Rau ngót – giá trị dinh dưỡng, tác dụng, lưu ý và cách chọn mua rau ngót

0
(0)

Rau ngót có thể gây khó chịu đối với một số người nhạy cảm vì có vị hơi giống với măng tây, nhưng đây thực sự là một loại rau tốt cho sức khỏe nếu dùng đúng cách. Vậy hãy để chuyên mục Sức khỏe dinh dưỡng của KHOEPLUS24H bật mí cho bạn thêm thông tin hơn về rau ngót là gì? Giá trị dinh dưỡng, tác dụng, lưu ý và cách chọn mua rau này ra sao nhé!

Rau ngót là gì?

Đặc điểm

Rau ngót, còn gọi là bồ ngót, bù ngót hoặc rau tuốt, có tên khoa học là Sauropus androgynous, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Rau ngót thuộc dạng cây bụi, thân cây nhỏ, nhẵn và có thể cao đến 2m với nhiều nhánh mọc thẳng. Thân có màu xanh nhưng chuyển sang màu nâu khi già. mọc so le, hình bầu dục, có màu lục thẫm và cuống ngắn.

Hoa đực mọc ở kẽ lá thành xim đơn ở phía dưới còn hoa cái thì mọc ở trên. Quả nang hình cầu, kích thước nhỏ trông giống như cà pháo, hạt có vân nhỏ. Đây là loại cây có đặc tính sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh. Vị rau ngót tương tự như vị măng tây.

Rau ngót
Rau ngót

Nguồn gốc, phân bố và chế biến

Rau ngótnguồn gốc từ một số nơi thuộc vùng nhiệt đới. Đây là loại cây bụi, mọc hoang nên dễ dàng được tìm thấy ở nhiều nước trên thế giới và được sử dụng phổ biến nhất là ở khu vực Nam ÁĐông Nam Á.

Việt Nam, người dân thường nấu canh rau ngót với thịt heo băm, thịt cua hoặc tôm khô. Người Malaysia thì lại chuộng cách chế biến rau ngót với trứng hoặc cá cơm khô. Thậm chí ở Indonesia, người ta còn sử dụng luôn cả hoa và quả của cây rau ngót để ăn.

Nguồn gốc, phân bố và chế biến của rau ngót
Nguồn gốc, phân bố và chế biến của rau ngót

Thành phần dinh dưỡng có trong rau ngót

Rau ngót là một trong những loại rau ăn lá rất được ưa chuộng trong bữa ăn, bởi vị ngọt tự nhiên của nó có thể kết hợp với các nguyên liệu khác để làm nên món ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng cao.

Cả lá và rễ cây rau ngót đều có tác dụng tốt cho sức khỏe, như theo Đông y cho thấy: rễ có vị hơi đắng, có tác dụng lợi tiểu và thông huyết. Trong khi lá ngót có tính hàn, nên không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc mà còn nhiều lợi ích khác như: sát khuẩn, bổ huyết, tăng tiết nước bọt, chữa bệnh ho, sốt,….

Trung bình cứ 100g rau ngót có chứa các chất dinh dưỡng như:

Nhìn chung, hàm lượng vitamin A và C trong rau ngót cao hơn hẳn so với các loại trái cây họ cam qúyt. Ngoài ra, hàm lượng protid trong các rau ngót khá thấp nhưng đây là loại rau mà người ta hiếm khi thấy chất protid có trong các loại rau ăn lá.

Thành phần dinh dưỡng có trong rau ngót
Thành phần dinh dưỡng có trong rau ngót

Tác dụng của rau ngót

Rau ngót không chỉ là nguyên liệu để chế biến ra nhiều món ăn ngon mà còn được sử dụng với một số lợi ích cho sức khỏe giống như vị thuốc.

Uống nước rau ngót sống có tác dụng gì?

Nước rau ngót sống có 2 tác dụng nổi bật như:

Hỗ trợ giảm cân: Hàm lượng vitamin C trong rau ngót làm tăng quá trình trao đổi chất và vận chuyển năng lượng đều đặn để đốt cháy mỡ nhanh chóng. Đồng thời, hàm lượng protein và chất xơ có trong rau sẽ làm cho dạ dày no lâu hơn, tránh gây cảm giác thèm ăn trong suốt quá trình giảm cân.

Cách dùng rau ngót hỗ trợ giảm cân: Uống nước ép rau ngót 3 – 4 lần/tuần.

Rau ngót hỗ trợ giảm cân
Rau ngót hỗ trợ giảm cân

Giúp đẹp da: Nhờ hàm lượng vitamin A và C đáng kể trong rau ngót mà khi tiêu thụ loại rau này sẽ giúp cho làn da trở nên khỏe mạnhsáng hơn.

Vitamin C là một trong những thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, cải thiện vết thương, ức chế sự hình thành sắc tố da, còn vitamin A là chất cần thiết để duy trì được làn da khỏe mạnh.

Cách sử dụng rau ngót giúp đẹp da: Uống nước cốt rau ngót liên tục trong 1 tháng, 1 lần/ngày.

Rau ngót giúp đẹp da
Rau ngót giúp đẹp da

Rau ngót có tác dụng gì?

Chữa mồ hôi trộm ở trẻ em: Tình trạng gây ra mồ hôi trộm ở trẻ em có khá nhiều nguyên nhân, như bị thiếu vitamin D, thiếu canxi, hệ thần kinh đang trong quá trình hoàn thiện,… làm cho trẻ dễ bị cảm, ốm lạnh (do tiết nhiều mồ hôi vào ban đêm), dễ bị suy dinh dưỡng, còi xương hoặc chậm lớn.

Cách sử dụng rau ngót để chữ mồ hôi trộm: Nấu canh rau ngót với thịt nạc/giò sống cho trẻ dùng.

Rau ngót chữa mồ hôi trộm ở trẻ em
Rau ngót chữa mồ hôi trộm ở trẻ em

Trị táo bón: Do rau ngót có chứa chất xơ, nên có khả năng điều trị táo bón ở người lớn tuổi lẫn trẻ em vì có tác dụng bổ âm theo Đông y.

Cách sử dụng rau ngót để trị táo bón: Nấu canh gồm có 30g rau ngót, 30g bầu đất1 quả cật heo để dùng.

Rau ngót trị táo bón
Rau ngót trị táo bón

Những lưu ý khi sử dụng rau ngót

Rau ngót cũng gây ra những tác dụng phụ cho sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua như:

Gây mất ngủ

Sử dụng quá nhiều rau ngót dưới bất kì hình thức nào (ăn canh hoặc uống nước ép) thì đều có thể gây ra tình trạng mất ngủ.

Đối với người khó ngủ, thì có thể sử dụng rau ngót với lượng vừa phải như để nấu canh chứ không nên dùng nước ép rau ngót.

Rau ngót gây mất ngủ
Rau ngót gây mất ngủ

Nguy cơ bị sẩy thai, đặc biệt dưới 3 tháng

Chất papaverin trong rau ngót có thể trở thành nguyên nhân làm cho cơ trơn của tử cung bị co thắt, dẫn đến nguy cơ bị sảy thai. Đối với những phụ nữ đã từng sinh non hoặc có tiền sử bị sảy thai thì cũng nên tránh dùng nước rau ngót sống khi đang mang thai.

  • Từ năm 1973, người ta đã phát hiện ra chất papaverin có chứa nhiều trong rau ngót, đây là chất mà trước giờ chỉ được tìm thấy ở trong cây thuốc phiện. Chất papaverin được sử dụng trong việc điều trị để làm giãn cơ trơn của mạch máu, giảm cơn đau của các bộ phận phủ tạng, giúp hạ huyết áp và cải thiện tình trạng cương cứng dương vật.

Tuy nhiên, với thai phụ sau 3 tháng thì vẫn có thể dùng rau ngót dưới dạng nấu chín nhưng chỉ nên thỉnh thoảng ăn và sử dụng với lượng vừa phải, chứ đừng ăn nhiều. Trung bình 100g rau ngótchứa 580mg papaverin, nếu ăn nhiều rau ngót trong một bữa ăn thì có thể gặp phải tác dụng phụ của chất này gây ra.

Rau ngót nguy cơ bị sẩy thai, đặc biệt dưới 3 tháng
Rau ngót nguy cơ bị sẩy thai, đặc biệt dưới 3 tháng

Giảm hấp thụ phốt pho và canxi

Khi ăn rau ngót, cơ thể hấp thụ một số chất từ loại rau này và có thể sẽ hình thành nên chất glucocorticoid – chất này sẽ làm giảm việc hấp thụ canxi và phốt pho từ các thực phẩm khác trong cơ thể.

Ngoài ra, chất tanin có trong rau ngót còn có thể làm giảm quá trình hấp thụ của chất kẽmsắt.

Rau ngót giảm hấp thụ phốt pho và canxi
Rau ngót giảm hấp thụ phốt pho và canxi

Cách làm nước rau ngót sống

Cách nấu nước rau ngót cũng khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo một số bước mà KHOEPLUS24H gợi ý phía dưới:

Nguyên liệu và dụng cụ:

  • Rau ngót, máy xay sinh tố.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Tuốt lá ngót ra khỏi cành, nên chọn những lá còn nguyên và không có bất kì dấu hiệu dập nát, sâu ăn nào.

Bước 2: Rửa nước, ngâm lá trong nước muối pha loãng khoảng 3 – 5 phút, rồi rửa lại thật sạch với nhiều lần nước, để ráo. Tránh làm cho rau ngót bị dập nát trong quá trình rửa vì sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng, nhất là hàm lượng vitamin C.

Bước 3: Cho rau ngót vào cối xay, nhấn nút để xay nhuyễn.

Bước 4: Lọc hỗn hợp rau vừa mới xay qua rây, lấy nước cốt để uống hoặc cho vào bình để bảo quản trong tủ lạnh.

Nước rau ngót sống
Nước rau ngót sống

Cách chọn mua rau ngót

Để hấp thụ được các chất dinh dưỡng và đạt hiệu quả tối ưu cho sức khỏe, thì việc lựa chọn rau ngót sao cho ngon cũng rất cần thiết.

Bạn hãy ưu tiên chọn rau ngót còn nguyên lá, không bị nát, bị dập và sâu ăn. Ngoài ra, nên chọn những lá ngót mỏng nhưng nhìn trông cứng cáp. Tuyệt đối tránh chọn những lá ngót bị xoăn lại hoặc có hình dạng bất thường vì có thể rau ngót được trồng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều.

Cách chọn mua rau ngót
Cách chọn mua rau ngót

Xem thêm:

Với những thông tin được chia sẻ phía trên, hy vọng bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức hữu ích về rau ngót là gì? Cùng với giá trị dinh dưỡng, các tác dụng, lưu ý và cách chọn mua rau ngót ngon ra sao để mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Lương Bá Trọng
Lương Bá Trọng
Chào các bạn, mình là Bá Trọng. Mình luôn quan tâm đến sức khỏe và dinh dưỡng. Mình thích tìm hiểu và chia sẻ những kiến thức hữu ích về sức khỏe để mọi người có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Bài viết liên quan