Nên ăn gì trước và sau tiêm vắc xin COVID-19? Thực phẩm nên và không nên ăn

0
(0)

Chế độ ăn uống trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-19 rất quan trọng, vì ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại của người được tiêm và góp phần giúp cho vắc xin mang lại hiệu quả hơn. Vậy chúng ta nên ăn gì trước và sau tiêm vắc xin COVID-19? Thực phẩm nên và không nên ăn ra sao? Hãy dành chút thời gian tìm hiểu qua chuyên mục Cẩm nang sức khỏe cùng Khoeplus24h.vn nhé!

Những thực phẩm nên ăn trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-19

Dưới đây là những thực phẩm nên ăn trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-19 mà bạn có thể tham khảo để bổ sung vào chế độ ăn uống:

Rau lá có màu xanh đậm

Rau lá có màu xanh đậm
Rau lá có màu xanh đậm

Các loại rau lá màu xanh đậm như cải xoăn, rau ngót, rau muống, cải bó xôi, bông cải xanh,… thường chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng viêm hiệu quả.

Canh hầm hoặc súp

Món canh, món hầm và món súp đều là những loại thức ăn giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và ổn định, nhờ đó góp phần nâng cao sự hoạt động của hệ thống miễn dịch.

Đồng thời, món canh hoặc món súp chứa nhiều rau, còn giúp cho cơ thể bổ sung thêm chất xơ và một số chất kháng viêm, đều có lợi cho sức khỏe đường ruột.

Canh hầm hoặc súp
Canh hầm hoặc súp

Hành, tỏi

Cả hànhtỏi đều giàu chất oxy hóa mạnh mẽ, giúp hỗ trợ tốt cho sức khỏe của hệ miễn dịch và làm tăng số lượng lợi khuẩn cho đường ruột.

Canh hầm hoặc súp
Canh hầm hoặc súp

Nghệ

Nghệ cũng là một trong những gia vị quen thuộc, đây là thực phẩm chứa nhiều hợp chất có đặc tính chống oxy hóa như curcuminoid và tinh dầu.

Ngoài ra, những chất này cũng có đặc tính kháng viêm mạnh mẽ nên có lợi trong việc làm giảm bớt sự căng thẳng thần kinh và hỗ trợ bảo vệ não tốt hơn.

Nghệ
Nghệ

Việt quất

Nhờ chứa lượng lớn chất chống oxy hóa cùng với nhiều loại vitamin (như vitamin K, vitamin C, vitamin B6, vitamin B2 và vitamin E), việt quất có thể làm tăng nồng độ serotonin – đây là chất dẫn truyền thần kinh, tạo cảm giác thoải mái và thư giãn cho bạn.

Việt quất
Việt quất

Thực phẩm nguyên hạt

Các loại thực phẩm nguyên hạt thường chứa nhiều chất đạm, khoáng chất và vitamin, nhất là chất béo lành mạnh có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Thực phẩm nguyên hạt
Thực phẩm nguyên hạt

Một số thức ăn nhẹ khi vừa mới tiêm vắc xin

Sau khi tiêm vắc xin, một số người có thể xuất hiện phản ứng buồn nôn. Lúc này, người tiêm vắc xin có thể tiêu thụ một số thức ăn nhẹ dễ tiêu hóa như uống đủ nước lọc, ăn súp rau, cơm gạo lứt, mứt sốt táo,…

Một số thức ăn nhẹ khi vừa mới tiêm vắc xin
Một số thức ăn nhẹ khi vừa mới tiêm vắc xin

Cá là thực phẩm giàu các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như kẽm, magie, vitamin A và vitamin D. Đặc biệt là nhóm cá béo (như cá mòi, cá hồi, cá trích, cá thu) còn chứa lượng lớn omega 3, có tác dụng chống viêm và nâng cao hệ miễn dịch.

Cá

Nước

Cơ thể của người trưởng thành chứa khoảng 80% là nước, nói một cách khác nước là một trong những chất cần thiết cho cơ thể để duy trì hoạt động sống mỗi ngày, từ việc bảo vệ mô của các cơ quan cho đến điều hòa nhiệt độ bên trong cơ thể.

Sau khi tiêm vắc xin, tùy theo cơ thể mỗi người mà xuất hiện các dấu hiệu sốt nhẹ khác nhau. Do đó, việc bổ sung nước lọc là điều rất cần thiết, thậm chí là uống các loại nước ép để bổ sung lượng lớn nước cùng với các loại vitamin khác.

Nước
Nước

Thực phẩm giàu vitamin A

Thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, ớt chuông, khoai lang, bí đỏ, dầu gan cá, xoài,… đều có lợi cho sức khỏe trước và sau khi tiêm.

Thực tế, vitamin A tham gia vào nhiều hoạt động chức năng trong cơ thể, từ việc nâng cao sức khỏe hệ thống miễn dịch cho đến biệt hóa tế bào miễn dịch.

Hơn nữa, vitamin A còn bảo vệ lớp niêm mạc đường tiêu hóa và hệ hô hấp, nhờ đó giúp cơ thể phòng ngừa được nhiều mầm bệnh hơn.

Thực phẩm giàu vitamin A
Thực phẩm giàu vitamin A

Thực phẩm giàu vitamin C và E

Hai nhóm thực phẩm giàu vitamin Cvitamin E, đều có đặc tính chống oxy hóa mạnh nên có khả năng bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự gây hại của các gốc tự do, nhờ đó góp phần tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa được nhiều bệnh tật.

Thực phẩm giàu vitamin C và E
Thực phẩm giàu vitamin C và E

Thực phẩm giàu vitamin D

Ngoài những loại vitamin mà Điện máy XANH đề cập trên, thì thực phẩm giàu vitamin D (nổi bật là trứng, sữa tươi và cá) cũng có tác động tích cực đến hệ thống miễn dịch.

Vì nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin D, có thể gây ra bệnh rối loạn điều hòa phản ứng miễn dịch, gây bất lợi đối với sức khỏe.

Thực phẩm giàu vitamin D
Thực phẩm giàu vitamin D

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là một trong những khoáng chất có lợi cho sức khỏe sau khi tiêm vắc xin COVID-19. Vì kẽm giữ vai trò xúc tác và tham gia vào cấu trúc của nhiều loại enzyme chuyển hóa trong cơ thể.

Ngoài ra, khoáng chất này cũng có tác dụng làm tăng sức khỏe miễn dịch, giúp vết thương mau lành, duy trì khứu giác và vị giác cho bạn.

Thực phẩm giàu kẽm
Thực phẩm giàu kẽm

Những thực phẩm nên kiêng/tránh ăn trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-19

Trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-19, bạn cần hạn chế hoặc tốt nhất là nên tránh sử dụng các loại thực phẩm sau:

Không nên uống rượu

Tuy chưa có bằng chứng cụ thể nào liên quan giữa việc uống rượu sẽ làm giảm hiệu quả của vắc xin COVID-19, đó là lời của CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh) tại Hoa Kỳ chia sẻ.

Thế nhưng, CDC và các chuyên gia có cảnh báo rằng: người dân nên tránh uống rượu bia trước và sau khi tiêm vắc xin, vì các loại đồ uống này có khả năng ức chế, làm rối loạn chức năng của hệ thống miễn dịch và khiến cho cơ thể bị mất nước.

Không những thế, rượu còn làm giảm khả năng chống nhiễm trùng, thay vào đó là làm tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây cản trở quá trình phản ứng của vắc xin.

Không nên uống rượu
Không nên uống rượu

Tránh tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa

Nhóm thức ăn nhanh và được chế biến sẵn như sử dụng phương pháp rán, chiên hoặc nướng nhiều dầu mỡ, đều chứa nhiều chất béo bão hòa. Đây là chất làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể và gây hại cho sức khỏe nói chung.

Tránh tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa
Tránh tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa

Không uống nhiều thực phẩm chứa cafein

Các loại thực phẩm, đồ uống chứa caffeine như nước tăng lực, cà phê và trà nên tránh được uống trước và sau khi tiêm vắc xin. Vì hợp chất này có thể làm tăng huyết áp, nhịp tim cũng như rối loạn nhịp tim nếu tiêu thụ lượng lớn caffeine mỗi ngày.

Không uống nhiều thực phẩm chứa cafein
Không uống nhiều thực phẩm chứa cafein

Những lưu ý trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-1

Nói tóm lại, bạn nên lưu ý một số vấn đề trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-1 như sau:

Tránh sử dụng rượu bia trước và sau khi tiêm

Như Khoeplus24h.vn đã chia sẻ về sự tác động của rượu bia đối với sức khỏe như trên, thì bạn cần hạn chế và tốt nhất là không nên sử dụng rượu bia khi có quyết định tiêm vắc xin COVID-19.

Sau khi tiêm chủng, tùy loại vắc xin mà gây ra một số tác dụng phụ khác nhau và ở mức độ khác nhau. Vì thế, nếu như uống rượu bia thì bạn sẽ khó khăn trong việc theo dõi sức khỏe – như một số tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin.

Hơn nữa, rượu cũng có thể gây ra phản ứng viêm và làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ thống miễn dịch.

Tránh sử dụng rượu bia trước và sau khi tiêm
Tránh sử dụng rượu bia trước và sau khi tiêm

Bổ sung nước đầy đủ nước cho cơ thể

Nhức đầu là một trong những tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin COVID-19 và khi cơ thể bị mất nước (hoặc không đủ nước) cũng sẽ góp phần làm cho triệu chứng ấy nặng thêm.

Do đó, việc bổ sung nước uống đầy đủ cho cơ thể rất quan trọng, bạn có thể uống nước lọc và xen kẽ việc uống nước ép trái cây nguyên chất (không đường hoặc ít đường) sẽ có lợi cho sức khỏe hơn.

Bổ sung nước đầy đủ nước cho cơ thể
Bổ sung nước đầy đủ nước cho cơ thể

Không tiêm vắc xin khi bụng đói

Bụng đói, sẽ khiến cho cơ thể gặp phải nhiều vấn đề như cảm thấy chóng mặt hoặc dễ bị ngất xỉu.

Vì thế, bạn hãy ăn no khoảng 15 – 20 phút trước khi tiêm vắc xin như các loại thực phẩm có nhiều carbs chưa tinh chế (điển hình là ngũ cốc nguyên hạt), protein và chất béo lành mạnh.

Không tiêm vắc xin khi bụng đói
Không tiêm vắc xin khi bụng đói

Bổ sung các thực phẩm chống viêm

Sau khi tiêm vắc xin, muốn hỗ trợ tốt cho hệ thống miễn dịch thì bạn nên bổ sung các loại thực phẩm có khả năng chống viêm như các loại rau, các loại hạt, cá hồi và quả bơ.

Bổ sung các thực phẩm chống viêm
Bổ sung các thực phẩm chống viêm

Nên chuẩn bị những thực phẩm chống buồn nôn

Tùy theo cơ địa, một số người sau khi tiêm vắc xin sẽ cảm thấy buồn nôn. Đó là lý do vì sao bạn nên chuẩn bị thêm các thực phẩm có thể chống lại biểu hiện này như trà gừng, mứt gừng, mứt chanh hoặc súp nước hầm gà.

Nên chuẩn bị những thực phẩm chống buồn nôn
Nên chuẩn bị những thực phẩm chống buồn nôn

Xem thêm:

Như vậy, bạn đã biết được nên ăn gì trước và sau tiêm vắc xin COVID-19? Thực phẩm nên và không nên ăn ra sao? Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho việc trong việc tiêm chủng COVID-19 sắp tới nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Khương Linh
Khương Linh
Hi cả nhà, mình là Khương Linh. Mình là một người yêu thích gym và dinh dưỡng. Mình muốn chia sẻ những kiến thức của mình để mọi người có một cuộc sống khỏe mạnh và năng động hơn.

Bài viết liên quan