Ngủ nhiều có tốt không? Tại sao ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ?

0
(0)

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển ổn định của cơ thể. Tuy nhiên, ngủ nhiều có tốt không, tại sao bạn ngủ nhiều nhưng vẫn luôn buồn ngủ. Hôm nay hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết này nhé!

Thế nào là giấc ngủ quá dài?

Giấc ngủ quá dài là giấc ngủ kéo dài hơn 9 tiếng đồng hồ trong 1 ngày 24 tiếng. Tình trạng ngủ nhiều bao gồm giấc ngủ vào ban đêm và trạng thái buồn ngủ cực độ vào ban ngày, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống. Ngủ nhiều có thể bắt nguồn từ chứng ngủ rũ hoặc các rối loạn liên quan đến giấc ngủ. Nếu không tìm được nguyên nhân, có thể bạn đang mắc chứng ngủ nhiều vô căn.

Người bình thường trung bình cần dành 7 – 9 tiếng mỗi ngày để ngủ. Con số này có thể thay đổi dựa vào thói quen sinh hoạt và tình trạng sức khỏe. Người lớn tuổi có thể chỉ cần 6 tiếng ngủ mỗi ngày. Trong khi đó, vận động viên thường ngủ hơn người bình thường 1 tiếng đồng hồ.

Ngủ nhiều được xem là bất thường nếu tình trạng thiếu tỉnh táo và mệt mỏi diễn ra quá thường xuyên, đi kèm với các biểu hiện như đau đầu, ngủ trưa lâu, ngủ ngày nhiều,…

Giấc ngủ quá dài là giấc ngủ kéo dài hơn 9 tiếng đồng hồ trong 1 ngày 24 tiếng
Giấc ngủ quá dài là giấc ngủ kéo dài hơn 9 tiếng đồng hồ trong 1 ngày 24 tiếng

Ngủ nhiều có tốt không?

Béo phì

Ngủ quá nhiều là 1 trong các nguyên nhân phổ biến gây tăng cân. Nghiên cứu đã chỉ ra, người có thói quen ngủ hơn 9 tiếng mỗi đêm có xác suất béo phì cao hơn 21% so với người ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Dù bạn đã cố gắng tập thể dục nhưng việc ngủ nhiêu vẫn có thể khiến quá trình giảm cân của bạn thất bại.

Ngủ quá nhiều là 1 trong các nguyên nhân phổ biến gây tăng cân
Ngủ quá nhiều là 1 trong các nguyên nhân phổ biến gây tăng cân

Dễ bị tiểu đường, bệnh tim

Ngủ không đủ giấc hoặc ngủ quá nhiều trong ngày đã được chứng minh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ ngủ hơn 9 tiếng vào ban đêm có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch vành cao hơn đến 38% so với những người ngủ đủ 8 tiếng mỗi giấc.

Xem thêm: 

Một nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ ngủ hơn 9 tiếng vào ban đêm có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch vành cao
Một nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ ngủ hơn 9 tiếng vào ban đêm có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch vành cao

Đau đầu

Ngủ quá nhiều có thể là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của các cơn đau đầu triền miên, đặc biệt là với những ai có tiền sử về bệnh thần kinh. Tình trạng đau đầu khi ngủ quá nhiều gây nên do một vài chất dẫn truyền thần kinh trong não. Một số người bị khó ngủ, tỉnh giấc vào ban đêm và có thói quen ngủ bù vào ban sáng thường hay thường bị đau nhức đầu.

Xem thêm: 20 cách làm giảm đau đầu tại nhà nhanh chóng xoa dịu cơn đau nhức

Ngủ quá nhiều có thể là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của các cơn đau đầu triền miên
Ngủ quá nhiều có thể là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của các cơn đau đầu triền miên

Trầm cảm

Ngủ quá nhiều cũng có thể gây nên trầm cảm và khiến căn bệnh này trở nên trầm trọng hơn. Nghiên cứu chỉ ra 15% người mắc bệnh trầm cảm có thói quen ngủ nhiều. Chính vì vậy, khi muốn điều trị bệnh trầm cảm, bác sĩ thường khuyến khích người bệnh thay đổi giờ giấc sinh hoạt hợp lý.

Xem thêm: 30 cách giảm stress hiệu quả, đánh bay căng thẳng lo âu cho cuộc sống luôn vui vẻ

Nghiên cứu chỉ ra 15% người mắc bệnh trầm cảm có thói quen ngủ nhiều
Nghiên cứu chỉ ra 15% người mắc bệnh trầm cảm có thói quen ngủ nhiều

Tăng tỷ lệ tử vong

Người có xu hướng ngủ hơn 9 tiếng vào ban đêm có tỷ lệ tử vong cao hơn so với những ai ngủ đủ giấc là 7 – 9 tiếng. Mối liên hệ giữa tỷ lệ tử vong và tình trạng ngủ quá nhiều vẫn chưa được làm rõ. Tuy vậy, chuyên gia sức khỏe đã nhận thấy rằng tình trạng kinh tế xã hội trì trệ và bệnh trầm cảm có liên quan mật thiết đến hiện tượng ngủ nhiều của một số người.

Người có xu hướng ngủ hơn 9 tiếng vào ban đêm có tỷ lệ tử vong cao hơn so với những ai ngủ đủ giấc
Người có xu hướng ngủ hơn 9 tiếng vào ban đêm có tỷ lệ tử vong cao hơn so với những ai ngủ đủ giấc

Một số vấn đề sức khoẻ khác

Bên cạnh những vấn đề đã được nêu trên, tình trạng ngủ nhiều còn ẩn chứa rất nhiều hệ lụy xấu đối với sức khỏe. Đó có thể là các căn bệnh liên quan đến thần kinh, tuyến giáp hoặc gia tăng nguy cơ tăng cân, đau lưng, mất trí nhớ,… Tóm lại, đây là một dấu hiệu sức khỏe rất đáng báo động.

Đó có thể là các căn bệnh liên quan đến thần kinh, tuyến giáp hoặc gia tăng nguy cơ tăng cân, đau lưng, mất trí nhớ,...
Đó có thể là các căn bệnh liên quan đến thần kinh, tuyến giáp hoặc gia tăng nguy cơ tăng cân, đau lưng, mất trí nhớ,…

Nguyên nhân khiến cho một người ngủ quá nhiều

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người, bao gồm sức khỏe cá nhân, thói quen vận động, độ tuổi và lối sống sinh hoạt. Một số người có xu hướng ngủ nhiều hơn khi bị ốm hoặc rơi vào trạng thái căng thẳng. Tuy vậy, theo khuyến cáo của chuyên gia sức khỏe, người trưởng thành chỉ nên ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.

Vấn đề ngủ nhiều thực tế còn nghiêm trọng hơn đối với những ai mắc chứng ngủ lịm khiến bạn luôn trong trạng thái buồn ngủ cực độ. Dù đã ngủ đủ giấc nhưng tinh thần lại luôn mơ màng, không tỉnh táo. Tình trạng này khiến cơ thể của người bệnh mất đi sức sống và dễ mắc các chứng bệnh liên quan đến thần kinh, trí nhớ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Chứng ngưng thở khi ngủ cũng là căn bệnh phổ biến khiến nhiều người rơi vào tình trạng ngủ nhiều. Chứng bệnh này gây rối loạn giấc ngủ, khiến người bệnh ngưng thở từ 10 – 20 giây khi đang ngủ, gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi chu kì giấc ngủ của cơ thể. Một số biểu hiện của chứng bệnh này bao gồm đau đầu, hay quên, thường xuyên buồn ngủ,…

Một số người có xu hướng ngủ nhiều hơn khi bị ốm hoặc rơi vào trạng thái căng thẳng
Một số người có xu hướng ngủ nhiều hơn khi bị ốm hoặc rơi vào trạng thái căng thẳng

Nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ

Chất lượng giấc ngủ kém

Dù đã ngủ đủ 8 tiếng nhưng bạn vẫn không có năng lượng để bắt đầu ngày mới. Hãy đánh giá chất lượng giấc ngủ của mình thông qua các chỉ tiêu sau: Bạn có dễ vào giấc không, giấc ngủ có sâu không, có thường bị gián đoạn giấc ngủ không, sau khi thức dậy có cảm thấy khỏe hơn không. Nếu chất lượng giấc ngủ kém thì dù ngủ nhiều nhưng bạn vẫn sẽ thấy thiếu sức sống khi thức dậy.

Nếu chất lượng giấc ngủ kém thì dù ngủ nhiều nhưng bạn vẫn sẽ thấy thiếu sức sống khi thức dậy
Nếu chất lượng giấc ngủ kém thì dù ngủ nhiều nhưng bạn vẫn sẽ thấy thiếu sức sống khi thức dậy

Chế độăn uống

Hãy đảm bảo chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng và đủ chất nếu muốn có một giấc ngủ chất lượng. Một số người ăn không đủ bữa, thiếu chất, gây thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu, dẫn đến cơ thể không thể hoạt động năng suất và luôn mệt mỏi. Hãy ưu tiên ăn uống đúng giờ và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là vitamin B12, D4,… hạn chế uống cồn và chất kích thích.

ãy ưu tiên ăn uống đúng giờ và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
ãy ưu tiên ăn uống đúng giờ và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết

Ít vận động

Nếu bạn không có thói quen vận động, luôn duy trì lối sống tĩnh trong thời gian dài thì có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hoặc các chứng rối loạn tâm thần khác rất cao. Không chỉ vậy, nếu bạn tiếp xúc với các thiết bị điện tử thường xuyên thay vì vận động cũng sẽ khiến não bộ bị kích thích cao và khó vô giấc hơn. Hãy duy trì thói quen luyện tập nhẹ nhàng để nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Hãy duy trì thói quen luyện tập nhẹ nhàng để nâng cao chất lượng giấc ngủ
Hãy duy trì thói quen luyện tập nhẹ nhàng để nâng cao chất lượng giấc ngủ

Tâp luyên quá sức

Vận động rất tốt cho giấc ngủ nhưng không phải những bài tập quá nặng đô kết hợp với lịch tập dày đặc. Điều này có thể vắt kiệt sức lực của bạn và dù cho bạn đã ngủ đủ giấc nhưng cơ thể vẫn khó có thể phục hồi năng lượng. Bên cạnh đó, việc vận động quá sức có thể dẫn đến chấn thương, áp lực tâm lý gây khó ngủ.

Việc vận động quá sức có thể dẫn đến chấn thương, áp lực tâm lý gây khó ngủ
Việc vận động quá sức có thể dẫn đến chấn thương, áp lực tâm lý gây khó ngủ

Căng thẳng tâm lý

Tâm lý căng thẳng là nguyên nhân cực kỳ phổ biến khiến chất lượng giấc ngủ giảm. Áp lực khiến bạn thao thức khó vào giấc và luôn phải vắt óc suy nghĩ mỗi đêm hoặc thậm chí là thức giấc giữa đêm. Bạn hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa hoặc phòng khám tâm lý để dứt điểm vấn đề này.

Tâm lý căng thẳng là nguyên nhân cực kỳ phổ biến khiến chất lượng giấc ngủ giảm
Tâm lý căng thẳng là nguyên nhân cực kỳ phổ biến khiến chất lượng giấc ngủ giảm

Bệnh lý

Ngoài ra, hiện tượng ngủ nhiều có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như: Thiếu máu, bệnh tuyến giáp, bệnh tự miễn, nhiễm trùng, tiểu đường,… Người bệnh sẽ luôn trong trạng thái thiếu hụt năng lượng, mệt mỏi do đó luôn muốn ngủ nhiều hơn.

Đối với phụ nữ mang thai hoặc trong thời kì mãn kinh thì ngủ nhiều cũng là một vấn đề hết sức nan giải. Các chị em sẽ thường xuyên bị thức giấc do chứng tiểu đêm và khó vào giấc do sự thay đổi nội tiết tố, khiến bạn dù mệt mỏi nhưng vẫn rất khó ngủ sâu giấc.

Hiện tượng ngủ nhiều có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như: Thiếu máu, bệnh tuyến giáp, bệnh tự miễn,...
Hiện tượng ngủ nhiều có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như: Thiếu máu, bệnh tuyến giáp, bệnh tự miễn,…

Tác dụng phụ của thuốc

Một số người mắc chứng ngủ nhiều trong thời gian dùng thuốc. Đặc biệt là các loại thuốc giảm đau, thuốc huyết áp, lợi tiểu, chống trầm cảm,… Khi gặp hiện tượng này, điều cần làm ngay lập tức là báo cáo tình trạng với bác sĩ và ngưng sử dụng thuốc.

Một số người mắc chứng ngủ nhiều trong thời gian dùng thuốc.
Một số người mắc chứng ngủ nhiều trong thời gian dùng thuốc.

Cách để tránh ngủ quá nhiều gây hại cho sức khỏe

Sau đây là một số mẹo được đưa ra để giúp bạn hạn chế được tình trạng ngủ quá nhiều vào ban đêm và ban sáng:

  • Cài đặt lịch ngủ: Hãy cố gắng lên giường ngủ và thức dậy vào 1 khung giờ nhất định hằng ngày để tập cơ thể làm quen với lịch sinh hoạt khoa học.
  • Tạo thói quen trước khi ngủ: Hãy giúp cơ thể có thói quen trước khi đi ngủ, để thần kinh nhận thức được đã đến lúc đi ngủ. Bạn có thể tắt các ánh sáng thiết bị điện tử lúc gần đi ngủ, thói quen này sẽ giúp mắt được thư giãn và dễ ngủ hơn.
  • Cải thiện môi trường ngủ: Bạn cần đảm bảo chỗ ngủ của mình có nhiệt độ mát mẻ, không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn lớn và ánh sáng mạnh.
  • Duy trì vận động: Tập luyện thể dục là thói quen rất tốt đối với chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế vận động mạnh trước lúc ngủ sẽ khiến tinh thần quá tỉnh táo, khó vào giấc.
  • Ngủ trưa sớm: Hãy tránh đi ngủ trưa vào sau 3 giờ chiều, giấc ngủ trưa quá muộn sẽ khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm.
Hãy cố gắng lên giường ngủ và thức dậy vào 1 khung giờ nhất định hằng ngày
Hãy cố gắng lên giường ngủ và thức dậy vào 1 khung giờ nhất định hằng ngày

Xem thêm:

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc của rất nhiều bạn rằng ngủ nhiều có tốt không? Giấc ngủ giúp cơ thể hồi phục năng lượng và cải thiện tinh thần đáng kể sau một ngày làm việc và học tập căng thẳng. Hy vọng rằng sau bài viết hôm nay, bạn đã biết làm thế nào để có được một giấc ngủ thật sự chất lượng!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Dương Nhã
Dương Nhã
Xin chào, mình là Dương Nhã. Mình là một người đam mê khám phá và luôn muốn tìm hiểu về sức khỏe. Cùng mình khám phá những bí quyết để sống khỏe mạnh và năng động hơn nhé!

Bài viết liên quan