Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và tránh ăn gì để nhanh khỏi?

0
(0)

Cơ thể chúng ta thường sẽ có cảm giác mệt mỏi, không thể tập trung học hành hay hoàn thành tốt công việc. Vậy sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn gì để cơ thể mau khỏe lại? Hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây bạn nhé!

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bạn tiêu thụ các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây bệnh. Thường, nguyên nhân chính là do ăn phải thực phẩm ôi thiu hoặc nhiễm mốc. Triệu chứng của ngộ độc có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nhiễm độc.

Các dấu hiệu phổ biến bao gồm: Buồn nôn, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy, sốt, mệt mỏi và mất nước. Thực tế, các triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện vài giờ sau khi ăn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dấu hiệu này có thể bắt đầu sau vài ngày hoặc vài tuần.

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bạn tiêu thụ các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩ
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bạn tiêu thụ các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩ

Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

Nước

Biểu hiện phổ biến của ngộ độc thực phẩm là nôn mửa và tiêu chảy, đây là hai tình trạng thường khiến cho cơ thể bị mất nước, trong khi nước lại rất quan trọng để giúp cho cơ thể chống lại những tác nhân gây ngộ độc thực phẩm.

Do đó, bạn hãy cố gắng uống từng ngụm nước nhỏ, hoặc thử bổ sung nước uống thể thao thì càng tốt, vì việc này sẽ cung cấp nhiều chất điện giải cho cơ thể, nhờ đó ngăn ngừa được tình trạng mất nước làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng đồ uống không chứa thành phần caffeine, như trà đã khử caffeine, bia gừng,… thậm chí là nước luộc rau hoặc nước luộc thịt.

Hãy cố gắng uống từng ngụm nước nhỏ
Hãy cố gắng uống từng ngụm nước nhỏ

Gừng

Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa có đặc tính chống viêm và có khả năng làm dịu dạ dày. Vì thế, không có lý do nào mà bạn từ chối việc uống trà gừng với mật ong, hoặc nhai vài lát gừng tươi để nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi trải qua các triệu chứng bị ngộ độc thực phẩm.

Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa có đặc tính chống viêm
Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa có đặc tính chống viêm

Mật ong

Mật ong có vị ngọt thanh và tốt cho sức khỏe nhiều hơn so với đường tinh luyện. Đặc biệt nhất là mật ong có khả năng chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên, rất có lợi cho hệ tiêu hóa.

Không những thế, nếu tiêu thụ 1 muỗng canh (21gr) mật ong thì cơ thể sẽ nhận được 64 calo kèm với 17gr đường (gồm có loại glucose, sucrose, fructose và maltose). Do đó, việc sử dụng mật ong sẽ góp phần cung cấp năng lượng cho cơ thể phục hồi sau khi bị ngộ độc thực phẩm.

Mật ong có vị ngọt thanh và tốt cho sức khỏe
Mật ong có vị ngọt thanh và tốt cho sức khỏe

Chanh

Chanh chứa nhiều vitamin C, vừa có đặc tính chống viêm vừa có thể kháng khuẩn và kháng vi rút hiệu quả. Vì thế, việc uống ly nước chanh ấm sau khi bị ngộ độc thực phẩm sẽ phục hồi và cải thiện được tình trạng sức khỏe.

Chanh chứa nhiều vitamin C, vừa có đặc tính chống viêm vừa có thể kháng khuẩn
Chanh chứa nhiều vitamin C, vừa có đặc tính chống viêm vừa có thể kháng khuẩn

Khoai tây

Khoai tây chứa phần lớn là tinh bột kèm với một lượng vừa đủ chất xơ và protein, nhưng lại hầu như không có thành phần chất béo nào. Ngoài ra, việc dùng khoai tây còn giúp cho cơ thể sau khi ngộ độc thực phẩm được bổ sung thêm nhiều khoáng chất, vitamin thiết yếu như vitamin C và kali.

Khoai tây chứa phần lớn là tinh bột kèm với một lượng vừa đủ chất xơ và protein
Khoai tây chứa phần lớn là tinh bột kèm với một lượng vừa đủ chất xơ và protein

Chuối

Chuối là loại trái cây rất giàu kali, vì mỗi quả chuối trung bình chứa khoảng 422mg kali. Trong khi, kali là một trong những chất điện giải cần thiết để duy trì chất lỏng trong cơ thể, đồng thời nó còn hỗ trợ điều phối sự di chuyển các chất dinh dưỡng, loại bỏ chất thải bên trong và ngoài tế bào.

Nói một cách khác, việc ăn chuối sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhờ đó phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn sau khi ngộ độc thực phẩm.

Chuối là loại trái cây rất giàu kali
Chuối là loại trái cây rất giàu kali

Ngũ cốc

Ngũ cốc là thực phẩm chứa đa dạng các loại khoáng chất như canxi, magie và kali đều cần thiết cho sức khỏe con người. Hơn nữa, thực phẩm này còn giúp cải thiện sự chuyển động của nhu động đường ruột và tăng cường độ rắn của phân, từ đó giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh để hỗ trợ tốt cho sức khỏe hệ miễn dịch.

Bạn có thể dùng bột yến mạch nấu cháo và sử dụng để khắc phục được tình trạng mệt mỏi và nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi trải qua ngộ độc thực phẩm.

Ngũ cốc là thực phẩm chứa đa dạng các loại khoáng chất
Ngũ cốc là thực phẩm chứa đa dạng các loại khoáng chất

Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng chứa phần lớn là nước và khoảng 10% là protein nên rất phù hợp cho sức khỏe người sau khi bị ngộ độc thực phẩm.

Tuy nhiên, khi chọn dùng lòng trắng trứng, bạn cần phải đảm bảo rằng cơ thể bạn không dị ứng với bất kì thành phần nào của trứng vì một số trường hợp trở nặng có thể gây ra sốc phản vệ.

Ngoài ra, trứng cũng có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella nên hãy chọn loại trứng có nguồn gốc, đồng thời hãy chế biến trứng chín trước khi sử dụng là được.

Lòng trắng trứng chứa phần lớn là nước và khoảng 10% là protein
Lòng trắng trứng chứa phần lớn là nước và khoảng 10% là protein

Giấm táo và táo

Hợp chất trong táo có thể ức chế được sự phát triển của các vi khuẩn trong dạ dày, từ đó giảm thiểu các triệu chứng gây khó chịu sau khi cơ thể trải qua ngộ độc thực phẩm.

Ngoài việc ăn táo trực tiếp (đã bỏ đi lớp vỏ táo), thì giấm táo cũng có thể giảm bớt một số triệu chứng ngộ độc nhờ đặc tính kiềm hóa của nó – có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và làm dịu đi niêm mạc dạ dày. Lưu ý khi sử dụng giấm táo, bạn nên pha loãng vào nước ấm, rồi uống trước khi ăn là được.

Giấm táo cũng có thể giảm bớt một số triệu chứng ngộ độc
Giấm táo cũng có thể giảm bớt một số triệu chứng ngộ độc

Húng quế

Hãy bổ sung húng quế trong bữa ăn, hoặc bạn có thể uống nước ép lá húng quế kèm chút mật ong khoảng 2 lần/ngày sẽ khắc phục được các dấu hiệu khó chịu ở bụng sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Vì húng quế có thể ức chế được sự phát triển của vi khuẩn và chống lại sự gây hại của vi rút hiệu quả.

Hãy bổ sung húng quế trong bữa ăn
Hãy bổ sung húng quế trong bữa ăn

Tỏi

Với đặc tính kháng khuẩn, kháng vi rút và chống nấm, tỏi được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm. Chẳng hạn, việc dùng 1 nhánh tỏi vào mỗi ngày khi cơ thể đang đói, sẽ giảm bớt được triệu chứng đau bụng và tiêu chảy.

Với đặc tính kháng khuẩn, kháng vi rút và chống nấm
Với đặc tính kháng khuẩn, kháng vi rút và chống nấm

Hạt thì là

Hạt thì là chứa nhiều hợp chất thực phẩm có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ nên có khả năng chống lại những vi sinh vật gây hại cho sức khỏe.

Vì thế, bạn hãy thử đun một ít hạt thì là, rồi cho thêm ít muối trước khi uống, hoặc sử dụng nước ép hạt thì là khoảng 2 lần/ngày để cải thiện những dấu hiệu sau khi bị ngộ độc thực phẩm.

Hạt thì là chứa nhiều hợp chất thực phẩm có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ
Hạt thì là chứa nhiều hợp chất thực phẩm có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ

Sau khi trúng thực nên kiêng ăn gì?

Thực phẩm quá giàu đạm

Chất đạm khó tiêu hơn tinh bột. Vì vậy khi bị ngộ độc thức ăn, nếu bạn ăn ngay trứng, cá béo, thịt bò sẽ gây thêm “gánh nặng” cho hệ tiêu hóa vì dạ dạ lúc này đang còn yếu.

Chất đạm khó tiêu hơn tinh bột
Chất đạm khó tiêu hơn tinh bột

Chất béo

Các thực phẩm giàu chất béo không tốt như đồ ăn có nhiều dầu mỡ, bánh kẹo, thực phẩm chế biến sẵn sẽ gây khó tiêu và có nguy cơ tái ngộ độc cho bệnh nhân.

Các thực phẩm giàu chất béo sẽ gây khó tiêu
Các thực phẩm giàu chất béo sẽ gây khó tiêu

Đồ ăn cay

Ruột sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi bạn bị ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, bạn nên tránh ăn quá nhiều đồ ăn cay để quá trình phục hồi không bị ảnh hưởng.

Tránh ăn quá nhiều đồ ăn cay
Tránh ăn quá nhiều đồ ăn cay

Thực phẩm giàu chất xơ

Bình thường, chất xơ sẽ có lợi cho hệ tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón. Tuy nhiên, sau khi bị ngộ độc thực phẩm, cung cấp quá nhiều chất xơ cho cơ thể không còn có lợi cho đường ruột, thay vào đó sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy hơi. Bạn có thể chọn các thực phẩm giàu chất xơ dễ tiêu hóa như khoai tây, khoai lang, cà rốt, củ cải,…

Chất xơ sẽ có lợi cho hệ tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón
Chất xơ sẽ có lợi cho hệ tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón

Đồ uống có chất kích thích

Khi bạn bị ngộ độc thức ăn, các thức uống như bia rượu, cà phê, nước giải khát sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa. Do đó, nếu muốn phục hồi nhanh, hãy nói không với các loại nước này.

Bia rượu, cà phê, nước giải khát sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa
Bia rượu, cà phê, nước giải khát sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Cơ thể sẽ tạm ngưng không dung nạp lactose khi bạn bị ngộ độc thực phẩm. Việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ, sữa chua,… có thể dẫn đến các tình trạng buồn nôn, tiêu chảy trở nên nặng hơn. Vì vậy, hãy đợi đến khi cơ thể khỏe mạnh rồi mới tiêu thụ lại các sản phẩm từ sữa bạn nhé!

Tiêu thụ các sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ, sữa chua,... có thể dẫn đến các tình trạng buồn nôn
Tiêu thụ các sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ, sữa chua,… có thể dẫn đến các tình trạng buồn nôn

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm hiệu quả

Luôn rửa sạch thực phẩm

Bất kể bạn mua thực phẩm ở đâu, việc làm sạch thực phẩm trước khi chế biến là điều cần thiết. Đặc biệt, khi ăn trực tiếp trái cây và rau sống không qua xử lý nhiệt, bạn cần rửa sạch thật kỹ. Đối với thịt và cá, hãy rửa sạch và chế biến chúng ngay sau đó và nên ăn hết trong ngày.

Việc làm sạch thực phẩm trước khi chế biến là điều cần thiết
Việc làm sạch thực phẩm trước khi chế biến là điều cần thiết

Bảo quản thức ăn đúng cách

Để giữ thực phẩm tươi ngon, lâu hỏng, bạn cần bảo quản trong túi zip và để trong ngăn mát của tủ lạnh. Với rau củ, hãy tách bỏ phần hỏng trước khi đem cất. Còn với thịt, cá, hãy rửa sạch và đặt vào hộp kín, bảo quản trong ngăn đông của tủ lạnh.

Thực phẩm đã chế biến cần hạn chế bảo quản. Nhưng nếu cần thiết, hãy đặt chúng trong hộp đậy kín và để trong ngăn mát của tủ lạnh.

Bảo quản trong túi zip và để trong ngăn mát của tủ lạnh
Bảo quản trong túi zip và để trong ngăn mát của tủ lạnh

Nấu chín thức ăn

Nấu chín thức ăn là cách giúp bạn tránh được tình trạng ngộ độc thực phẩm. Tốt nhất là hãy nấu chín thức ăn trong nhiệt độ từ 60 đến 100 độ (tùy thuộc vào loại thực phẩm). Bên cạnh đó, hãy ưu tiên các món chế biến như hấp, luộc, nấu súp hơn là làm gỏi hay ăn sống.

Nấu chín thức ăn là cách giúp bạn tránh được tình trạng ngộ độc thực phẩm
Nấu chín thức ăn là cách giúp bạn tránh được tình trạng ngộ độc thực phẩm

Ăn uống đúng mực

Ăn uống đúng lúc, đúng lượng là cách để bạn kiểm soát việc mình có bị ngộ độc thực phẩm hay không. Bạn hãy cố gắng ăn đúng giờ và ăn no 80%, hạn chế ăn trong vài giờ vì dạ dày cần được nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, bạn có thể uống nước từng ngụm nhỏ và nên giảm bớt thức uống có cồn hay caffeine. Tốt hơn hết là nên chọn thực phẩm lành tính, được sơ chế và nấu chín kỹ càng để ăn.

Ăn uống đúng lúc, đúng lượng
Ăn uống đúng lúc, đúng lượng

Tự nấu ăn

Tự nấu ăn tại nhà là cách tốt để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm, thay vì thường xuyên ăn ở các quán, nhà hàng. Nấu ăn tại nhà cho phép bạn kiểm soát mọi giai đoạn chế biến từ sơ chế đến khi ra thành phẩm.

Khi mua thực phẩm, hãy chọn những sản phẩm tươi, không bị ôi thiu, không quá hạn sử dụng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình chế biến, hãy đảm bảo dụng cụ nấu ăn sạch sẽ và luôn rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn.

Tự nấu ăn tại nhà là cách tốt để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm,
Tự nấu ăn tại nhà là cách tốt để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Xem thêm:

Như vậy, thông qua bài viết trên, KHOEPLUS24H đã mang đến cho bạn nội dung ngộ độc thực phẩm nên ăn gì. Bạn thấy thông tin này có hữu ích hay không? Chia sẻ cho chúng tôi biết với nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Khương Linh
Khương Linh
Hi cả nhà, mình là Khương Linh. Mình là một người yêu thích gym và dinh dưỡng. Mình muốn chia sẻ những kiến thức của mình để mọi người có một cuộc sống khỏe mạnh và năng động hơn.

Bài viết liên quan