Tuy có kích thước nhỏ nhưng hạt chia là thực phẩm siêu chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe, kể cả phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Vậy hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu nhiều hơn về những tác dụng của hạt chia đối với bà bầu và cách sử dụng hạt chia để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe trong chuyên mục Cẩm nang sức khỏe nhé!
Tác dụng hạt chia với bà bầu
Khi sử dụng hạt chia, các chị em phụ nữ mang thai sẽ được nhiều lợi ích về mặt sức khỏe như:
Tốt cho hệ tiêu hoá
Không ít phụ nữ mang thai gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hóa, nhất là chứng táo bón và đôi khi là bệnh trĩ. Vì thế, việc bổ sung thực phẩm giàu chất xơ là điều hết sức quan trọng để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Trung bình, mỗi muỗng cà phê (12 – 15gr) hạt chia chứa khoảng 8gr chất xơ, tương đương với 32% lượng chất xơ được khuyến nghị dùng mỗi ngày.
Tăng các tế bào hồng cầu
Trong thời gian mang thai, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng lạnh chân tay, đây là dấu hiệu cơ thể bị thiếu chất sắt, dẫn đến việc thiếu máu.
Nói một cách khác, khi cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu thường dẫn đến việc thiếu máu như xuất hiện choáng mặt và lạnh chân tay ở bà bầu.
Đây là lúc cần phải được bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như các loại thịt đỏ, rau bina và hạt chia để khắc phục được tình trạng này.
Hỗ trợ phát triển xương của thai nhi
Phụ nữ mang thai cần được hấp thu khoảng 1000 mg canxi mỗi ngày. Tuy nhiên, không phải uống sữa nhiều là có thể cung cấp được lượng canxi đó cho cơ thể.
Trái lại, các bà bầu nên phối hợp việc uống sữa và nhiều loại thực phẩm khác để bổ sung đầy đủ canxi, gồm cả hạt chia, nhằm giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh và không làm ảnh hưởng đến xương khớp của thai phụ.
Cụ thể, trung bình 1 muỗng canh hạt chia cung cấp khoảng 152mg canxi, chiếm khoảng 15% lượng canxi cung cấp mỗi ngày cho cơ thể.
Giúp mẹ bầu no lâu hơn
Hầu hết, các bà bầu thường hay có cảm giác đói và tiêu thụ rất nhiều thực phẩm. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến bị tăng cân quá nhiều khi mang thai.
Vì thế, việc sử dụng hạt chia sẽ giúp bà bầu có cảm giác no lâu mà không cần phải tiêu thụ thêm nhiều thực phẩm gây hại cho sức khỏe. Lợi ích này là do hạt chia chứa lượng chất xơ và protein đáng kể.
Cung cấp omega 3
Axit béo omega 3 là một trong những loại axit béo có lợi cho sức khỏe, như có khả năng làm giảm viêm mãn tính, giảm bớt triệu chứng trầm cảm, lo lắng và cải thiện sức khỏe cho đôi mắt.
Hơn nữa, omega 3 của hạt chia thuộc chủ yếu là axit alpha-linolenic (ALA) thường hay có mặt trong quá trình chuyển hóa của axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) – đây là 2 loại axit béo cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi.
Duy trì lượng đường máu
Nội tiết tố trong thời gian mang thai có thể gây ra sự tích tụ của glucose trong máu, nên việc kiểm soát lượng đường trong máu là rất cần thiết cho bà bầu để tránh gây ra bệnh tiểu đường ngoài ý muốn.
Vì khi đường huyết lên xuống bất thường, đều làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi lẫn thai phụ.
Trong khi đó, hạt chia không chỉ có tác dụng ngăn ngừa táo bón mà còn giúp cho bà bầu kiểm soát được hàm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng và thành phần đường từ thực phẩm vào cơ thể sau khi ăn.
Cung cấp năng lượng
Nhiều hợp chất trong hạt chia có thể giúp bà bầu giảm bớt sự mệt mỏi và tạo năng lượng tích cực hơn trong quá trình mang thai. Tinh thần mẹ bầu cảm thấy phấn chấn và vui vẻ hơn đều tác động tích cực đến sự phát triển của thai nhi.
Tác hại của hạt chia nếu dùng quá nhiều
Nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu lẫn thai nhi, thì việc dùng hạt chia quá nhiều sẽ gây ra một số tác dụng phụ cần được biết như sau:
Gây tiêu chảy và đầy bụng
Tiêu thụ nhiều chất xơ cũng trở thành nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, như xuất hiện triệu chứng đầy bụng hoặc tiêu chảy ở bà bầu.
Vì thế, nếu dùng từ 1 – 2 muỗng canh hạt chia mỗi ngày thì bà bầu cần nên cân đối lại việc tiêu thụ các thực phẩm khác có chứa chất xơ, để tránh tiêu thụ nhiều chất xơ mỗi ngày.
Có thể gây tương tác thuốc
Hạt chia chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe nhưng việc dùng hạt chia trong giai đoạn mang thai cần được tư vấn bởi bác sĩ.
Chẳng hạn, phụ nữ mang thai đang dùng thuốc kiểm soát đường huyết thì nên cân nhắc khi sử dụng hạt chia dưới mọi hình thức. Vì hạt chia có khả năng làm giảm hàm lượng đường trong máu và gây ảnh hưởng đến việc dùng thuốc điều trị bệnh.
Có thể gây ngạt thở
Hạt chia có xu hướng nở ra khi gặp nước, thậm chí hút nước gấp 10 lần so với kích thước nhỏ bé vốn có của chúng. Do đó, nếu không uống cẩn thận sẽ gây ra tình trạng mắc nghẹn hoặc ngạt thở vì có thể làm xuất hiện nhiều đờm trong cổ họng.
Gây dị ứng
Trường hợp này rất ít khi xảy ra, đôi khi việc dùng hạt chia có thể gây dị ứng nhẹ như cảm giác ngứa ran trên môi hoặc lưỡi, thậm chí là đau bụng như kiểu ốm ghén.
Cách sử dụng hạt chia cho bà bầu
Trước khi sử dụng, bạn cần phải ngâm cho hạt chia nở ra. Sau đó, có thể bổ sung hạt chia vào những món ăn yêu thích của mình như sữa chua hạt chia, các loại sinh tố và nước ép, kể cả một số đồ uống giải nhiệt như nước mát, nước sâm bí đao,…
Với những chia sẻ phía trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về tác dụng của hạt chia với bà bầu và cách sử dụng hạt chia sao cho an toàn với bà bầu rồi nhé.