột phơi nhiễm một hợp chất ung thư do. Một nhóm ăn 500mg thảo quả mỗi ngày, nhóm còn lại cho ăn như bình thường. Sau 12 tuần, chỉ 29% nhóm ăn thảo quả mắc ung thư. Ở nhóm khác, tỷ lệ này lên đến hơn 90%.
Một số hợp chất nhất định trong thảo quả đã ngăn chặn các tế bào ung thư hình thành và phát triển. Tuy nhiên, trước khi đưa ra kết luận cuối cùng thì cần nhiều nghiên cứu trên con người.
Bảo vệ khỏi các bệnh mãn tính
Như giới thiệu ở trên, thảo quả chứa rất nhiều hợp chất chống viêm. Thực tế, viêm cấp tính là phản ứng có lợi và cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến các bệnh mãn tính. Khi đó, chất chống oxy hóa sẽ ngăn chặn tình trạng viêm diễn ra.
Nếu bạn sử dụng chiết xuất thảo quả với liều lượng từ 50 – 100mg/kg trọng lượng sẽ mang đến hiệu quả ức chế tối thiểu 4 hợp chất gây viêm khác nhau.
Hỗ trợ trị hôi miệng và ngăn ngừa sâu răng
Theo Y học cổ truyền, sử dụng thảo quả giúp ngăn ngừa sâu răng và điều trị chứng hôi miệng vô cùng hiệu quả. Một nghiên cứu khác cho thấy, chiết xuất thảo quả có tác dụng ngăn ngừa đến năm loại vi khuẩn gây sâu răng.
Xem thêm: ĂN GÌ TỐT CHO RĂNG? CÁC THỰC PHẨM TỐT CHO RĂNG MIỆNG, NGÀY CÀNG CHẮC KHỎE
Cải thiện hệ hô hấp
Nếu bạn đang gặp phải một số vấn đề liên quan đến hệ hô hấp như ho gà, hen suyễn, viêm phế quản, tắc nghẽn phổi,… thì có thể nghĩ đến việc dùng thảo quả để khắc phục tình trạng bệnh.
Hợp chất trong thảo quả sẽ làm ấm đường hô hấp, tạo điều kiện cho không khí lưu thông qua phổi dễ dàng hơn. Đồng thời, dưỡng chất mà thảo quả mang lại cũng có tác dụng long đờm và giảm bớt tình trạng đau họng, cảm lạnh, ho,… nhờ làm dịu màng nhầy và hỗ trợ tốt cho chất nhầy di chuyển qua đường hô hấp.
Hỗ trợ hệ tiêu hoá
Thảo quả có khả năng kích thích bài tiết các dung dịch trong các tuyến dạ dày và ruột để giúp các bộ phận này làm việc dễ dàng hơn trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Hơn nữa, hợp chất trong thảo quả còn hỗ trợ kiểm soát nồng độ axit trong dạ dày được tốt hơn, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh rối loạn tiêu hóa và viêm loét dạ dày.
Xem thêm: TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY NÊN ĂN GÌ? CÁCH LÀM GIẢM TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY TỪ THỰC PHẨM
Thúc đẩy hệ miễn dịch
Nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống viêm trong thành phần dinh dưỡng, thảo quả còn có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể, giúp đẩy lùi được nhiều mầm bệnh gây hại.
Xem thêm: 10 LOẠI ĐỒ UỐNG TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH NÊN UỐNG KHI BỊ ỐM, CẢM LẠNH
Tăng cường sức khoẻ tim mạch
Thảo quả còn chứa chất chống oxy hóa có lợi cho việc kiểm soát nhịp tim, giữ huyết áp được ổn định, từ đó tăng cường sức khỏe cho hệ thống tim mạch. Ngoài ra, nó cũng giảm khả năng việc hình thành cục máu đông, gây hại cho tim mạch.
Vì thế, bạn hãy bổ sung thảo quả thường xuyên để có được sức khỏe tim mạch tốt hơn nhé!
Xem thêm: ĂN GÌ TỐT CHO TIM MẠCH? TỔNG HỢP 13 LOẠI THỰC PHẨM TỐT CHO TIM MẠCH
Giải độc cơ thể
Theo kết quả nghiên cứu, người ta phát hiện thảo quả có thể tác động tích cực đến sức khỏe của thận và gan, nhờ đó góp phần loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể dễ dàng, giảm tình trạng nóng trong người vào những ngày oi bức.
Xem thêm: THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC VỚI NHỮNG THỰC PHẨM QUEN THUỘC
Làm đẹp da
Thảo quả có chứa hợp chất kháng khuẩn và chất chống oxy hóa mạnh như thành phần vitamin C và mangan được tìm thấy trong tinh dầu thảo quả. Những hợp chất này có tác dụng chống lão hóa và cải thiện sức khỏe làn da.
Vì thế, bạn có thể bổ sung tinh dầu thảo quả vào kem dưỡng da rồi sử dụng mỗi ngày để giúp làn da luôn được tươi mới và mát mẻ hơn.
Xem thêm: 29 CÁCH CHỐNG LÃO HOÁ DA MẶT SỚM HIỆU QUẢ CHO CHỊ EM MỘT LÀN DA KHỎE ĐẸP
Thảo quả dùng làm gì?
Vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe, thảo quả được dùng phổ biến trong ẩm thực lẫn trong y học với cách sử dụng cũng khá đa dạng như:
Trong ẩm thực
Nhờ có hương thơm nồng và vị cay nóng, thảo quả rất được ưa chuộng trong ẩm thực. Người ta thường lấy hạt thảo quả bằng cách đập bỏ lớp vỏ ngoài của quả sau khi được phơi khô (sấy khô), hoặc bọc bên ngoài quả một lớp cám gạo (có pha nước) rồi đem nướng cháy trước khi đập dập để lấy hạt.
Bạn có thể dùng hạt thảo quả để làm tăng hương vị cho món phở, bò hầm, gà hầm, rượu Mai Quế Lộ, đồ uống (trà hoặc cà phê), phá lấu, nấu cháo, luộc gà/vịt và thậm chí là pha nước chấm.
Trong y học
Vì có tính ấm và mùi thơm đặc trưng, thảo quả được dùng để làm thuốc chữa nhiều bệnh như kích thích tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, ho nhiều đờm, giảm co thắt dạ dày,… và làm mát cơ thể.
Lưu ý khi dùng thảo quả
Mặc dù thảo quả là một loại gia vị tự nhiên, giúp món ăn thêm phần thơm ngon cũng như mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng để tránh các tác dụng phụ, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Người bị bệnh âm huyết hoặc huyết hư thì không nên sử dụng thảo quả.
- Nếu bạn muốn dùng thảo quả liên tục trong một thời gian dài hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
- Tuyệt đối không dùng thảo quả cho phụ nữ đang mang thai hay cho con bú.
- Để tránh triệu chứng đau bụng, tức ngực, khó thở thì bạn không được dùng quá nhiều thảo quả cùng một lúc.
- Những người có bệnh lý sỏi thận hoặc sỏi mật cần thận trọng khi sử dụng thảo quả. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại dược liệu kể trên trong bất kỳ bài thuốc nào.
- Khi bị thiếu máu, gầy yếu thì bạn không nên dùng thảo quả.
Mua thảo quả ở đâu? Giá bao nhiêu?
Thảo quả là một loại dược liệu nên bạn có thể tìm mua chúng dễ dàng ở các tiệm thuốc Đông y, cửa hàng bán đặc sản Tây Bắc hoặc một số trang web bán online.
Tại thời điểm tháng 10/2023, KHOEPLUS24H đã tham khảo giá bán thảo quả ở mức từ 240.000 – 320.000 đồng/kg (tùy loại) trên các trang thương mại điện tử uy tín, chất lượng.
Xem thêm:
- Ăn táo đỏ có tác dụng gì? Một quả táo đỏ chứa bao nhiêu calo?
- Quả chà là là quả gì, bao nhiêu calo? Tác dụng của quả chà là
- Rong biển khô là gì? Tác dụng của rong biển khô đối với sức khỏe
Qua những thông tin kể trên, KHOEPLUS24H hy vọng độc giả đã biết thảo quả là gì cùng những tác dụng tuyệt vời của nó đối với cơ thể. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ ngay cùng người thân và bạn bè nhé!