Gấc là loại quả vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Nó có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu 8 tác dụng của quả gấc tốt cho sức khỏe và cách sử dụng qua bài viết dưới đây nhé!
Thành phần dinh dưỡng của quả gấc
Quả gấc, tên khoa học là Momordica cochinchinensis, có nguồn gốc từ các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, như Lào, Myanmar, Campuchia, Thái Lan,… và Việt Nam. Quả gấc có hình cầu, hình bầu dục hoặc hình trứng, kích thước đường kính khoảng 10cm với chiều dài chừng 13cm.
Khi còn sống, quả có màu xanh lá cây rồi chuyển sang màu đỏ cam hoặc đỏ sẫm khi chín. Vị gấc nhẹ như quả bơ và mang lại màu sắc đẹp cho món ăn.
Gấc cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, cụ thể mỗi trái khoảng 200gr gồm các chất như sau:
- Nước: 79.4gr
- Năng lượng: 80kcal
- Chất đạm: 2.1gr
- Chất béo: 0.3gr
- Carbs: 17.4gr
- Chất xơ: 1.6gr
- Canxi: 39mg
Tác dụng của gấc
Quả gấc không chỉ là nguyên liệu giúp cho món ăn có màu sắc và hương vị hấp dẫn, mà còn mang lại một số tác dụng có lợi cho sức khỏe như sau:
Phòng ngừa ung thư
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy hàm lượng carotenoid trong quả gấc khá cao, nhất là lycopene và Beta-carotene có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng ức chế tế bào ung thư nhằm hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa ung thư xảy ra.
Ngăn ngừa chứng thiếu máu
Nhờ chứa lượng vitamin C và vitamin B (còn gọi axit folic), quả gấc có tác dụng trong việc ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cũng như giảm thiểu các dấu hiệu liên quan đến bệnh này như chóng mặt, mệt mỏi, da tái xanh, hoa mắt, chán ăn,… Vì thế, bạn hãy bổ sung việc tiêu thụ loại quả này để phòng ngừa bệnh thiếu máu nhé!
Giảm lượng cholesterol
Việc dùng gấc mỗi tuần còn giúp bạn làm giảm bớt hàm lượng cholesterol trong máu, mang lại lợi ích cho những người đang có nồng độ cholesterol cao hoặc những ai có tiền sử bị bệnh về cholesterol.
Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch
Do chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhất là sắc tố màu cam đỏ của quả gấc có đặc tính oxy hóa mạnh nên loại quả này có khả năng phòng ngừa các bệnh tim mạch ở người dùng. Vì thế, bạn hãy thử kết hợp chế độ tập luyện thể thao với việc tiêu thụ gấc mỗi ngày để có được sức khỏe tim mạch tốt.
Hơn nữa, hàm lượng carotenoid dồi dào trong gấc không chỉ tốt cho mắt mà còn hỗ trợ nâng cao sức khỏe toàn bộ cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Loại quả này cung cấp dầu Omega 3 và Omega 6 giúp sửa chữa các tổn thương DNA.
Chưa dừng lại ở đó, gấc rất giàu flavonoid và polyphenol – các hoạt chất thường thấy trong cacao, rượu vang đỏ, dầu ô liu,… giúp ngăn ngừa đột quỵ, các cơn đau tim cũng như ngăn ngừa suy giảm thị lực và viêm khớp dạng thấp. Đặc biệt, chúng không chứa cồn.
Cải thiện thị lực
Với hàm lượng beta carotene, vitamin và nhiều khoáng chất khác, quả gấc còn mang lại hiệu quả tích cực cho sức khỏe đôi mắt, nhất là tăng cường thị lực và phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể ở một số người.
Chống trầm cảm
Trầm cảm gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt hằng ngày, nó làm cho cơ thể dường như không cảm thấy tích cực đối với mọi thứ diễn ra xung quanh, thậm chí còn gây ra việc tự tử.
Khi ăn gấc thường xuyên có thể sẽ khắc phục các dấu hiệu của bệnh trầm cảm, vì nó cung cấp nhiều chất khoáng như selen, vitamin và một số hợp chất thực vật khác có lợi cho sức khỏe của hệ thần kinh.
Ngăn ngừa lão hóa da
Các hợp chất trong quả gấc còn có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và duy trì làn da khỏe mạnh. Chúng kích thích sự hoạt động của các tế bào, cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin để hỗ trợ làn da có độ đàn hồi tốt nhờ xây lại cấu trúc collagen dưới da cũng như ngăn ngừa nếp nhăn xuất hiện.
Ăn gấc thường xuyên giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của các nếp nhăn cũng như kích thích quá trình xây dựng cấu trúc collagen ở dưới da. Bởi vì:
- Các vitamin nhóm A, C, E và carotenoid giúp các cơ quan tổng hợp collage – một loại protein giúp da luôn trẻ trung, săn chắc, đặc biệt không bị phá vỡ, lão hóa theo thời gian.
- Làn da luôn tươi trẻ, trong sáng và không bệnh tật nhờ protein, carbohydrate cũng như chất béo lành mạnh.
- Các nhà nghiên cứu chỉ ra, các khoáng chất như selen và kẽm bên trong quả gấc giúp các dưỡng chất kể trên hoạt động tốt hơn.
- Trái cây chứa ít đường, giảm tình trạng lão hóa da và nổi mụn.
Tốt cho sức khỏe tình dục
Tiền chất của vitamin trong dầu gấc – beta carotene rất tốt cho sức khỏe tình dục. Bởi vì vitamin A sẽ có tác dụng đặc biệt, giúp thúc đẩy và tăng cường quá trình sản sinh nên các phân tử protein nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể.
Trong trường hợp thiếu vitamin A sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các tế bào sinh dục trong việc sản sinh trứng và tinh trùng. Không chỉ vậy, thiếu vitamin A còn có thể khiến các bộ phận sinh dục như tử cung, buồng trứng, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt,… thay đổi cấu trúc.
Cách sử dụng quả gấc
Các bộ phận quả gấc mà bạn có thể sử dụng như sau:
Màng hạt và hạt gấc
Người ta sử dụng màng hạt (lớp áo mỏng bên ngoài hạt) và hạt gấc để tạo màu cho món xôi, bằng cách đánh chúng với một ít rượu trắng. Sau đó, trộn hỗn hợp này với nếp và đem hấp thành xôi. Xôi gấc có màu cam đỏ rất đẹp và có vị béo thơm nhẹ như bơ.
Ngoài ra, người ta còn dùng thịt gấc để làm thành nước ép và dầu gấc.
Lá gấc
Chỉ dùng lá gấc non và thái nhỏ để làm gia vị cho một số món ăn như món cũ niễng xào rươi ở miền Bắc.
Màng hạt gấc
Màng hạt gấc ngoài việc lấy màu cho món xôi, nó còn dùng trong y học cổ truyền vì có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh khô mắt và tăng cường thị lực cũng như một số tác dụng khác.
Các món ăn quen thuộc từ trái gấc
Nền ẩm thực Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung đã tạo ra rất nhiều món ăn khác nhau từ trái gấc, cụ thể như sau:
- Xôi gấc: Đây là món ăn có mùi thơm thoang thoảng của gạo nếp và trái gấc thường được thấy vào Lễ Tết hoặc những dịp quan trọng.
- Mứt dừa gấc rất phù hợp khi dùng chung cùng một tách trà nóng.
- Dầu gấc: Được chế biến từ thịt gấc nên chứa rất nhiều vitamin, chất dinh dưỡng và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
- Gà nấu gấc: Cách nấu tương tự nấu lagu gà. Sau đó, bạn thêm gấc vào như một gia vị giúp tạo màu đỏ tươi bắt mắt cho món ăn cũng như tăng thêm sự đậm đà.
Trái gấc có ăn sống được không?
Trái gấc được dùng nhiều nhất khi còn tươi và vừa chín, với phần cùi giúp tạo màu đỏ tự nhiên hoặc phần thịt quả để nấu xôi. Tuy nhiên, để tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu hoặc nghiêm trọng hơn là ngộ độc thực phẩm thì bạn nên chế biến, nấu chín trước khi ăn.
Tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng quả gấc
Không nên bỏ màng đỏ quanh hạt gấc
Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học từ Đại học dược Hà Nội và Đại học Y Hà Nội đã chỉ ra rằng, lớp màng đỏ bao quanh hạt gấc chứa rất nhiều vitamin A. Nếu dùng thường xuyên giúp tăng cường thị lực, điều trị bệnh khô mắt rất hiệu quả.
Cẩn thận khi dùng hạt gấc
Tiến sĩ Võ Văn Chi cho biết, hạt gấc có màu vàng, hơi ngọt, vị đắng, hơi độc, tính ôn, vào đại tràng và hai kinh can có tác dụng chữa sưng tấy, lở loét, tiêu thũng, mụn nhọt.
Tuy nhiên, hạt gấc có tính độc, chỉ nên làm thuốc bôi ngoài da với liều lượng từ 2 – 4g/ngày. Bạn không nên sử dụng làm thuốc uống một cách bừa bãi. Trước khi dùng nên hỏi ý kiến của bác sĩ để biết thông tin chính xác nhé.
Một nghiên cứu khoa học của Đại học Y dược TP.HCM về thành phần dược tính của cao lỏng hạt gấc, xác định có độc tính LD50. Nếu dùng liều lượng dưới 20g/kg thì không làm vật thí nghiệm (chuột) chết. Trường hợp sử dụng quá 180g/kg, tất cả vật thí nghiệm đều tử vong.
Không ăn quá nhiều
Như giới thiệu ở trên, quả gấc chứa nhiều tiền vitamin A (beta-caroten), tan trong dầu. Nó sẽ tích lũy lại trong gan nên dùng thời gian dài có thể khiến bạn bị ngộ độc. Từ đó, gây ra tình trạng làm vàng da, nhất là ở lòng bàn chân, bàn tay.
Ở người trưởng thành, lạm dụng vitamin A sẽ có các biểu hiện như mệt mỏi, đau đầu, khô da, buồn nôn hoặc rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Đối với trẻ em khiến trẻ chậm tăng cân, đau xương, hay chảy máu, làm trẻ chậm lớn do kìm hãm sự phát triển xương.
Dùng dầu gấc
Quả gấc thường được chế biến thành dầu gấc vừa bổ dưỡng vừa có thời gian sử dụng lâu dài. Người trưởng thành nên dùng 2 lần/ngày trước bữa ăn, mỗi lần 1 – 2ml dầu gốc. Tuy nhiên, bạn không sử dụng đồng thời với các rau quả giàu beta caroten như đu đủ, cà rốt,…
Không nên dùng dầu gốc hoặc mỡ gấc để chiên hay rán, vì carotene sẽ bị phá hủy khi tiếp xúc ở nhiệt độ cao. Đối với trẻ suy dinh dưỡng, hãy uống thay dầu cá hoặc trộn vào thức ăn đã nấu chín, mỗi ngày khoảng 10g, tương đương 700 microgram vitamin A.
Cách chọn và bảo quản gấc
Khi mua gấc, bạn nên chọn những quả gai nở, dáng tròn đều, cầm nặng tay, vỏ ngoài màu đỏ cam. Đặc biệt, không chọn trái bị dập hoặc vỡ vì chúng sẽ nhanh hỏng.
Bên cạnh đó, để bảo quản gấc được lâu hơn, bạn nên bỏ đôi quả rồi múc phần nhân bên trong bằng thìa. Kế đến, dùng dao tách bỏ hạt, lấy lại phần thịt gấc, chia thành nhiều phần nhỏ cho vào túi nilon hoặc màng bọc thực phẩm, gói kín.
Cuối cùng, đặt gấc vào ngăn đông tủ lạnh. Trong trường hợp, bạn bảo quản ở ngăn lạnh thì thời gian sử dụng khoảng 1 tuần, nhưng nếu nấu đông lạnh gấc có thể dự trữ và dùng quanh năm.
Mua quả gấc ở đâu, giá bao nhiêu?
Hiện nay, quả gấc được trồng ở nhiều khu vực nên bạn có thể chọn mua ở các siêu thị hoặc hệ thống sàn thương mại điện tử chất lượng, uy tín. Đặc biệt, trước khi mua hãy kiểm tra thật kỹ xuất xứ và nguồn gốc của sản phẩm.
- Giá tham khảo: 70.000 – 150.000/kg (cập nhật tháng 10/2023)
Xem thêm:
- Trái mây là gì? Trái mây công dụng là gì? Các loại quả mây và giá bán
- Ổi dứa – Feijoa là quả gì? Các tác dụng của ổi dứa và nơi mua
- Quả sơn tra là quả gì? Tác dụng của sơn tra, cách dùng và nơi mua
Qua những thông tin kể trên, KHOEPLUS24H đã giới thiệu 8 tác dụng của quả gấc tốt cho sức khỏe và cách sử dụng mà bạn nên biết. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ ngay cùng người thân và bạn bè nhé!