Hạt kê là một loại ngũ cốc thơm ngon, chứa rất nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Vậy hạt kê là gì? Có tác dụng như thế nào? Cùng chuyên mục Cẩm nang sức khỏe của Khoeplus24h.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Millet – Hạt kê là gì?
Đặc điểm của hạt kê
Hạt kê, tên tiếng Anh gọi là millet, là tên gọi chung để chỉ một nhóm nhỏ ngũ cốc có hình dạng thân cây giống với cây lúa hoặc cỏ lồng vực. Tuy nhiên, hạt kê trông mẩy và kích thước to hơn, được dùng để làm lương thực cho người ăn và kể cả chim chóc.
Nhìn chung, lớp vỏ bên ngoài hạt kê có màu nâu nhạt cho đến nâu sậm và phần ruột bên trong hạt kê có màu vàng.
Cây kê đã tồn tại từ rất lâu và việc sử dụng hạt kê đã rất phổ biến từ niên đại năm 4500 TCN, bằng chứng là người ta đã phát hiện nhiều di tích của cây và hạt kê tại các địa điểm khảo cổ học ở Trung Quốc, Ấn Độ và Triều Tiên.
Hơn nữa, các nhà khảo cổ học còn tiết lộ thêm: hạt kê đã từng trở thành là lương chính trong thời kỳ tiền sử của xã hội Thời đại đồ đá mới ở Trung Quốc, Ấn Độ và Mumun (ở Triều Tiên).
Hiện nay, hạt kê được trồng ở nhiều nhất ở Ấn Độ, một số vùng ở Châu Phi và châu Á. Cây kê rất ưa chuộng ở những nơi có nhiệt độ cao và điều kiện đất khô ráo, nên chúng có khả năng chịu hạn cao cũng như sống tốt trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Các loại hạt kê
Hạt kê có rất nhiều loại, được thu hoạch từ giống cây kê khác nhau nhưng đa số đều thuộc họ Poaceae. Một số hạt kê phổ biến là:
- Trong bộ lạc Eragrostideae (thuộc phân họ Chloridoideae) có giống kê: kê ngón tay (Eleusine coracana), kê trắng (Panicum miliaceum), kê nhỏ (Panicum sumatrense), ngọc kê (Pennisetum glaucum), kê đuôi chồn còn gọi là kê bìm bịp (Setaria italica),…
- Trong bộ lạc Andropogoneae (thuộc phân họ Panicoideae) có giống kê lớn còn gọi là cao lương (Sorghum bicolor).
Hạt kê có tác dụng gì?
Giàu dưỡng chất thiết yếu
Trong 174gr hạt kê nấu chín có chứa 207 calo và những thành phần dinh dưỡng như sau:
- Carbs: 41gr
- Chất xơ: 2.2gr
- Chất đạm: 6gr
- Chất béo: 1.7gr
- Phốt pho: 25% DV (giá trị dinh dưỡng hằng ngày)
- Magie: 19% DV
- Folate: 8% DV
- Sắt: 6% DV
Ngoài ra, hạt kê còn cung cấp hàm lượng canxi và các axit amin thiết yếu cao hơn rất nhiều so với các loại ngũ cốc khác.
Giàu chất chống oxy hóa
Các loại hạt kê (đặc biệt là kê ngón tay, kê đuôi chồn) chứa rất nhiều axit ferulic và catechin. Đây là 2 hợp chất phenolic, có tác dụng phòng chống bệnh tật bằng cách trung hoà gốc tự do và ngăn ngừa tình trạng stress oxy hóa.
Nghiên cứu ở chuột cho thấy: axit ferulic có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm lành vết thương và ngăn ngừa bệnh ung thư, tiểu đường.
Catechin có đặc tính chống oxy hoá mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa ngộ độc kim loại bằng cách liên kết với các kim loại nặng trong máu.
Ổn định lượng đường trong máu
Trong hạt kê có chứa chất xơ và polysaccharides không tinh bột. Đây là 2 loại carbs tốt, giúp ổn định lượng đường trong máu hiệu quả.
Hơn nữa, hạt kê là thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp nên không làm tăng lượng đường trong máu. Vì thế, nó rất thích hợp để bổ sung vào chế độ ăn dành cho người mắc bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu thực hiện ở 105 người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy: Tiêu thụ hạt kê vào mỗi buổi sáng giúp làm giảm lượng đường trong máu đáng kể.
Ngoài ra, nghiên cứu ở 64 người bị tiền tiểu đường kéo dài trong 12 tuần cũng chứng minh rằng: Bổ sung 50gr hạt kê đuôi chồn mỗi ngày giúp ổn định đường huyết và cải thiện tình trạng kháng insulin trong cơ thể họ.
Giúp giảm cholesterol
Hạt kê rất giàu chất xơ hoà tan và protein, có tác dụng làm giảm mức cholesterol trong cơ thể. Cụ thể:
Chất xơ hoà tan tạo ra dịch nhớt trong đường ruột, chúng bám chặt vào các hạt cholesterol và chất béo rồi đào thải qua đường tiêu hoá. Từ đó, cải thiện lượng cholesterol tổng thể.
Nghiên cứu thực hiện trên 24 con chuột cho thấy: nhóm tiêu thụ kê proso có mức
triglixerit thấp hơn rất nhiều so với nhóm đối chứng.
Bên cạnh đó, hàm lượng protein trong hạt kê cũng đã được chứng minh là có khả năng giảm cholesterol.
Nghiên cứu thực hiện trên những con chuột mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy: Bổ sung protein trong hạt kê giúp làm giảm nồng độ triglixerit.
Và tăng lượng cholesterol tốt HDL và adiponectin – một loại hormone có tác dụng chống viêm, kích thích quá trình oxy hóa axit béo,…
Phù hợp với chế độ ăn không gluten
Celiac là bệnh nhạy cảm với gluten có trong lúa mì. Người mắc căn bệnh này thường có triệu chứng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón khi ăn phải thực phẩm chứa gluten.
Không giống như các loại ngũ cốc khác, hạt kê không chứa gluten. Vì thế, nó rất thích hợp để bổ sung vào thực đơn ăn uống dành cho người mắc bệnh celiac hoặc người đang theo chế độ ăn không gluten.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Hạt kê là một nguồn cung cấp magie và chất xơ dồi dào. Theo nghiên cứu, cả 2 thành phần dinh dưỡng này đều có tác dụng bảo vệ sức khoẻ tim mạch. Trong đó:
Magie có khả năng làm giảm huyết áp bằng cách điều hoà lưu lượng máu, ngăn ngừa canxi lắng đọng trong động mạch gây xơ cứng mạch máu. Từ đó, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Chất xơ có tác dụng loại bỏ cholesterol xấu LDL và tăng lượng cholesterol tốt HDL. Điều này rất có lợi cho việc cải thiện sức khoẻ tim mạch.
Hỗ trợ hoạt động tiêu hóa
Nghiên cứu cho thấy, giống như các loại rau xanh, ngũ cốc, hạt kê cũng rất giàu chất xơ, giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hoá.
Tiêu thụ hàm lượng chất xơ dồi dào có trong thực phẩm này giúp tăng cường khả năng trao đổi chất, điều hoà lợi khuẩn trong đường ruột. Từ đó, giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh hơn và ngăn ngừa chứng táo bón, đầy hơi, tiêu chảy, viêm loét dạ dày,…
Giảm các triệu chứng hen suyễn
Nghiên cứu được công bố bởi Viện Nghiên cứu Hạt kê Ấn Độ cho thấy: hàm lượng magie dồi dào trong hạt kê có khả năng cải thiện các triệu chứng về đường hô hấp của những người mắc bệnh hen suyễn.
Ăn hạt kê có bị dị ứng không?
Hạt kê tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng (như tinh bột, khoáng chất và các loại vitamin), nhưng loại hạt này cũng có thể gây ra cho người ăn một số tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón
Và các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa và dị ứng nếu sử dụng không đúng cách hoặc tiêu thụ quá nhiều.
Cách nấu hạt kê
Hạt kê thuộc nhóm ngũ cốc nên bạn có thể chế biến hạt kê giống như các loại thực phẩm thuộc nhóm này, như gạo, lúa mạch đen và lúa mì.
Chẳng hạn, bạn dùng hạt kế để nấu thành cơm và nhớ cho thêm một ít muối để cơm hạt kê có hương vị đậm đà hơn. Trước khi thưởng thức, bạn có thể dùng kèm với muối vừng giống như cơm gạo lứt vậy!
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng hạt kê để nấu cháo, nấu sữa, làm bánh và cho vào món salad, thích hợp dùng cho cả trẻ nhỏ, người lớn tuổi và bất kì ai muốn bồi bổ sung khỏe sau khi bệnh.
Hạt kê để được bao lâu?
Bảo quản hạt kê không đúng cách sẽ khiến cho hạt kê mất đi nhiều dưỡng chất và tạo điều kiện xuất hiện nấm mốc và những vi khuẩn gây hại khác. Vì thế, hãy áp dụng một số mẹo sau khi bạn bảo quản hạt kê:
- Bảo quản ở nơi khô ráo, tránh nơi có độ ẩm cao và ánh nắng chiếu trực tiếp vào hạt.
- Ưu tiên đựng hạt kê trong túi kín và có hút chân không để giảm thiểu sự tiếp xúc giữa hạt kê với không khí, nhằm tránh ẩm mốc. Hoặc bạn có thể đặt gói hút ẩm hoặc giấy hút ẩm vào hạt kê nhưng nhớ đậy kín sau khi sử dụng.
- Nếu lượng hạt kê lưu trữ còn nhiều, bạn nên phơi nắng rồi tiếp tục bảo quản hạt kê trước khi dùng. Vì hạt kê để trong hủ đựng suốt thời gian dài thường hay bị ẩm và xuất hiện nấm mốc.
Hạt kê bán ở đâu? Giá hạt kê bao nhiêu?
Hiện nay, bạn có thể mua hạt kê bóc vỏ ở chợ, cửa hàng thực phẩm, hệ thống siêu thị hoặc các trang thương mại điện tử trên thị trường với giá dao động khoảng từ 115.000 – 125.000 đồng/ 500gr.
Tuỳ vào từng loại mà giá thành sẽ có sự thay đổi chênh lệch. (Giá cập nhật vào tháng 7/2023).
Xem thêm:
- Millet – Hạt kê là gì? Hạt kê có tác dụng gì? Cách nấu hạt kê và nơi mua
- Hạt đu đủ có tác dụng gì? 14 tác dụng của hạt đu đủ và cách sử dụng hạt
- Ăn hạt bí có tác dụng gì? Tổng hợp 18 tác dụng của hạt bí đối với sức khỏe
Bài viết trên đã giải đáp xong câu hỏi hạt kê là gì, hạt kê có tác dụng gì? Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết về loại ngũ cốc này nhé!