Sâm đương quy là gì?
Sâm đương quy là gì?
Sâm đương quy có tên gọi tiếng Anh là Angelica hoặc Female ginseng và tên khoa học là Angelica sinensis. Đây là một loại cây thân thảo sống lâu năm với chiều cao phát triển từ 40 – 80cm.
Chúng thường mọc ở các vùng núi có độ cao từ 2.000 – 3.000m thuộc khu vực có khí hậu ẩm mát. Lá cây đương quy có hình mác dài, không cuống hoặc cuống ngắn. Hoa mọc thành cụm và có màu trắng lục nhạt.
Ở Việt Nam, cây đương quy được trồng nhiều ở các tỉnh vùng Tây Bắc như Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai,… và khu vực Tây Nguyên.
Cách sử dụng cây đương quy
Người ta thu hoạch cây đương quy vào mùa thu, chỉ lấy phần rễ, rồi đem đi sao khô hoặc phơi khô để sử dụng.
Phần rễ cây đương quy, còn gọi là sâm đương quy, có hàm lượng tinh dầu khoảng 0.26% với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả trong Đông y. Sâm đương quy có vị ngọt kèm với chút vị đắng và cay và thoảng hương thơm.
Thành phần dinh dưỡng của cây đương quy
Rễ đương quy chứa tinh dầu với hàm lượng lên tới 0.26% và đây chính là thành phần quan trọng quyết định tác dụng của cây. Ngoài tinh dầu, rễ đương quy cũng chứa nhiều hợp chất khác bao gồm coumarin/cumarin, saccharide, axit amin, sterol, biotin và nhiều loại vitamin có lợi cho sức khỏe như vitamin B12, vitamin B9,…
Sâm đương quy có tác dụng gì?
Có đặc tính chống ung thư
Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện trong ống nghiệm và trên động vật cho thấy: chiết suất từ sâm đương quy có khả năng chống lại nguy cơ gây tế bào u nguyên bào thần kinh đệm, đây chính là một dạng của bệnh ung thư não rất nguy hiểm.
Chữa lành vết thương
Một số hợp chất trong sâm đương quy có thể giúp vết thương mau lành, nhờ khả năng thúc đẩy sự hình thành của các mạch máu hoặc góp phần tạo ra những mạch máu mới trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Ngoài ra, việc dùng sâm đương quy có thể hỗ trợ tốt trong việc chữa lành vết thương thường gặp ở những người bị bệnh tiểu đường.
Xem thêm: Ăn gì mau lành vết thương? Những thực phẩm nên và không nên ăn để vết thương nhanh lành
Làm dịu các triệu chứng mãn kinh
Từ rất lâu, trong nền Y học cổ truyền Trung Quốc, thầy thuốc đã sử dụng sâm đương quy để điều trị các triệu chứng liên quan đến mãn kinh cũng như các vấn đề khác liên quan đến nội tiết tố nữ.
Cụ thể, trong một số nghiên cứu chỉ ra: sâm đương quy có thể duy trì hoặc làm tăng mức độ lưu thông của serotonin – đây chính là nhân tố gây ra triệu chứng nóng trong người và khó chịu của phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.
Giảm chứng viêm khớp
Việc bổ sung sâm đương quy giúp cơ thể giảm được tình trạng đau do viêm khớp gây ra, đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi sụn giữa các khớp, nhờ đó giảm bớt các triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm khớp dạng thấp (RA).
Xem thêm: Ăn gì tốt cho xương khớp? Top 12 thực phẩm tốt cho xương khớp chắc khoẻ
Tốt cho não bộ
Hoạt chất có trong sâm đương quy có khả năng ức chế sự kết tập của các tiểu cầu, hỗ trợ tốt trong việc điều trị huyết khối não và viêm tắc tĩnh mạch huyết khối. Không những thế, sâm đương quy còn mang lại hiệu quả trong việc tăng cường tuần hoàn máu não, góp phần não bộ hoạt động tốt hơn.
Xem thêm: 11 thực phẩm tốt cho não bộ, giúp tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung
Làm đẹp da
Sâm đương quy chứa nhiều hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa nên có lợi cho việc làm đẹp da nếu như sử dụng đúng cách. Vì thế, nếu bạn muốn sở hữu làn da tươi trẻ và mịn màn thì có thể nghĩ đến việc dùng sâm đương quy hoặc một số mỹ phẩm có thành phần hóa học từ loại sâm này.
Xem thêm: Tổng hợp 15 loại trái cây tốt cho da mặt dễ dàng bổ sung nhất
Bồi bổ khí huyết
Đương quy chứa các hợp chất như ligustilide và N-butylphthalide, có khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu. Ngoài ra, nó còn chứa các loại vitamin B12 và acid folic, giúp thúc đẩy sản xuất tế bào hồng cầu, đảm bảo cơ thể có đủ lượng máu.
Thảo dược này có khả năng cải thiện các vấn đề như máu kém chất lượng, mệt mỏi, môi thâm, tóc bạc sớm và kém ăn uống. Ngoài ra, đương quy cũng có khả năng ức chế sự kết tập tiểu cầu, có liên quan đến việc điều trị huyết khối não và viêm tắc tĩnh mạch khối. Điều này cải thiện tuần hoàn máu đến não.
Khả năng chống oxy hóa
Tính chống oxi hóa của đương quy có lợi cho hệ sinh sản, xương, da và sức khỏe tổng thể, cũng như giúp cân bằng tâm trạng. Các gốc tự do có khả năng gây hại cho mô bằng cách phá hủy cấu trúc tế bào.
Đương quy đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn điều này bằng cách thúc đẩy hoạt động và sản xuất các enzyme chống oxi hóa như NQO1, SOD và CAT. Hơn nữa, nó còn kích hoạt sản xuất các hợp chất phosphatidylinositol, giúp tế bào tồn tại dưới tác động của oxi hóa.
Giải tỏa căng thẳng
Một số nghiên cứu đã cho thấy đương quy có khả năng hỗ trợ trong việc chống trầm cảm và có thể có tác động tích cực đến tâm trạng. Nghiên cứu trên động vật cũng đã chỉ ra rằng sử dụng chiết xuất từ đương quy có thể thay đổi hoạt động của một protein trong não liên quan đến trầm cảm và từ đó giúp giảm đi các triệu chứng của trầm cảm.
Khi sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp truyền thống và các biện pháp tự nhiên, đương quy có thể hữu ích trong việc giảm các triệu chứng của trầm cảm.
Xem thêm: 30 cách giảm stress hiệu quả, đánh bay căng thẳng lo âu cho cuộc sống luôn vui vẻ
Tăng sức đề kháng
Thành phần của đương quy bao gồm polysaccharide, khoáng chất, vitamin và tinh dầu, được coi là các hoạt chất có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, đặc biệt hữu ích cho những người có hệ miễn dịch yếu như người đang hồi phục sau chấn thương hoặc phụ nữ sau sinh.
Đương quy có khả năng tăng cường hoạt động của đại thực bào và hỗ trợ quá trình chuyển hóa của lympho bào, từ đó kích thích sản xuất kháng thể, giúp củng cố sức đề kháng cho người sử dụng. Do đó, đương quy thường được sử dụng cho những người có tình trạng suy nhược cơ thể hoặc mắc các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch yếu như đau bụng, viêm họng, viêm phế quản và viêm amidan,…
Xem thêm: Tổng hợp 15 thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể trước dịch bệnh
Điều trị rối loạn kinh nguyệt
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt khiến cơ thể không có kinh, kinh nguyệt có quá nhiều hoặc quá ít, dẫn đến gây nên tình trạng bụng quặn đau, mệt mỏi cho các chị em. Đương quy có khả năng hỗ trợ trong việc điều trị các rối loạn kinh nguyệt như kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ít, bế kinh và đau bụng kinh ở phụ nữ.
Tăng cường sinh lý
Đương quy thường được kết hợp với các loại thảo dược khác để đạt được kết quả mong muốn:
- Khi kết hợp với hoa cúc, nó có thể cải thiện tình trạng nóng trong cơ thể của phụ nữ đang trải qua giai đoạn mãn kinh.
- Khi kết hợp với các thảo dược như cây kế sữa, cây trong sạch, mao lương, cỏ ba lá và nhân sâm, đương quy có thể giúp giảm các triệu chứng như cảm giác nóng, đổ mồ hôi đêm và cải thiện giấc ngủ cho phụ nữ đang trải qua sự thay đổi tự nhiên trong giai đoạn mãn kinh.
- Khi kết hợp với các loại thảo mộc khác như rễ nhân sâm, vỏ quế,… và được sử dụng dưới dạng thoa trực tiếp lên da ở bộ phận sinh dục, đương quy có thể giúp tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ giới.
Tác dụng phụ của sâm đương quy
Không thể phủ nhận sâm đương quy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, nhưng nếu bạn không biết cách sử dụng thì vẫn gây ra một số tác dụng phụ như:
Tương tác và giảm hiệu quả của thuốc điều trị bệnh
Thực tế cho thấy: việc dùng sâm đương quy có thể gây ra nhiều bệnh lý không mong muốn ở người dùng như có thể làm tăng các vấn đề về tim hoặc tương tác với thuốc làm loãng máu. Bên cạnh đó, hợp chất furanocoumarins được tìm thấy trong sâm đương quy có thể tương tác với rất nhiều loại thuốc khác trên thị trường, như thuốc điều trị cholesterol và thuốc chống động kinh.
Không nên sử dụng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú
Cần hỏi bác sĩ trước khi dùng sâm đương quy cho phụ nữ có thai và đang trong giai đoạn cho con bú, kể cả giai đoạn chuẩn bị mang thai. Vì một số hoạt chất trong sâm có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe ở mẹ bầu.
Lưu ý: Sâm đường quy (dạng rễ cây phơi khô) thường được khuyến nghị sử dụng từ 3 – 6gr/ngày. Tùy theo đối tượng, như tuổi tác và tình trạng sức khỏe người dùng, mà liều lượng sâm đương quy sử dụng sẽ khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cơ thể không phù hợp
Ngoài các tác dụng phụ đã nêu trên, đương quy cũng có thể gây ra các hiện tượng như:
- Tụt huyết áp.
- Triệu chứng chán ăn, đầy hơi, co thắt đường tiêu hóa và rối loạn tiêu hóa.
- Kích ứng da và rối loạn cương dương.
- Nhạy cảm với ánh sáng và có nguy cơ nhiễm độc hoặc viêm da khi tiếp xúc với ánh sáng.
- Trong các trường hợp nguy cấp, người dùng có thể gặp xuất huyết nếu sử dụng đương quy kết hợp với thuốc chống đông.
Lưu ý: Không phải ai cũng sẽ trải qua các tác dụng phụ này và có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác không được nêu trong danh sách trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
Những lưu ý khi sử dụng sâm đương quy
Để sử dụng đương quy một cách an toàn và hiệu quả, bạn cần tuân thủ các quy tắc sau:
- Không sử dụng đương quy khi bạn gặp vấn đề về tiêu hóa như phân lỏng hoặc tiêu chảy.
- Sử dụng đương quy kết hợp với rượu để có thể tăng tác dụng bổ máu.
- Sử dụng phần đầu của rễ đương quy để tối ưu hóa tác dụng bổ máu, phần cuối để cải thiện hoạt huyết và phần thân có cả hai tác dụng hoạt huyết và bổ máu.
- Tránh sử dụng đương quy cùng lúc với thuốc chống đông máu để ngăn ngừng tập tiểu cầu và nguy cơ chảy máu kéo dài.
- Phụ nữ mang thai hoặc có kế hoạch mang thai nên tránh sử dụng đương quy, vì có thể gây sảy thai.
- Người bệnh tiểu đường, rối loạn máu hoặc viêm loét đường tiêu hóa cần thận trọng khi sử dụng đương quy.
- Sử dụng đương quy trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ như kích ứng da, chán ăn, rối loạn cương dương, đầy hơi, huyết áp thấp và rối loạn tiêu hóa.
Nơi mua và giá sâm đương quy
Rễ cây đương quy có thể được bào chế thành nhiều vật phẩm khác nhau như thuốc nhỏ, rượu thuốc, dầu xoa bóp, trà, viên nang uống, chiết xuất chất lỏng và dạng cây tươi.
Vì thuộc nhóm thảo dược nên bạn có thể tìm mua sâm đương quy ở các tiệm thuốc Đông y, các cửa hàng chuyên bán thực phẩm tẩm bổ cho sức khỏe và một số trang mạng điện tử.
Đương quy tươi, sau khi mới thu hoạch, có mức giá dao động từ 40.000 – 70.000 đồng/kg. Trong khi đó, sâm đương quy khô có giá đắt hơn nhiều, thường dao động từ 250.000 – 300.000 đồng/kg (cập nhật giá tháng 11/2023).
Xem thêm:
- Sâm tố nữ có tác dụng gì, giá bao nhiêu, ai không nên uống?
- Củ sâm đất có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng khoai sâm đất
- Lá lốt nấu món gì ngon? 16 món ăn hấp dẫn, bổ dưỡng với lá lốt
Qua bài viết này, KHOEPLUS24H hy vọng bạn đã biết thêm về sâm đương quy có tác dụng gì đối với sức khỏe nếu như sử dụng đúng cách. Đồng thời, hãy nhớ bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại sâm này nếu như đang dùng thuốc điều trị bệnh nhé!