Ăn nho có tác dụng gì? 15 tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

0
(0)

ho là loại quả quen thuộc với nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khoẻ. Vậy ăn nho có tác dụng gì? Các bạn cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Nguồn gốc, thành phần và các loại nho

Nguồn gốc và đặc điểm của quả nho

Nho là loại quả mọng lấy từ cây nho, một loại cây thân leo thuộc chi Nho (Vitis). Quả nho kết thành chùm từ 6 đến 300 quả và có nhiều màu như đen, lam, vàng, lục, đỏ tía, trắng.

Bạn đầu nho là loại quả dại, sau đó người ta bắt đầu trồng và thuần hóa nho bắt đầu từ 6.000 – 8.000 năm trước ở Cận Đông. Bằng chứng cho việc trồng nho cổ xưa nhất cách nay 8.000 năm trước ở Gruzia, sau đó lan sang các khu vực khác ở châu Âu, Bắc Phi và cuối cùng ở Bắc Mỹ.

Nho là loại quả mọng lấy từ cây nho
Nho là loại quả mọng lấy từ cây nho

Thành phần dinh dưỡng

Vỏ quả nho có các hợp chất tanin và dầu. Hạt nho chứa hợp chất tanin, phlobaphene, leucithin, vani và dầu béo.

Phần thịt quả nho chứa 75 – 85% nước, 18 – 33% đường glucose và fructose và nhiều chất cần thiết cho con người như: phlobaphene, acid galic, acid silicic, acid phosphoric, acid chanh, acid oxalic, acid folic, kali, magiê, canxi, mangan, coban, sắt và các vitamin B1, B2, B6, B12, A, C, P, K và PP cùng các enzyme.

Nho rất giàu vitamin và dưỡng chất
Nho rất giàu vitamin và dưỡng chất

Một số giống nho trên thịt trường

Vitis vinifera: Phần lớn nho thu hoạch trên thế giới là từ giống nho này, được sử dụng làm rượu vang châu Âu bản địa của vùng Địa Trung Hải và Trung Á.

Vitis labrusca: Là loài nho làm rượu châu Mỹ, bản địa của miền Đông Hoa Kỳ và Canada.

Nho Vitis labrusca
Nho Vitis labrusca

Vitis riparia: Đây là loài nho hoang, đôi khi dùng làm mứt và rượu vang, là loài bản địa của đông Hoa Kỳ và bắc Quebec.

Nho Vitis riparia
Nho Vitis riparia

Vitis rotundifolia: Thường được dùng làm mứt và rượu, là loài bản địa của đông nam Hoa Kỳ từ Delaware đến vịnh Mexico.

Vitis amurensis: loài nho quan trọng của châu Á.

Nho Vitis rotundifolia
Nho Vitis rotundifolia

Những công dụng tuyệt vời của nho đối với sức khỏe

Trong quả nho có các hợp chất chống oxi hóa, khoáng chất, vitamin,… nên nho được coi là loại trái cây có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Trong quả nho chứa các hợp chất chống oxi hóa mạnh là polyphenol có khả năng ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư bao gồm hực quản, phổi, miệng, hầu họng, tuyến tụy, tuyến tiền liệt và đại tràng.

Nho hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Nho hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Tốt cho tim mạch

Nho chứa chất chống oxy hóa (các flavonoid) đặc biệt là resveratrol được tập trung ở vỏ, hạt, và thân cây nho giúp ngăn ngừa tổn thương nội mạc mạch máu, làm giảm cholesterol “xấu” (LDL-cho), ngăn ngừa hình thành cục máu đông và chống viêm hiệu quả.

Hàm lượng Kali cao trong nho giúp lưu thông khí huyết, giảm nguy cơ đột quỵ, bảo vệ và giúp cơ thể chống lại sự suy giảm cơ, bảo vệ mật độ xương và giảm sự hình thành sỏi thận. Bên cạnh đó Kali cũng giúp giảm nguy cơ huyết áp cao do cơ thể hấp thụ nhiều Natri.

Nho chứa chất chống oxy hóa tốt cho tim mạch
Nho chứa chất chống oxy hóa tốt cho tim mạch

Tác dụng tốt cho hệ thần kinh

Các hợp chất có trong nho như acid folic, acid galic, acid silicic, acid phosphoric,… làm gia tăng hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Hơn nữa, các vitamin thuộc nhóm B, tianine và niacyne giúp tập trung tinh thần, giảm cảm giác bồn chồn lo âu, bạn sẽ cảm thấy minh mẫn để học tập và làm việc hiệu quả hơn.

Ăn nho có tác dụng tốt cho hệ thần kinh
Ăn nho có tác dụng tốt cho hệ thần kinh

Hạ huyết áp

Nho rất giàu kali, với 151 gram nho chứa tới 6% DV kali. Điều này rất quan trọng để duy trì huyết áp khỏe mạnh. Ngoài ra, Kali làm giãn động mạch và tĩnh mạch, ổn định huyết áp và thúc đẩy tuần hoàn máu bằng cách bài tiết natri.

Xem thêm: Bị tụt huyết áp nên ăn gì? Các loại thực phẩm phù hợp

Kali có trong nho giúp làm ổn định huyết áp
Kali có trong nho giúp làm ổn định huyết áp

Ngăn ngừa bệnh mãn tính

Nho, đặc biệt là vỏ và hạt, rất giàu chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa là những hợp chất giúp sửa chữa tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Sự thiếu hụt chất chống oxy hóa có liên quan đến nhiều bệnh mãn tính.

Chất chống oxy hoá trong nho giúp chữa nhiều bệnh mãn tính
Chất chống oxy hoá trong nho giúp chữa nhiều bệnh mãn tính

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Nho có chỉ số GI (chỉ số đường huyết) trung bình thấp nên bạn có thể sử dụng nho thường xuyên. Ngoài ra, các hợp chất có trong nho có thể giúp cải thiện phản ứng insulin – hocmon duy nhất giúp làm hạ đường huyết trong máu.

Ngoài ra, hợp chất resveratrol trong nho còn có tác dụng chống lại lượng đường trong máu cao. Từ đó, giảm nguy cơ và ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu qủa
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu qủa

Ngăn ngừa các bệnh về mắt

Nho có chứa resveratrol, một hoạt chất chống lại bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và bệnh về mắt do tiểu đường. Ngoài ra, hợp chất này còn bảo vệ tế bào võng mạc của mắt khỏi tia UVA-UV. Điều này làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.

Ngoài ra, nho còn có cho mình hợp chất chống oxy hoá là lutein và zeaxanthin, giúp cải thiện khả năng quan sát của mắt. Bên cạnh đó, hợp chất này còn giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt hiệu quả.

Bảo vệ mắt
Bảo vệ mắt

Tăng cường sức khỏe não bộ

Ăn nho giúp cải thiện trí nhớ và sức khỏe não bộ nhờ hoạt chất resveratrol. Chất này còn có tác dụng chống lại bệnh Alzheimer bằng cách giảm viêm não và loại bỏ amyloid beta peptide, chất ảnh hưởng đến não.

Tăng cường sức khỏe não bộ nhờ hoạt chất resveratrol có trong nho
Tăng cường sức khỏe não bộ nhờ hoạt chất resveratrol có trong nho

Hạn chế béo phì

Anthocyanin có trong nho có tác dụng ngăn ngừa béo phì. Bởi chất này giúp ngăn ngừa tình trạng tăng cân trong cơ thể và giảm lượng mỡ trong gan. Ngoài ra, proanthocyanidin chiết xuất từ ​​hạt nho làm tăng mức độ hormone gây no GLP-1, do đó làm giảm cảm giác thèm ăn và lượng thức ăn được nạp vào.

Proanthocyanidin chiết xuất từ ​​hạt nho làm giảm cảm giác thèm ăn
Proanthoyanidin chiết xuất từ ​​hạt nho làm giảm cảm giác thèm ăn

Làm chậm quá trình lão hóa

Resveratrol chống oxy hóa có thể làm chậm các dấu hiệu lão hóa da. Bởi nhờ chất này mà cơ thể giảm bớt căng thẳng, kích hoạt từ từ các gen liên quan đến lão hóa, giúp kéo dài tuổi thọ.

Resveratrol của nho giúp chống quá trình lão hoá
Resveratrol của nho giúp chống quá trình lão hoá

Có thể giảm táo bón

Nho rất giàu chất xơ, giúp giảm đáng kể các triệu chứng táo bón. Chất xơ có trong nho giúp giảm thời gian phân đi qua ruột kết. Ngoài ra, nho rất giàu nước (khoảng 81%), hỗ trợ hydrat hóa và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Chất xơ trong nho giúp giảm táo bón
Chất xơ trong nho giúp giảm táo bón

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Vỏ nho chứa melatonin tự nhiên, một loại hormone thúc đẩy giấc ngủ và điều hòa sự ổn định của giấc ngủ. Vì vậy, ăn nho vào buổi tối sẽ giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ và giúp bạn ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, bạn nên ăn xong và súc miệng kỹ ít nhất hai giờ trước khi đi ngủ để ngăn ngừa sâu răng.

Vỏ nho chứa melatonin tự nhiên giúp cải thiện giấc ngủ
Vỏ nho chứa melatonin tự nhiên giúp cải thiện giấc ngủ

Tăng cường sức khỏe da và tóc

Hợp chất resveratrol có trong nho bảo vệ da và tóc của bạn. Trên thực tế, mỹ phẩm thường chứa hợp chất này để giúp xây dựng hàng rào bảo vệ da. Cụ thể, hoạt chất resveratrol này còn giúp tăng nồng độ collagen và làm cho làn da bạn trở nên khoẻ khắn hơn.

Ngoài ra, hoạt chất resveratrol còn bảo vệ nang tóc khỏi các tác động của môi trường. Từ đó, thúc đẩy sự gia tăng của các tế bào nang tóc quan trọng, giúp tóc khoẻ mạnh, mượt mà.

Hợp chất resveratrol có trong nho bảo vệ da và tóc
Hợp chất resveratrol có trong nho bảo vệ da và tóc

Tác dụng chống viêm và tăng cường khả năng miễn dịch

Những hợp chất, khoáng chất, các loại vitamin chứa trong trái nho và hạt nho có tác dụng làm gia tăng khả năng miễn dịch của cơ thể giúp chống lại các bệnh dị ứng và hen suyễn.

Các loại vitamin chứa trong trái nho giúp tăng hệ miễn dịch
Các loại vitamin chứa trong trái nho giúp tăng hệ miễn dịch

Tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa

Nho có nhiều chất xơ, các chất oxi hóa, chất kháng viêm thúc đẩy lưu thông thức ăn, tăng cường sức co bóp của cơ trơn đường tiêu hóa giúp phòng ngừa táo bón, gia tăng sự xuất tiết các dịch tiêu hóa và rút ngắn quá trình lên men trong ruột.

Nho còn có tác dụng lợi tiểu nên các chất độc hại được đào thải nhanh chóng ra ngoài. Bên cạnh đó ăn nho giúp cải thiện chức năng gan, chống viêm nhiễm, phòng ngừa sỏi mật, sỏi thận.

Chất xơ, các chất oxi hóa, chất kháng viêm trong nho giúp tốt cho hệ tiêu hoá
Chất xơ, các chất oxi hóa, chất kháng viêm trong nho giúp tốt cho hệ tiêu hoá

Ăn nhiều nho có ảnh hưởng gì?

Ăn nho ở mức độ vừa phải mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ xảy ra những vấn đề sau:

  • Đối mặt với việc tăng cân: Theo tạp chí sức khỏe Healthline, nếu ăn hơn 30 quả nho một ngày, cơ thể bạn sẽ dung nạp nhiều calo và dễ tăng cân.
  • Gây dư thừa carbohydrate: 151 gam nho chứa tới 27 gam carbohydrate nên bạn sẽ nạp vào cơ thể quá nhiều carbohydrate và làm sự cân bằng dinh dưỡng bị phá vỡ. Từ đó, cơ thể bạn sẽ trở nên khó hấp thụ protein và chất béo.
  • Gây khó tiêu: Ăn quá nhiều nho làm tăng lượng chất xơ, khiến cơ thể không tiêu hóa hết được. Vì thế, bạn sẽ dễ bị táo bón và tiêu chảy cho cơ thể đang cố đào thải chất xơ ra ngoài.
Ăn quá nhiều nho sẽ gây những bất lợi cho cơ thể
Ăn quá nhiều nho sẽ gây những bất lợi cho cơ thể

Những ai không nên ăn nho

Người bệnh tiểu đường

Nho có hàm lượng glucose và fructose rất cao. Nếu bệnh nhân tiểu đường ăn quá nhiều có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao nguy hiểm. Vì vậy, hạn chế ăn nho sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu.

Xem thêm: Những loại trái cây ít đường giảm cân và cho người tiểu đường

Nho có hàm lượng glucose và fructose nên người bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn
Nho có hàm lượng glucose và fructose nên người bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn

Người bệnh đường ruột

Nho rất giàu chất xơ nên người bị rối loạn đường ruột không nên ăn quá nhiều vì dạ dày sẽ khó tiêu hóa. Từ đó, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và cảm giác thèm ăn của người bệnh đường ruột.

Nho rất giàu chất xơ nên người bị rối loạn đường ruột không nên ăn
Nho rất giàu chất xơ nên người bị rối loạn đường ruột không nên ăn

Người béo phì

Nho chứa không quá nhiều calo. Tuy nhiên, nếu một người thừa cân ăn nhiều nho trong một ngày thì sẽ ngày càng tăng cân và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ.

Nho chứa nhiều calo không tốt cho người béo phì
Nho chứa nhiều calo không tốt cho người béo phì

Người điều trị tăng huyết áp

Nho có chứa chất ức chế canxi làm chậm quá trình chuyển hóa thuốc. Từ đó, khiến những người đang điều trị bệnh tăng huyết áp không thể hấp thụ hết các công dụng của thuốc và khiến bệnh huyết áp trở nên nghiêm trọng.

Nho có chứa chất ức chế canxi giúp giảm tác dụng khi điều trị bệnh cao huyết áp
Nho có chứa chất ức chế canxi giúp giảm tác dụng khi điều trị bệnh cao huyết áp

Ăn nho cả vỏ có tốt không?

Câu trả lời là rất tốt nhé! Bởi vì trong vỏ của mỗi quả nho sẽ chứa một loại hợp chất vàng đó là “Resveratrol”. Hợp chất này là 3,5,4’-trihydroxy-stilbene có hoạt tính sinh học rất cao. Nếu nạp vào cơ thể thường xuyên sẽ có thể ngăn ngừa ung thư, ức chế sự phát triển của thành u.

Ăn nho cả vỏ rất tốt
Ăn nho cả vỏ rất tốt

Cách sử dụng nho và các chế phẩm từ nho

Cách sử dụng nước ép nho: Mỗi ngày bạn sử dụng 50g nho tươi rửa sạch, để cả vỏ và hạt ép lấy nước, có thể pha chung với các loại nước ép trái cây khác tùy thích. Tác dụng giải khát, thanh lọc cơ thể, nâng cao sức đề kháng hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm,…

Nước ép nho
Nước ép nho

Cách sử dụng rượu nho: Rượu nho tuy tốt cho sức khỏe giúp lưu thông khí huyết nhưng vì là thức uống có cồn nên không nên lạm dụng. Mỗi ngày phụ nữ nên dùng 100ml và nam giới 200ml là tốt nhất.

Cách sử dụng sinh tố nho: Để làm sinh tố nho bạn dùng 200g nho tím, 100ml sữa tươi (hoặc sữa đậu nành), 1 hộp sữa chua không đường, một ít đá xay tất cả cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn mịn. Đây là thức uống ngon giúp nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tim mạch.

Cách sử dụng nho khô: Mỗi ngày dùng 10-20g nho khô giúp nhuận tràng, nhuận phế, long đờm.

Nho khô
Nho khô

Cách sử dụng chiết suất hạt nho: Sử dụng chiết suất hạt nho giúp chống lão hóa, bảo vệ tim mạch, chống rối loạn chuyển hóa lipid, phòng ngừa xơ vữa mạch máu. Bôi vết thương hở ngoài da giúp mau lành vết thương.

Chiết suất hạt nho
Chiết suất hạt nho

Xem thêm:

Hy vọng bài viết trên giúp các bạn sẽ nắm rõ ăn nho có tác dụng gì và các chế phẩm từ nho cũng như cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Hẹn gặp bạn ở các bài viết sau của KHOEPLUS24H nhé! 

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Lương Bá Trọng
Lương Bá Trọng
Chào các bạn, mình là Bá Trọng. Mình luôn quan tâm đến sức khỏe và dinh dưỡng. Mình thích tìm hiểu và chia sẻ những kiến thức hữu ích về sức khỏe để mọi người có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Bài viết liên quan