Nhiệt miệng là tình trạng hay gặp phải, đặc biệt trong những ngày nắng nóng. Bạn biết không, chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều tới thời gian lành của nhiệt miệng đấy. Cùng chuyên mục Sức khoẻ dinh dưỡng của KHOEPLUS24H tìm hiểu nhiệt miệng uống gì, nhiệt miệng ăn gì tốt nha!
Phèn chua
Phèn chua có thành phần chính là kali aluminat, thường được sử dụng để làm sạch nước, bảo quản thực phẩm và ngâm rau. Phèn chua có đặc tính khử khuẩn, hút nước nên sẽ giúp các mô co lại và làm khô vết loét.
Bạn có thể sử dụng phèn chua để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng bằng cách pha phèn chua với với một ít nước, chấm vào vết loét trong 1 phút rồi súc miệng lại. Làm đều đặn hàng ngày sẽ cải thiện vết lở miệng hiệu quả.
Baking soda
Baking soda có tính kiềm sẽ giúp cân bằng độ pH, giảm độ chua trong miệng, phá hủy môi trường phát triển của các vết loét. Theo tiến sĩ Dan L. Watt, súc miệng đều đặn bằng baking soda mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về răng miệng, đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn có trong khoang miệng.
Để sử dụng, bạn pha baking soda bằng nước ấm và súc miệng trong 60 giây rồi nhổ ra. Bạn cũng có thể sử dụng baking soda tương tự như phèn chua, pha với nước và chấm trực tiếp lên vết lở.
Sữa chua
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng, một trong số đó chính là do Helicobacter Pylori – loại vi khuẩn gây nên tình trạng viêm loét đường ruột.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các probiotics như lactobacillus có thể hỗ trợ tiêu diệt loại vi khuẩn này và ngăn ngừa một số bệnh liên quan đến đường ruột. Vì vậy, ăn sữa chua hằng ngày có thể giúp bạn giảm nguy cơ nhiệt miệng, đồng thời ngăn ngừa các bệnh về viêm loét dạ dày.
Mật ong
Mật ong nổi tiếng với đặc tính kháng khuẩn và khả năng chống viêm tự nhiên của nó. Những đặc tính này có được nhờ các vi lợi khuẩn có trong mật ong.
Một nghiên cứu năm 2014 đã chứng minh rằng mật ong có thể giảm đau, giảm viêm và hỗ trợ làm dịu các vết loét cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp.
Để sử dụng những đặc tính dược liệu của mật ong, bạn nên mua những loại mật ong chưa khử trùng, ví dụ như mật ong Manuka.
Dầu dừa
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu dừa có khả năng chống viêm tự nhiên, kháng khuẩn và giảm sưng đỏ rất hiệu quả. Bạn có thể bôi dầu dừa lên vết loét của mình đều đặn hàng ngày để hỗ trợ vết loét nhanh lành hơn.
Sữa Magnesia
Thành phần đặc biệt có trong sữa Magnesia chính là magie hydroxit. Đây là một bazo trung bình, có thể giúp điều chỉnh độ pH trong miệng, ngăn ngừa các vết loét phát triển. Đồng thời, hợp chất này cũng có khả năng giảm đau và ngăn ngừa kích ứng.
Để sử dụng, bạn hãy cho một lượng nhỏ sữa Magnesia lên vết loét của mình, để yên trong vài giây, sau đó rửa sạch với nước. Làm đều đặn 3 lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.
Trà hoa cúc
Trong hoa cúc chứa hai hợp chất azulene và levomenol có khả năng kháng viêm và giảm đau, vì vậy hoa cúc được sử dụng trong y học dược liệu như một liều thuốc hỗ trợ chữa lành vết thương.
Bạn có thể sử dụng túi trà hoa cúc để làm dịu cơn đau do nhiệt miệng nhờ vào đặc tính kháng khuẩn của nó. Đắp túi trà ướt vào vết loét trong vài phút rồi súc miệng bằng trà hoa cúc. Làm 3 – 4 lần một ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Trà đen
Một loại trà khác cũng có công dụng trong việc làm dịu vết loét chính là trà đen. Trong trà đen có chứa hợp chất tanin, flavonoid giúp kháng khuẩn và giảm đau hiệu quả. Bạn có thể sử dụng trà đen tương tự như cách dùng của trà hoa cúc. Ngoài ra, uống trà đen 2 – 3 lần một ngày cũng đem lại hiệu quả tương tự.
Cải xoăn và cà rốt
Các loại rau xanh như cải xoăn chứa rất nhiều các loại vitamin B, giúp cơ thể giảm căng thẳng, một nguyên nhân làm nên những vết loét.
Bên cạnh đó, thiếu sắt cũng là một lý do khác dẫn đến tình trạng nhiệt miệng. Vì vậy, bổ sung các thực phẩm giàu sắt như cải xoăn là một lựa chọn hợp lý. Ngoài ra, cải xoăn không chỉ cung cấp nhiều vitamin mà còn giàu các khoáng chất thiết yếu, có thể hỗ trợ cải thiện những vết loét ở miệng.
Cà rốt chứa nhiều beta-carotene, một chất giúp chữa lành các vết loét. Bạn có thể sử dụng sinh tố kết hợp giữa cải xoăn, rau bina và cà rốt để uống giải nhiệt và hỗ trợ cải thiện tình trạng nhiệt miệng.
Khế
Trong dân gian, khế có tính chua thường được dùng để thanh nhiệt. Bạn có thể dùng khế để hỗ trợ điều trị các vấn đề nhiệt miệng bằng cách cắt lát mỏng hoặc giã nát khế rồi cho vào một ly nước sôi. Dùng hỗn hợp trên để ngậm khoảng 3 – 4 phút rồi nuốt dần. Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả tốt cho vết loét của bạn.
Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng nhiệt miệng, bạn nên sử dụng khế chua hơn là khế ngọt vì tính chua sẽ giúp làm dịu vết loét tốt hơn đấy!
Cà chua
Giống với khế, cà chua cũng có tác dụng thanh nhiệt nhờ hương vị chua thanh và ngọt nhẹ của nó. Bạn có thể ăn sống hoặc ép lấy nước cà chua để sử dụng mỗi ngày, giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng khá hiệu quả.
Rau má
Trong rau má có chứa hợp chất triterpenoids, giúp làm dịu vết thương, kháng khuẩn nhờ vào việc tăng cường chất chống oxy hóa. Rau má còn có thể giảm stress, vì vậy sử dụng để điều trị nhiệt miệng là lựa chọn hiệu quả.
Bạn có thể xay nhuyễn, ép lấy nước hoặc nấu canh rau má để giúp thanh nhiệt cơ thể và giảm các vết loét miệng.
Xem thêm:
- Mùa hè ăn gì cho mát và đẹp da? Khám phá các thực phẩm thanh nhiệt cơ thể
- Nên ăn bao nhiêu hạt điều mỗi ngày? 10 tác dụng của hạt điều và lưu ý dùng
- Người bị huyết áp cao nên kiêng những thức ăn gì để ổn định huyết áp?
Qua bài viết này, bạn đã có thêm những kiến thức để trả lời câu hỏi nhiệt miệng uống gì, nhiệt miệng ăn gì rồi phải không nào? Mong rằng bạn thích những kiến thức này và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chuyên mục Sức khoẻ dinh dưỡng để biết thêm những thông tin thú vị nhé!