Rau mồng tơi – giá trị dinh dưỡng, tác dụng, bài thuốc và tác hại

0
(0)

Rau mồng tơi là loại rau quen thuộc trong nhiều món canh ngon rất được ưa chuộng bởi vị ngọt thanh và có độ nhớt dễ ăn, nhưng bạn đã thực sự biết rõ về loại rau này. Vậy hãy để chuyên mục Sức khỏe dinh dưỡng của KHOEPLUS24H giúp bạn có thêm thông tin về rau mồng tơi là gì? Giá trị dinh dưỡng, tác dụng, bài thuốc và một số tác hại của loại rau này ra sao nhé!

Rau mồng tơi là gì?

Đặc điểm

Rau mồng tơi, có nhiều tên gọi khác nhau như mùng tơi, rau chân vịt, rau chân vịt Malabar hay rau bina Ceylon và có tên gọi khoa học là Basella alba, thuộc họ Mồng tơi (Basellaceae).

Rau mồng tơi thuộc loại cây leo, thân mềm, kích thước hơi to, phát triển nhanh và thậm chí chiều dài của thân dây leo có thể lên đến 10m. Cây rau mồng tơi có thể sống được hai năm hoặc thường niên. Lá dày, hình trái tim, nhìn rất mọng nước và có kết cấu nhầy. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, có màu trắng hoặc tím đỏ nhạt.

Quả mọng, kích thước nhỏ, dạng hình cầu hoặc hình trứng và có màu xanh nhưng khi chín thì quả chuyển sang màu tím đen.

Rau mồng tơi
Rau mồng tơi

Phân loại

Cây rau mồng tơi có 2 loại giống là: Basella alba và Basella alba Rubra. Cụ thể, giống mồng tơi Basella albathân màu xanh lụclá xanh, trong khi giống mồng tơi Basella alba Rubra thân màu đỏ tíalá xanh lục (khi cây trưởng thành) chuyển sang màu tím (khi cây già đi).

Nguồn gốc và phân bố

Rau mồng tơinguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi, cụ thể là tiểu lục Ấn Độ, các nước Đông Nam ÁNew Guinea.

Nguồn gốc và phân bố rau mồng tơi
Nguồn gốc và phân bố rau mồng tơi

Thành phần dinh dưỡng có trong rau mồng tơi

Người ta thường sử dụng lá và phần đọt thân non của cây mồng tơi để nấu canh vì có tác dụng thanh nhiệt và tính nhuận trường cao. Ngoài ra, trong rau mồng tơi còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, đáng chú ý nhất là hàm lượng vitamin A, vitamin C, chất saponin và chất sắt giúp cơ thể sinh ra được nhiều tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

Trung bình cứ 100g rau mồng tơi gồm có các chất dinh dưỡng như:

Thành phần dinh dưỡng có trong rau mồng tơi
Thành phần dinh dưỡng có trong rau mồng tơi

Tác dụng của rau mồng tơi

Rau mồng tơi không chỉ dễ ăn ở mọi độ tuổi mà còn mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nổi bật nhất là:

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Bộ phận thân và lá mồng tơi chứa nhiều hợp chất polysaccharide phi tinh bột, chất nhầy và chất xơ đều tốt cho hệ tiêu hóa của người ăn. Cụ thể, chất nhầy đã làm cho hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn, trong khi đó chất xơ làm giảm đi khả năng hấp thụ cholesterol, ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến ruột cũng như điều trị táo bón.

Rau mồng tơi hỗ trợ hệ tiêu hóa
Rau mồng tơi hỗ trợ hệ tiêu hóa

Làm đẹp da

Nhờ chứa nhiều hợp chất có tác dụng chống oxy hóa (như lutein, beta carotene và zeaxanthin) cùng với carotenoid nên rau mồng tơi không chỉ giúp cho cơ thể phòng chống bệnh tật (tránh khỏi tác hại của các gốc tự do) mà còn làm chậm quá trình lão hóa cũng như giúp cho khí huyết lưu thông, giúp cho da trở nên tươi trẻmịn màng hơn.

Rau mồng tơi làm đẹp da
Rau mồng tơi làm đẹp da

Giúp giảm cân

Trong rau mồng tơi chứa chất nhầy giúp cho cơ thể giảm đi sự hấp thụ chất béo, cùng với việc chứa nhiều chất xơ nhưng lại ít chất béo và calo, nên đây là loại rau phù hợp trong chế độ ăn uống của những người đang ăn kiêng, giảm cân.

Rau mồng tơi giúp giảm cân
Rau mồng tơi giúp giảm cân

Tốt cho hệ xương khớp

Với hàm lượng canxi cao trong rau mồng tơi sẽ giúp cho xương và răng được chắc khỏe, đồng thời còn có khả năng cải thiện cơ bắp, hệ thần kinh và lượng các hormone có trong cơ thể.

Đối với người trưởng thành, trung bình cần khoảng 1.000 – 1.200mg canxi mỗi ngày, nên rau mồng tơi được xem là loại rau cần được bổ sung hằng ngày để giúp phòng chống lại bệnh loãng xương.

Rau mồng tơi tốt cho hệ xương khớp
Rau mồng tơi tốt cho hệ xương khớp

Giúp cải thiện thị lực

Trong rau mồng tơichứa lượng vitamin A đáng kể, cứ 100g mồng tơi đáp ứng đến 267% nhu cầu vitamin A mỗi ngày của cơ thể. Đây là loại vitamin cần thiết để cải thiện sức khỏe thị lực cho đôi mắt.

Rau mồng tơi giúp cải thiện thị lực
Rau mồng tơi giúp cải thiện thị lực

Ba bài thuốc từ rau mồng tơi

Bạn tìm mua rau mồng tơi một cách dễ dàng tại các siêu thị hoặc chợ, và có thể áp dụng thử ba bài thuốc từ loại rau này để chữa trị một số bệnh phổ biến như:

Thanh nhiệt

Dùng rau mồng tơi để nấu canh với tôm khô hoặc rau đay, mướp, thịt cua xay,… có tác dụng thanh nhiệt cho cơ thể, nhất là vào những ngày trời nắng nóng.

Đẹp da, trị da khô, nứt nẻ

– Để giúp da trở nên mịn màng, hồng hào: Bạn có thể dùng rau mồng tơi để nấu canh cùng với cá trê vàng, mỗi tuần ăn một lần. Hoặc luộc mồng tơi rồi chấm cùng với vừng đen giã nhuyễn.

– Để trị da khô, nứt nẻ: Bạn giã nhuyễn rau mồng tơi, rồi đem ép lấy nước cốt để uống, còn bã thì đắp lên phần da bị khô hoặc nứt nẻ.

Chữa táo bón

Đem sắc hỗn hợp gồm có 30g lá mồng tơi, 30g lá vông non, 20g rễ đinh lăng, 12g củ mài (thái mỏng sao vàng), 30g vừng đen rang, cùng với 600ml nước sao cho còn khoảng 300ml, rồi uống. Với người lớn thì nên chia 2 lần để uống trong ngày, còn với trẻ em thì uống ít hơn.

Rau mồng tơi chữa táo bón
Rau mồng tơi chữa táo bón

Những tác hại của rau mồng tơi

Dù rau mồng tơi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu bạn quá lạm dụng thì có thể gây ra một số tác hại đáng ngờ như:

Có thể gây bệnh sỏi thận hoặc làm tình trạng bệnh thận nặng hơn

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy: vì chứa nhiều chất purin – đây là hợp chất hữu cơ khi được hấp thụ vào trong cơ thể sẽ biến thành axít uric, có khả năng làm tăng nguy cơ gây ra bệnh sỏi thận. Ngoài ra, các axít oxalic trong rau mồng tơi còn là nguyên nhân làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, khiến cho sỏi thận ngày càng phát triển và nhiều hơn.

Rau mồng tơi có thể gây bệnh sỏi thận hoặc làm tình trạng bệnh thận nặng hơn
Rau mồng tơi có thể gây bệnh sỏi thận hoặc làm tình trạng bệnh thận nặng hơn

Gây khó chịu trong dạ dày

Nếu ăn quá nhiều rau mồng tơi, đồng nghĩa với việc dạ dày của bạn sẽ chứa rất lượng chất xơ lớn (trung bình 1 chén rau mồng tơi khi nấu chín cung cấp đến 6g chất xơ). Điều này sẽ làm cho dạ dày hoạt động liên tục, gây khó chịu.

Hơn thế nữa, vì mồng tơi có đặc tính hàn, tán nhiệt nên những người thường hay bị lạnh bụng hoặc đang có vấn đề về tiêu hóa, thì nên cân nhắc khi ăn, vì có thể làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Rau mồng tơi gây khó chịu trong dạ dày
Rau mồng tơi gây khó chịu trong dạ dày

Gây kém hấp thụ sắt và canxi

Chất axít oxalic trong rau mồng tơi khi được đưa vào trong cơ thể, nó sẽ liên kết với chất sắt và canxi, nên làm cho cơ thể khó hấp thụ được hai chất khoáng này.

Thay vào đó, bạn có thể kết hợp việc ăn rau mồng tơi với một số thực phẩm chứa nhiều vitamin C (như cà chua) thì sẽ giúp cho việc hấp thụ sắt và canxi trong cơ thể dễ dàng hơn.

Rau mồng tơi gây kém hấp thụ sắt và canxi
Rau mồng tơi gây kém hấp thụ sắt và canxi

Tạo mảng bám ở răng

Khi ăn rau mồng tơi, bạn có thể gặp phải tình trạng xuất hiện các mảng bám trên răng là do lượng axit oxalic trong mồng tơi không thể hòa tan trong nước nên chúng bám và tích tụ lâu ngày trên men răng, có thể gây khó chịu.

Do axít oxalic không hòa tan trong nước và trong rau mồng tơi lại chứa axit này, nên khi ăn loại rau này bạn sẽ không tránh khỏi tình trạng xuất hiện các mảng bám xung quanh do hợp chất này gây ra, có thể gây cảm giác khó chịu sau khi ăn mồng tơi.

Rau mồng tơi tạo mảng bám ở răng
Rau mồng tơi tạo mảng bám ở răng

Xem thêm:

Với những kiến thức mà KHOEPLUS24H chia sẻ phía trên, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn khi biết thêm về rau mồng tơi là gì? Giá trị dinh dưỡng, tác dụng, bài thuốc cùng với một số tác hại khi sử dụng loại rau này. Chúc bạn có được sức khỏe tốt với nhiều món ăn ngon cùng chuyên mục sức khỏe dinh dưỡng của KHOEPLUS24H.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Lương Bá Trọng
Lương Bá Trọng
Chào các bạn, mình là Bá Trọng. Mình luôn quan tâm đến sức khỏe và dinh dưỡng. Mình thích tìm hiểu và chia sẻ những kiến thức hữu ích về sức khỏe để mọi người có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Bài viết liên quan