Nghệ đen có tác dụng gì? 7 tác dụng của nghệ đen tốt sức khỏe

0
(0)

Nghệ đen được biết đến như một trong những dược liệu dân gian vừa dễ tìm kiếm vừa có hiệu quả rất tốt cho cơ thể. Hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu nghệ đen có tác dụng gì qua bài viết dưới đây nhé!

Nghệ đen là gì?

Nghệ đen là một loại thảo mộc với thân rễ có màu xanh đen hoặc nâu sẫm, có tên khoa học là Curcuma zedoaria, thuộc họ Gừng và cũng được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như ngải tím, nga truật, tam nại hoặc bồng nga truật.

Nghệ đen là một loại thảo mộc với thân rễ có màu xanh đen hoặc nâu sẫm
Nghệ đen là một loại thảo mộc với thân rễ có màu xanh đen hoặc nâu sẫm

Nguồn gốc của củ nghệ đen

Nghệ đen có nguồn gốc từ các nước thuộc khu vực Nam Á và Đông Nam Á, như Indonesia, Đông Bắc Ấn Độ. Đặc biệt, trong cuộc chinh phục hàng hải thì người Arab đã mang nghệ đến đến châu Âu nhưng không được người dân khu vực ưa chung.

Ngày nay, nó được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta, đặc biệt ở những vùng có đất xốp, ven sông suối, ven hồ hoặc vùng nhiều bóng râm tại miền núi, trung du.

Nguồn gốc từ các nước thuộc khu vực Nam Á và Đông Nam Á
Nguồn gốc từ các nước thuộc khu vực Nam Á và Đông Nam Á

Đặc điểm nghệ đen

Nghệ đen thuộc họ cây thân cao, có chiều cao trung bình từ 1,5m trở lên, mọc thẳng. Chúng thường được người dân thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 12 hàng năm. Phần rễ mọc thành hình nón, nhiều củ và chia thành nhiều nhánh phụ đâm sâu vào đất.

Nghệ đen thuộc họ cây thân cao, có chiều cao trung bình từ 1,5m trở lên
Nghệ đen thuộc họ cây thân cao, có chiều cao trung bình từ 1,5m trở lên

Lá cây nghệ đen có chiều rộng từ 7 – 8cm, hình dáng thuôn dài trong khoảng 30 – 60cm và màu xanh nhạt. Thông thường chúng có cuống ngắn cùng một đường màu gân đỏ ở giữa. Trước khi ra lá nghệ đen sẽ ra hoa thành từng cụm, màu vàng kích thước khoảng 15mm.

Ngoài ra, củ nghệ đen có hình dạng tương tự một quả trứng, một đầu nhỏ và một đầu to. Bề ngoài trơn bóng, màu vàng nâu. Phần thịt bên trong màu tím hoặc xanh thẫm. Bên cạnh đó, củ nghệ đen chứa nhiều hợp chất ancaloit, có vị hơi đắng xen lẫn cay nồng.

Củ nghệ đen có hình dạng tương tự một quả trứng, một đầu nhỏ và một đầu to
Củ nghệ đen có hình dạng tương tự một quả trứng, một đầu nhỏ và một đầu to

Ứng dụng củ nghệ đen

Củ nghệ đen sở hữu vị cay nồng của gừng và cảm giác hơi đắng nên thường được sử dụng làm nguyên liệu chính chế biến món cà ri trắng của Indonesia, các món gỏi ở Thái Lan hay ngâm chua làm tương ớt cho các món ăn Ấn Độ.

Trong các bài thuốc dân gian, nghệ đen có thể phơi khô, xắt lát và nấu lấy nước để uống. Chưa dừng ở đó, bạn hãy xây nhuyễn chúng thành bột, pha thêm chút mật ong,… giúp trị bệnh đường ruột vô cùng hiệu quả.

Nghệ đen có thể phơi khô, xắt lát và nấu lấy nước để uống
Nghệ đen có thể phơi khô, xắt lát và nấu lấy nước để uống

Đặc điểm nghệ đen

Cây nghệ đen có chiều cao phát triển từ 0.5 – 1.5m với thân cây mọc thẳng, sinh trưởng tốt ở vùng đất màu mỡ, có thể pha cát hoặc sỏi, đất mùn, ẩm nhưng thoát nước tốt là được.

Lá nghệ đen có hình bầu dục, thuôn dài, màu xanh lục với mép lá có màu hơi đỏ. Hoa nghệ đen màu vàng nhạt, viền đỏ. Đặc biệt, thân củ nghệ đen có đường kính từ 2 – 6cm với hình dạng và kích thước thay đổi tùy theo thời điểm.

Lớp vỏ củ có nốt sần với màu nâu sẫm hoặc xanh đen nhưng phần thịt bên trong có màu trắng xanh. Vị củ nghệ đen hơi đắng vì chứa hợp chất ancaloit, xen lẫn vị cay nồng vốn có của họ Gừng.

Lớp vỏ củ có nốt sần với màu nâu sẫm hoặc xanh đen
Lớp vỏ củ có nốt sần với màu nâu sẫm hoặc xanh đen

Ứng dụng củ nghệ đen.

Tương tự như nghệ vàng và gừng, củ nghệ đen được sử dụng như một loại gia vị dùng trong ẩm thực.

Chẳng hạn, nghệ đen được nghiền thành bột để làm bánh mì cà ri trắng ở Indonesia, được ngâm chua hoặc tạo hương vị cho tương ớt, các món ăn ở Ấn Độ, dùng cho món gỏi trộn trong nền ẩm thực Thái Lan.

Ngoài ra, củ nghệ đen còn được chiết xuất ra tinh dầu và sử dụng trong việc sản xuất nước hoa, xà phòng và cả thuốc chữa bệnh trong Y học cổ truyền lẫn Y học hiện đại.

Nghệ đen được sử dụng như một loại gia vị dùng trong ẩm thực
Nghệ đen được sử dụng như một loại gia vị dùng trong ẩm thực

Nghệ đen có tác dụng gì?

Nghệ đen cũng có một số tác dụng nổi bật cho sức khỏe người dùng như:

Chữa các bệnh về phổi

Nhờ hợp chất curcumin có trong nghệ đen đã khiến loại củ này có khả năng hỗ trợ điều trị và cải thiện các bệnh liên quan đến phổi như viêm phổi, hen suyễn, viêm phế quản,…

Thậm chí, người ta còn phát hiện tác dụng của nghệ đen không thua gì so với việc dùng các loại thuốc thông thường để điều trị bệnh, nhất là hệ thống miễn dịch được cải thiện đáng kể cho người bệnh.

Chữa các bệnh về phổi
Chữa các bệnh về phổi

Giảm đau, phát ban

Nghệ đen còn trở thành thực phẩm tuyệt vời để giảm đau và khắc phục tình trạng phát ban trên cơ thể hiệu quả.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều nghệ đen trong việc chữa trị, thay vào đó là sử dụng nghệ đen với liều lượng vừa phải và nếu có dấu hiệu bất thường thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để kịp thời điều trị.

Giảm đau, phát ban
Giảm đau, phát ban

Ngăn ngừa ung thư

Tương tự như gừng và nghệ vàng, các nhà khoa học đã chứng minh: hợp chất curcumin trong nghệ đen có thể ức chế tế bào ung thư phát triển.

Việc dùng nghệ đen còn được khuyến khích sử dụng đồng thời với phương pháp hóa trị để chống lại các tế bào ung thư.

Ngăn ngừa ung thư
Ngăn ngừa ung thư

Hỗ trợ giảm cân

Hợp chất trong nghệ đen còn hiệu quả đối với việc phân hủy chất béo bị tích tụ lâu ngày trong cơ thể. Vì vậy, bạn có thể nghĩ đến việc chọn nghệ đen trong chế độ ăn uống hằng ngày, giúp kiểm soát cân nặng lý tưởng cũng như hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân của bạn.

Ngoài ra, nghệ đen còn giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giảm nguy cơ kháng insulin và ngăn ngừa bệnh gan xảy ra.

Hỗ trợ giảm cân
Hỗ trợ giảm cân

Giàu chất chống oxy hoá

Củ nghệ đen chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên, nhất là curcumin có khả năng kiềm hãm sự gây hại của các gốc tự do – vốn là nguyên nhân gây ra lão hóa, các bệnh mãn tính và ung thư.

Chính vì vậy, bạn hãy sử dụng nghệ đen cùng với một số trái cây có chứa chất chống oxy hóa để tạo ra nước ép hoặc sinh tố, thậm chí làm món salad trái cây để thưởng thức, sẽ giúp cải thiện sức khỏe bạn mỗi ngày đấy nhé!

Làm đẹp da

Như Điện máy XANH vừa mới chia sẻ phía trên, vì chứa nhiều chất chống oxy hóa nên nghệ đen có tác dụng làm đẹp da nhờ ức chế được các nhân tố gây ra bệnh lão hóa như các gốc tự do.

Hơn nữa, hợp chất trong nghệ đen còn hiệu quả trong việc điều trị tình trạng ngứa da và viêm da, thậm chí còn làm giảm vết bầm tím và vết thương (không hở) trên da.

Làm đẹp da
Làm đẹp da

Tốt với dạ dày

Theo kinh nghiệm dân gian đã được khoa học chứng minh rằng nghệ đen rất tốt trong việc chữa trị và cải thiện triệu chứng đau dạ dày. Nguyên nhân chính do nghệ đen có hàm lượng curcumin dồi dào – một hoạt chất hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định.

Tốt với dạ dày
Tốt với dạ dày

Cách sử dụng nghệ đen hiệu quả

Phòng ngừa bệnh dạ dày

Chuẩn bị: 1kg củ nghệ đen, 300g ô tặc cốt, mật ong nguyên chất và 200g trúc diệp sài hồ.

Cách thực hiện: Đem sao vàng sài hồ, nghiền thành một mịn rồi trộn cùng các nguyên liệu còn lại. Bạn nên thêm mật ong giúp dễ uống đồng thời bổ sung một số vitamin. Mỗi lần uống khoảng 20g, 2 lần/ngày trước lúc ăn khoảng 30 phút.

Phòng ngừa bệnh dạ dày
Phòng ngừa bệnh dạ dày

Điều trị vết bỏng

Chuẩn bị: 100g củ nghệ đen và 50g mộc hương.

Cách thực hiện: Tán củ nghệ đen và mộc hương thành bột mịn. Để có thể bảo quản được lâu, bạn bỏ vào hũ đóng nắp kín. Mỗi lần dùng 2g, pha cùng nước giấm loãng và gel lô hội. Trộn tất cả và đắp lên vùng da bị bỏng giúp chống viêm, lên da non nhanh chóng.

Điều trị vết bỏng
Điều trị vết bỏng

Chữa đau bụng do nhiễm lạnh

Chuẩn bị: 100g bột mộc hương và 200g bột nghệ đen.

Cách thực hiện: Bạn trộn bột nghệ đen và bột mộc hương theo tỷ lệ 2:1. Sau đó, cho hỗn hợp vào hũ có nắp đậy để thời gian sử dụng lâu hơn. Khi đau bụng do nhiễm lạnh, hãy pha 2g bột cùng nước giấm pha loãng để uống.

Chữa đau bụng do nhiễm lạnh
Chữa đau bụng do nhiễm lạnh

Chữa nứt gót chân

Để chữa nứt gót chân bằng củ nghệ đen bạn chỉ cần trộn bột cùng dầu dừa thành một hỗn hợp đặc sệt. Mỗi tối trước khi đi ngủ khoảng 15 phút thì đắp lên gót chân. Thực hiện liên tục thường xuyên sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất.

Chữa nứt gót chân
Chữa nứt gót chân

Làm mờ vết thâm trên da

Đầu tiên, bạn rửa mặt với nước sạch, xắt nghệ tươi thành từng lát mỏng và đắp trực tiếp lên da từ 20 – 30 phút. Để các vết thâm da mờ đi nhanh chóng, hãy sử dụng phương pháp này từ 2 – 3 lần/tuần.

Làm mờ vết thâm trên da
Làm mờ vết thâm trên da

Tác dụng phụ của nghệ đen

Một số tác dụng phụ của nghệ đen mà bạn cần biết cụ thể như sau:

  • Đau bụng: Do nghệ đen có tính cay nên sử dụng liên tục trong thời gian dài sẽ gây nên tình trạng đau bụng. Bạn hãy dùng một lượng vừa đủ để ruột non hấp thụ nhiều hơn, đồng thời giảm áp lực và khó chịu cho dạ dày.
  • Kích động tử cung: Nghệ đen được biết đến như một trong những loại củ kích thích tử cung, có lợi cho dòng chảy kinh nguyệt. Tuy nhiên, các bà mẹ đang cho con bú và phụ nữ mang thai cần thận trọng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe em bé.
Đau bụng
Đau bụng
  • Khó hấp thụ: Nếu bạn sử dụng nghệ đen theo đường nước uống thì cơ thể rất khó nhận được đầy đủ các dưỡng chất. Phương pháp xử lý tốt nhất là dùng chung các vitamin tổng hợp có piperine thúc đẩy quá trình hấp thụ nghệ đen.
  • Gây ra chảy máu: Các nghiên cứu chỉ ra, một số hoạt chất trong nghệ đen sẽ làm chậm quá trình máu tụ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu bạn đang sử dụng thuốc chống máu đông hoặc liên quan đến tiểu cầu.
  • Tiêu chảy và nôn: Nhiều phân tích, thống kê cho thấy những người dùng nghệ đen thường xuyên sẽ khiến đổ mồ hôi hột, tiêu chảy, ói mửa. Bạn nên giảm liều lượng nếu xuất hiện những triệu chứng trên.
Gây ra chảy máu
Gây ra chảy máu

Lưu ý khi dùng nghệ đen

Nhiều bác sĩ và chuyên gia y tế khuyên rằng, nghệ đen lành tính và có thể thường xuyên sử dụng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, dùng sai cách sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Do đó, để sử dụng dược liệu đạt hiệu quả điều trị tốt nhất cần lưu ý những điểm sau:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc các đối tượng bị khí huyết hư thì không nên điều trị bệnh bằng dược liệu này.
  • Một trong những đặc tính của nghệ đen chính là phá huyết, không thích hợp đối với các đối tượng bị rong kinh.
  • Trong trường hợp cơ thể bị hư yếu thì bệnh nhân nên kết hợp nghệ đen cùng một số loại thuốc khác như truật, sân. Đồng thời, hãy thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Đối với các bệnh nhân cần phẫu thuật, người bệnh cần ngưng sử dụng nghệ đen tối thiểu 2 tuần. Do dược liệu có đặc tính làm chậm quá trình đông máu.
Người bệnh cần ngưng sử dụng nghệ đen tối thiểu 2 tuần
Người bệnh cần ngưng sử dụng nghệ đen tối thiểu 2 tuần

Nghệ đen bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu?

Giống như nghệ vàng, bạn có thể tìm mua nghệ đen dễ dàng tại một số chợ, cửa hàng chuyên bán nông sản và các trang mạng điện tử hiện nay.

Mức giá bên dưới cập nhật đến tháng 07/2023:

  • Củ nghệ đen có giá 100.000 – 200.000 đồng/kg.
  • Tinh bột nghệ đen có giá 550.000 – 800.000 đồng/kg.
  • Cây giống nghệ đen có giá 40.000 – 150.000 đồng/cây.
Tinh bột nghệ đen
Tinh bột nghệ đen

Xem thêm:

Qua những thông tin trên, KHOEPLUS24H đã giới thiệu nghệ đen có tác dụng gì với cơ thể và sức khỏe người dùng. Theo Y học cổ truyền, đây là dược liệu giúp chữa đau bụng, làm giảm thâm,… hiệu quả. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cùng mọi người nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Dương Nhã
Dương Nhã
Xin chào, mình là Dương Nhã. Mình là một người đam mê khám phá và luôn muốn tìm hiểu về sức khỏe. Cùng mình khám phá những bí quyết để sống khỏe mạnh và năng động hơn nhé!

Bài viết liên quan