Rau má chắc hẳn là loại rau quen thuộc đối với cuộc sống của mỗi người. Loại rau này thường xuất hiện ở nhiều nơi với tốc độ sinh sản nhanh mà không cần sự chăm sóc nào. Vậy nước rau má có tác dụng gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Thành phần dinh dưỡng của nước rau má
Rau má rất thân thuộc với mọi người, thường được dùng để ăn hàng ngày hay xay làm nước uống, mang lại rất nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Trong rau má có rất nhiều dinh dưỡng cho cơ thể như kẽm, vitamin B1, vitamin B2, chất xơ, vitamin B3, vitamin C và vitamin K,…
Nước rau má có tác dụng gì?
Tăng cường chức năng nhận thức
Một số nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ từ 2 đến 4 rau má sẽ giúp bạn cải thiện được trí nhớ, cung cấp lượng máu vừa đủ cho bộ não.
Bạn có thể dùng rau má sấy khô, tán thành bột để uống chung với sữa. Sử dụng cách này từ 3 – 5g sẽ có ích cho trí nhớ, hỗ trợ rất tốt cho những người thị lực yếu hay kém tập trung.
Xem thêm: 11 thực phẩm tốt cho não bộ, giúp tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung
Giảm lo lắng và căng thẳng
Trong rau má có chứa triterpenoid giúp cơ thể được thư giãn, giảm bớt các tình trạng lo lắng, căng thẳng cho cơ thể.
Vào một nghiên cứu vào năm 2016, các nhà khoa học đã cho loài chuột căng thẳng, thiếu ngủ sử dụng chiết xuất rau má. Kết quả cho rằng, tình trạng căng thẳng của loài chuột được cải thiện hiệu quả rất nhiều.
Xem thêm: 30 cách giảm stress hiệu quả, đánh bay căng thẳng lo âu cho cuộc sống luôn vui vẻ
Chống trầm cảm
Trầm cảm chắc hẳn là căn bệnh phổ biến, nhất là vào thời kỳ xã hội phát triển, giới trẻ thường xuyên mắc phải. Những người sử dụng rau má thường xuyên sẽ có tâm trạng thoải mái và hỗ trợ tốt được bệnh trầm cảm.
Cải thiện lưu thông và giảm sưng tĩnh mạch
Các chuyên gia cho biết thành phần của rau má rất tốt cho việc lưu thông khí huyết, giảm sưng và điều trị hiệu quả các bệnh sưng phù ở những người bị suy giãn tĩnh mạch.
Nghiên cứu vào năm 2001, các nhà khoa học đã chứng minh được công dụng của rau má giúp giảm sưng, đau nhức, phù chân với những người bị bệnh tĩnh mạch.
Xem thêm:
Giảm chứng mất ngủ
Giấc ngủ là một phần quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Việc thiếu ngủ sẽ làm tinh thần mệt mỏi, làm mất sự tập trung của bạn.
Nếu lâu ngày, những tình trạng này sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng, trầm cảm, căng thẳng. Tuy nhiên, việc sử dụng rau má sẽ giúp bạn cải thiện giấc ngủ. Đây là một phương thuốc tự nhiên mà bạn có thể sử dụng.
Xem thêm:
- Ăn, uống gì dễ ngủ? Gợi ý thực phẩm giúp ngủ ngon, để bạn ngon giấc hơn
- Mất ngủ uống lá gì? 7 loại lá chữa trị mất ngủ giúp an thần dễ ngủ
Làm mờ các vết rạn da
Thành phần terpenoid có khả năng làm mờ các vết rạn da, thúc đẩy quá trình sản xuất collagen. Chính vì vậy, việc này ngăn ngừa các vết rạn da mới hình thành và dần dần làm mờ các vết rạn da cũ.
Chữa lành vết thương, nhanh liền sẹo
Thành phần triterpenoid sẽ chữa lành hiệu quả các vết thương, tăng cường các chất oxy hóa, giúp quá trình lưu thông, tuần hoàn máu được tốt hơn. Chính nhờ vậy, các vết thương và sẹo của bạn được diễn ra chóng hơn.
Xem thêm: Ăn gì mau lành vết thương? Những thực phẩm nên và không nên ăn để vết thương nhanh lành
Giúp giảm đau khớp
Trong rau má các thành phần kháng khuẩn, chống viêm nên điều trị các bệnh xương khớp, thấp khớp,… cho cơ thể. Nghiên cứu vào năm 2014 giúp ngăn ngừa thoái hóa sụn ở loài chuột khi có các triệu chứng về viêm khớp collagen.
Xem thêm: Tổng hợp các loại thực phẩm bổ sung collagen giúp cơ thể luôn trẻ đẹp
Giải độc
Rau má còn thúc đẩy quả trình đào thải các chất thải trên thận và gan để ra ngoài đường tiêu hóa và tiết niệu. Việc này ngăn chặn các chất độc tích lũy, đem lại cơ thể khỏe mạnh cho bạn.
Ngoài ra, ăn rau má còn cung cấp một lượng chất xơ cho cơ thể giúp thanh lọc hiệu quả, đào thải các chất béo, đem lại sự cân bằng cho cơ thể.
Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Như đã nói ở trên, vitamin E và vitamin C trong rau má sẽ rất có ích trong việc giảm các tình trạng liên quan đến các bệnh về trí nhớ, hoặc các bệnh nhận thức khi đã già.
Nhờ vậy, căn bệnh Alzheimer và suy giảm trí nhớ được giảm đáng kể, hạn chế mắc phải. Việc bổ sung rau má còn là một chất chống oxy hóa bổ sung cho não được phát triển và duy trì ổn định.
Xem thêm: 11 thực phẩm tốt cho não bộ, giúp tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung
Phòng chống bệnh phong và ung thư
Chất chống oxy hóa trong rau má có thể vô hiệu được các gốc tự do gây tổn thương tế bào khi còn ở cấp độ phân tử. Từ đó, các tình trạng về viêm loét đường tiêu hóa, bệnh phong hay một số bệnh ung thư khác cũng được giảm đáng kể.
Hoạt chất acid asiatic còn có thể làm chết tế bào theo chu trình, ức chế hoạt động phát triển của tế bào ung thư.
Uống rau má mỗi ngày có tốt không?
Nhiều người sử dụng rau má thay thế nước lọc, đặc biệt vào những ngày hè nắng nóng. Việc sử dụng rau má quá nhiều còn có thể đem lại nhiều tác hại cho cơ thể như:
- Tăng khả năng sẩy thai: Các bà bầu không nên sử dụng rau má hàng ngày vì rất dễ sẩy thai. Chính vì vậy, các mẹ bầu nên hạn chế sử dụng rau má để an toàn cho thai nhi.
- Rau má có tính hàn: Nhiều người cho rằng rau má có tính hàn nên các bà bầu sau khi sinh không nên sử dụng rau má trong thời gian dài. Việc này có thể gây ra các tình trạng đầy hơi, tiêu chảy, gây nhiều bất lợi cho cơ thể.
- Tăng lượng đường trong máu, tăng cholesterol: Những người tiểu đường hoặc có bệnh về cholesterol không nên sử dụng rau má quá nhiều vì có thể làm bệnh tái phát nhanh hơn.
- Uống thuốc tây với rau má: Việc sử dụng thuốc tây với rau má sẽ giảm một phần tác dụng của thuốc. Khi sử dụng rau má quá lâu còn làm biến đỏi tế bào gan, thận và các tế bào máu.
Xem thêm: Top 14 thực phẩm giàu chất béo tốt cho sức khỏe
Uống bao nhiêu rau má mỗi ngày?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi ngày bạn chỉ nên hấp thu khoảng 30 – 40g rau má tươi mỗi ngày. Mỗi ngày chỉ nên uống một ly rau má và duy trì trong một tháng. Tiếp theo đó, bạn hãy ngưng sử dụng trong nửa tháng rồi dùng tiếp.
Bạn nên sử dụng rau mà vào buổi trưa hoặc chiều để đem lại kết quả tốt nhất. Lúc này, cơ thể của bạn sẽ hấp thu tốt được các chất để nạp vào cơ thể.
Rau má khô cũng được sử dụng phổ biến và cách thức sử dụng cũng tương tự rau má thông thường. Nhưng bạn cũng không nên quá lạm dụng rau má sẽ gây lại những ảnh hưởng xấu cho cơ thể.
Một số điều lưu ý khi uống nước rau má
Khi sử dụng rau má, bạn cần chú ý những điểm sau:
- Bạn hãy rửa sạch rau má để đảm bảo an toàn vệ sinh vì rau má thường xuyên mọc sát đất nên rất dễ bị dính thuốc trừ sâu, vi khuẩn,…
- Những người bị bụng yếu khi ăn rau má nên ăn kèm theo vài lát gừng sống.
- Khi đang bị khó tiêu, đầy bụng, bạn không nên sử dụng rau má vì rất có thể sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Việc uống rau má thay nước lọc là việc không nên. Việc này sẽ khiến bạn bị lạnh bụng, gây nhức đầu và gây hại rất nhiều đến cơ thể của bạn.
- Như đã nêu ở trên, việc sử dụng rau má cùng thuốc tây sẽ bị giảm tác dụng hoặc gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, nên bạn hãy chú ý nhé!
- Trong quá trình mang thai, bà bầu không nên dùng rau má vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai cho cơ thể.
Xem thêm:
- Rau dền là gì? Rau dền có tác dụng gì?
- Xà lách rocket – rau arugula là rau gì? Xà lách rocket mua ở đâu?
- Rau nhút có tác dụng gì? Ăn rau nhút nhiều có tốt không?
Bài viết trên đã thông tin chi tiết đến bạn về nước rau má có tác dụng gì kèm theo những lưu ý khi sử dụng nước rau má. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ ngay để mọi người cùng biết nhé!