Rong nho là một trong các loại thực phẩm bổ dưỡng, tươi mát được rất nhiều người yêu thích. Vậy bạn đã biết rong nho có tác dụng gì, cũng như cách bảo quản rong nho thơm ngon, tươi lâu tại nhà chưa? Hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu ngay trong bài viết hôm nay nhé!
Rong nho là gì? Tên gọi, nguồn gốc, đặc điểm
Rong nho là một loại tảo biển, chứa nhiều chất dinh dưỡng, được phát hiện tại Nhật Bản, quanh biển vùng Đông Nam Á hoặc khu vực gần Thái Bình Dương. Rong nho có tên khoa học là Caulerpa lentillifera. Do sở hữu hình dáng giống 1 chùm nho tí hon nên loại tảo biển này mới có tên là rong nho.
Kết cấu của rong nho được mô tả khá tương tự với nước muối và rong tươi. Do có chứa các chất caulerpin và caulerpicin nên rong nho có vị nhầy nhầy, kích thích khẩu vị. Ngoài ra, rong nho còn có những lợi ích vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe.
8 Tác dụng của rong nho đối với sức khỏe
Rong nho giúp xương chắc khỏe
Trong rong nho chứa hàm lượng dồi dào canxi, protein và các axit béo không bão hoà đa có trong nhóm Omega 3 (ALA, EPA, DHA). Chúng có công dụng rất lớn trong việc giảm đau nhức và kháng viêm do viêm khớp.
Do đó, thường xuyên sử dụng rong nho biển giúp bạn sở hữu một khung chắc khoẻ, dẻo dai đồng thời ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
Rong nho giúp tăng cường thị lực
Các nghiên cứu khoa học phát hiện rong nho giàu vitamin A và chất sắt, có tác dụng cải thiện thị lực, nâng cao chức năng của hệ thần kinh. Bên cạnh đó, ăn thực phẩm này với tần suất hợp lý hỗ trợ phòng chống các bệnh về mắt như khô mắt, quáng gà.
Rong nho giúp giảm nguy cơ tiểu đường
Hàm lượng vitamin C dồi dào trong rong nho giúp phòng chống, cải thiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả. Cụ thể hơn, nguyên liệu này giúp kiểm soát hoạt động của các gốc tự do và chỉ số đường huyết trong máu.
Ngoài ra, thực phẩm này còn ức chế sự gắn kết của glucose, protein và giảm sự tích tụ sorbitol nội bào – nguyên nhân chính dẫn đến biến chứng bệnh tiểu đường, đặc biệt ở mắt hay trung khu thần kinh.
Ăn rong nho tốt cho tim mạch
Rong nho chứa nhiều axit béo không bão hoà AA, ALA, DHA, EPA và LA, góp phần tăng tính co giãn của mạch máu nhờ khả năng điều hòa cholesterol trong máu. Nhờ đó, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đột quỵ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,…
Ăn rong nho giúp đẹp da
Một tác dụng khác của rong nho được nhiều chị em phụ nữ vô cùng yêu thích chính là làm chậm quá trình lão hoá da và tác động tích cực đến làn da. Hơn nữa, chất béo sẽ cải thiện tính đàn hồi của thành mạch máu, bảo vệ màng tế bào giảm các triệu chứng khô da.
Các loại rong này thúc đẩy sản xuất các chất chống oxy hoá và collagen, thường được gọi là mỹ phẩm thiên nhiên. Do đó, nếu bạn bổ sung rong nho trong thực đơn ăn uống, kết hợp chế độ luyện tập thể thao giúp cải thiện tình trạng da hiệu quả.
Ăn rong nho giúp hạn chế táo bón
Như giới thiệu ở trên, hàm lượng đường và calo trong rong nho biển rất thấp, cho phép lợi khuẩn tiêu hoá thức ăn dễ dàng, hỗ trợ bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng. Vì thế, nó có tác dụng rất tốt trong việc điều trị táo bón ở trẻ em cùng người lớn.
Giúp phòng ngừa ung thư
Các nghiên cứu khoa học vào năm 2002 và 2005 đã chứng minh fucoidan trong rong nho là thành phần có khả năng điều trị ung thư hiệu quả. Đặc biệt, các bác sĩ Nhật Bản phát hiện chúng khiến các tế bào bệnh bạch cầu, ruột kết, tế bào ung thư tự tiêu diệt.
Ngoài ra, fucoidan được phát hiện giúp giảm mức cholesterol trong máu và tăng cường hệ miễn dịch.
Giúp giảm khả năng béo phì
Chỉ số đường trong rong nho rất thấp nhưng giàu kẽm, sắt, canxi, vitamin C, protein thực vật và axit béo không bão hoà đa nên thường được sử dụng như thực phẩm an toàn, bổ dưỡng khi xây dựng thực đơn cho người bị thừa cân, béo phì hoặc muốn ăn kiêng.
Ăn quá nhiều rong nho có tốt không?
Rối loạn tiêu hóa
Rong nho biển chứa hàm lượng chất xơ lớn, có lợi cho hệ tiêu hoá nếu ăn với lượng vừa phải. Thế nhưng, khi bạn sử dụng quá nhiều khiến dư thừa chất xơ trong cơ thể, gây phản ứng ngược.
Lúc này cơ thể xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hoá với các triệu chứng thường gặp như buồn nôn, đầy bụng, đau bụng hoặc nghiêm trọng hơn là tiêu chảy.
Nổi mụn
Một tác hại khác nếu ăn quá nhiều rong nho biển chính là khiến các khoáng chất tích tụ trong cơ thể. Điều này tạo thành gánh nặng với quá trình thanh lọc cơ thể, từ đó gây mẩn ngứa, mụn cám, mụn nhọt,…
Bệnh cường giáp
Rong nho biển thường được biết đến như nguồn cung cấp iot dồi dào, hỗ trợ tuyến giáp phát triển. Tuy nhiên, nếu sử dụng lượng lớn sẽ tạo thành gánh nặng của tuyến giáp, tăng nguy cơ mắc bệnh phì giáp, cường giáp hoặc nghiêm trọng hơn là ung thư tuyến giáp.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Nếu bạn quá lạm dụng rong nho trong thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ khiến cơ thể bị dư thừa iot, natri,… Điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của hệ tim mạch, đặc biệt phải nhắc đến bệnh cao huyết áp.
Xem thêm: Cao huyết áp nên ăn gì? Top các món ăn cho người cao huyết áp
Nên ăn bao nhiêu rong nho 1 ngày là đủ?
Đối với một người trưởng thành, trạng thái cơ thể khoẻ mạnh thì không nên ăn rong nho quá 10g/ngày. Đây là khuyến nghị dành cho những người ăn thực phẩm với mục đích ăn kiêng, giảm cân, làm đẹp,… Do hàm lượng natri và muối iot rất cao dễ gây bệnh về tim mạch, tuyến giáp hay cao huyết áp.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết nếu bạn không ăn rong nho thường xuyên thì có thể dùng khoảng 100g bằng cách dùng trực tiếp hay chế biến thành các món ăn khác. Thế nhưng tuyệt đối không sử dụng để thay thế rau xanh, trái cây.
Hiện nay trên thị trường, các đơn vị chế biến rong nho tách nước với sản phẩm đóng gói nặng 20 – 35g/gói. Khi ngâm nước, chúng sẽ nở ra khoảng 80 – 100g rong nho tươi, vừa đủ bữa ăn cho một người.
Nên ăn rong nho vào thời điểm nào là tốt nhất?
Tương tự những loại rau xanh khác, bạn có thể ăn rong nho biển bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, hàm lượng muối trong thực phẩm khá cao nên cần hạn chế sử dụng liên tục thường xuyên tránh gây hại cho sức khoẻ và cơ thể.
Ngoài ra, người dùng cần kết hợp rong nho biển với một số loại rau xanh hoặc trái cây khác để đảm bảo hàm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuyệt đối không dùng thực phẩm này để thay thế hoàn toàn các loại rau.
Những ai không nên ăn rong nho?
Mặc dù rong nho rất tốt cho cơ thể nhưng một số đối tượng không nên sử dụng, cụ thể như sau:
- Người có cơ địa dị ứng với rong biển hoặc hải sản thì không nên ăn thực phẩm này.
- Phụ nữ đang mang thai có thể ăn rong nho giúp cải thiện tình trạng táo bón, bổ sung dưỡng chất trong thai kỳ nhưng cần nấu chín trước khi dùng.
- Rong nho chứa nhiều iot, chất khoáng không tốt đối với người bị mụn nhọt sẽ làm cơ thể thải độc chậm hơn từ đó triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt, trẻ em không nên ăn do có thể gây suy giáp, chậm phát triển về thể chất lẫn tinh thần.
- Những người bị bệnh cao huyết áp hoặc các bệnh về tuyến giáp khác như cường giáp, suy giáp, phì đại tuyến giáp, ung thư tuyến giáp không nên sử dụng.
Một số loại thực phẩm không nên ăn cùng rong nho
Quả hồng
Theo Đông y, rong nho và quả hồng đều là thực phẩm có tính hàn do đó không nên kết hợp cùng nhau. Y học hiện đại đã chứng minh trong quả hồng chứa tanin, ăn cùng với rong nho dẫn đến hình thành sỏi trong dạ dày.
Trà xanh
Khi ăn rong nho, bạn không nên uống trà xanh bởi chất axit tannic trong lá trà khiến các protein trong thực phẩm cứng, khó hấp thụ. Đặc biệt, uống trà sau bữa ăn khiến gây cản trở quá trình tiếp thu sắt.
Các loại dưa muối
Ăn rong nho biển với các loại dưa muối khiến chỉ số axit trong dạ dày tăng lên, dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nếu bạn mắc viêm loét dạ dày sẽ khiến tình trạng bệnh càng thêm nghiêm trọng.
Cách sơ chế rong nho khử tanh, giòn ngon
Đối với rong nho tách nước
- Bước 1: Đầu tiên, bạn mở túi rong nho tách nước, cho rong nho vào tô nước sạch, ngâm từ 3 – 5 phút để rong nở ra và tươi lại.
- Bước 2: Tiếp theo, bạn đổ đi nước ngâm rong nho và cho rong nho vào tô nước đá thêm tầm 3 phút là có thể thưởng thức.
Cách sơ chế và ăn rong nho tốt cho sức khỏe
Cách sơ chế rong nho tươi
Rong nho tươi khi mua về, rửa với nước sạch sau đó ngâm vào tô nước đá cho bớt mùi tanh. Rong nho sẽ co lại sau khi ngâm nước đá khoảng 30 giây nên bạn có thể điều chỉnh thời gian để rong giữ được độ giòn và tươi ngon nhất nhé!
Cách chế biến nho khô với rong biển
Đầu tiên, bạn lấy rong nho khô cho vào nước ngâm trong khoảng 3 – 5 phút để chúng nở ra hoàn toàn. Sau đó, vớt ra rồi cho vào tô nước đá 3 phút là có thể sử dụng được. Đối với rong biển tươi cách thực hiện tương tự.
Rong nho biển có thể sử dụng tương tự các loại rau xanh thông thường khác. Bạn có thể sử dụng thêm nước tương, mù tạt, tương ớt để làm tăng hương vị món ăn. Đặc biệt các loại hải sản như tôm, mực, cua,… ăn cùng rong nho rất ngon miệng.
Lưu ý: Việc ngâm rong nho với nước đá lạnh giúp giảm bớt mùi tanh và khiến chúng teo lại. Do đó, bạn cần xem xét lượng lấy ra vừa đủ cho khẩu phần ăn.
Cách bảo quản rong nho
Đối với rong nho tách nước
Rong nho tác nước có ưu điểm là có thể bảo quan lâu và dễ dàng hơn nhờ vào công nghệ tách nước ly tâm và hút chân không. Rong nho tách nước có thời gian bảo quản là 6 tháng đối với nhiệt độ phòng. Khi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, thời gian sẽ là 8 tháng.
Đối với rong nho tươi
Bạn nên cho rong nho tươi vào túi kín và bảo quản ở nhiệt độ phòng sẽ dùng được trong vòng 3 – 5 ngày. Rong nho tươi cần được tiếp xúc quang hợp nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sẽ không thích hợp. Khi đó, rong nho sẽ bị tách nước và mau hỏng hơn.
Lưu ý cách bảo quản rong nho dựa theo nhiệt độ
So với các loại rong biển khác như tảo bệ hay rong biển Wakame thì rong nho đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ.
Do sinh sôi ở vùng biển ấm nên dễ bị lạnh, nếu bảo quản ở nơi dưới 10 độ C sẽ khiến rong nho bị tách nước và các hạt bị xẹp. Do đó, kết cấu bọc bong bóng đặc trưng của rong nho sẽ biến mất. Vì thế, hãy bảo quản ở nhiệt độ phòng, trong bóng râm mát và tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Một số món ngon làm từ rong nho
Gỏi rong nho với tôm tươi
- Bước 1: Trước hết, bạn cần ngâm rong tươi trong nước sạch khoảng 15 phút, vớt ra và để ráo nước.
- Bước 2: Tôm luộc chín, bóc vỏ. Về phần cà rốt, rửa sạch và cắt thành sợi.
- Bước 3: Pha nước mắm cùng ớt tỏi băm, nước cốt chanh.
- Bước 4: Trộn toàn bộ nguyên liệu kể trên và ăn kèm cùng bánh phồng tôm giúp gia tăng hương vị, thêm phần ngon miệng.
Nước ép rong tảo biển kết hợp cùng cam, cà rốt
- Bước 1: Vắt cam và ép cà rốt lấy nước
- Bước 2: Đổ rong tảo biển vào hỗn hợp kể trên, thêm lượng đá vừa phải cùng 2 thìa đường. Cuối cùng, bạn xay đều và thưởng thức nhé!
Chè rong nho nấu cùng táo đỏ
- Bước 1: Sau khi ngâm rong nho trong nước sạch khoảng 15 phút thì vớt ra để ráo nước.
- Bước 2: Nhãn nhục và táo đỏ ngâm trong nước ấm 3 – 5 phút đến khi nở ra hoàn toàn.
- Bước 3: Bật bếp nấu đường đến khi tan hoàn toàn, thêm nhãn nhục và táo đỏ đã chuẩn bị trước đó vào đến khi mềm thì tắt lửa. Cuối cùng, bỏ rong tảo là xong.
Đậu hũ sốt dầu hào rong tảo biển
- Bước 1: Ngâm rong tảo biển trong tô nước sạch khoảng 10 phút, vớt ra và để ráo nước. Nấm đông cô cắt bỏ phần gốc, ngâm nước cho thật mềm. Về phần đậu hũ thì cắt thành từng khối vuông nhỏ, hấp lá dừa.
- Bước 2: Bắt chảo lên bếp, phi thơm hành, dầu hào. Kế đến bạn cho nước dùng vào nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Bước 3: Sau cùng, bạn cho đậu hũ ra đĩa rồi cho một ít mè rang và rong tảo biển lên.
Mực nướng cuộn rong nho
- Bước 1: Sau khi ngâm rong trong khoảng 15 phút thì vớt rong ra để ráo nước.
- Bước 2: Ướp bột ngũ vị, tỏi xay và một chút dầu ăn để gia vị thấm đều mực trong khoảng 10 phút.
- Bước 3: Nướng mực vừa chín tới, cắt thành từng miếng vừa ăn. Cuối cùng bạn cho rong biển lên, rắc thêm một ít bột ớt.
Salad rong nho
- Bước 1: Sơ chế rong nho, ngâm trong nước sạch 15 phút, vớt ra và để khô ráo. Cà rốt gọt vỏ, cắt thành từng sợi. Cà chua rửa rồi cắt thành từng miếng vừa ăn. Sau đó, ngâm chúng trong nước đá 5 phút để tăng độ giòn.
- Bước 2: Pha nước sốt với gia vị, nêm nếm vừa ăn và trộn đều là thành món salad thơm ngon vô cùng bổ dưỡng.
Một số lưu ý khi sử dụng rong nho
Dưới đây là một số lưu ý bạn nên ghi nhớ ghi sử dụng rong nho để bảo đảm sức khỏe cho bản thân và gia đình:
- Ưu tiên rong nho có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để bảo đảm chất lượng. Chỉ tiêu thụ rong nho với lượng vừa phải, không lạm dụng thường xuyên.
- Tránh để rong nho trong tủ lạnh khiến rong nho dễ bị teo lại. Chỉ ngâm đủ lượng để thưởng thức, không ngâm và để lâu khiến rong bị hư.
- Sử dụng đúng phương pháp chế biến rong nho để tránh hao hụt chất dinh dưỡng. Những ai đang điều trị bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho rong nho vào bữa ăn.
Xem thêm
- Bột yến mạch có tác dụng gì cho da mặt? Cách dùng để làn da đẹp
- Tinh dầu quế có tác dụng gì? 9 Lợi ích tuyệt vời đối với sức khoẻ
- Cây đinh lăng có tác dụng gì đối với sức khỏe? Lưu ý khi dùng
Trên đây là những gì bạn cần biết để trả lời cho câu hỏi rong nho có tác dụng gì. Bài viết đã gợi ý cho bạn cách sơ chế cũng như bảo quản rong nho đúng cách. Hy vọng thông qua bài viết hôm nay, bạn đã biết thêm những công dụng tuyệt vời của rong nho và tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích và thú vị!