Khi ngủ sai tư thế, ta rất dễ bị đau cổ khi ngủ dậy. Điều này gây không ít phiền toái cho chúng ta trong hoạt động thường ngày cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe nếu để quá lâu. Hôm nay, cùng KHOEPLUSH24H tìm hiểu một số mẹo chữa đau cổ khi ngủ dậy cũng như một số nguyên nhân và cách giúp bạn ngăn ngừa vấn đề này nhé!
Nguyên nhân bị đau cổ khi ngủ dậy
Tư thế nằm
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn bị đau cổ khi ngủ dậy là do nằm sai tư thế trong đêm hôm trước như nằm sấp, quay đầu sang một bên,… hoặc đôi khi ngủ quá yên tĩnh, giữ một tư thế trong một thời gian dài cũng sẽ khiến các mạch máu ở vùng cổ bị chèn ép.
Điều này sẽ làm quá trình cung cấp oxy cho các tế bào cơ bị chậm lại, giải phóng axit lactic nhiều gây đau mỏi cơ.
Gối ngủ
Bên cạnh tư thế ngủ, nhiều người bị đau cổ sau khi ngủ có nguyên nhân đến từ việc kê gối quá cao. Điều này vô tình ngăn cản quá trình lưu thông máu ở vùng cổ, lâu dài sẽ dẫn đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ với biểu hiện sớm là đau cứng vùng cổ, đau tê vùng vai gáy…
Ngoài ra, nếu bạn dùng gối quá thấp cũng khiến cổ bị ngửa ra sau quá nhiều, vẫn có thể làm đau cổ sau khi thức dậy nhé!
Chấn thương từ trước
Hoặc trong quá trình hoạt động, chơi thể thao làm vùng cổ bị thương và những vết thương này chỉ thường cảm nhận rõ sau 2 – 3 ngày, cũng sẽ khiến bạn bị đau cổ sau khi ngủ dậy. Do đó, việc bị đau cổ có thể bắt nguồn từ nguyên nhân bạn đã bị thương trước đó mà không để ý.
Chuyển động đột ngột khi ngủ
Đặc biệt, với những bạn có thói quen ngủ hay xoay người thì có thể nguyên nhân đau cổ là do bạn vô tình chuyển động cổ đột ngột trong khi ngủ. Hành động này sẽ vô tình gây sức ép lên các cơ và làm chúng bị căng thẳng, dẫn đến đau sau khi thức dậy. Vì vậy, bạn nên cố gắng rèn luyện tư thế ngủ yên tĩnh để hạn chế vấn đề này nhé!
Thoái hóa đốt sống cổ
Một trong những nguyên nhân nghiêm trọng nhất là vì bạn bị thoái hóa đốt sống cổ, đặc biệt là các đốt C5, C6 và C7 trong số 7 đốt sống.
Trước đây, căn bệnh này thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi, nhưng căn bệnh này ngày càng trẻ hóa, tập trung ở những người thường xuyên làm việc với máy tính hoặc làm những công việc có tác động nhiều lên vùng cổ,…
Vì vậy, sau khi ngủ dậy, họ thường bị đau cổ không quay được, nghiêm trọng hơn, cơn đau này còn lan ra phần vai và cánh tay, gây tê dại và khó chịu vô cùng.
Xem thêm: Tư thế nằm khi bị thoái Hóa đốt sống cổ và các lưu ý dành cho người bệnh
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Ngoài căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ, những người bị đau cổ sau khi ngủ dậy cũng có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Đĩa đệm là phần nằm giữa hai đốt sống, có phần bao xơ bên ngoài và nhân nhầy ở bên trong.
Khi cơ thể gặp vấn đề, phần bao xơ bị rách khiến nhân nhầy bị tràn ra ngoài và chèn ép dây thần kinh, gây ra thoát vị đĩa đệm. Biểu hiện đặc trưng là người bệnh thường cảm giác đau dữ dội, đau dai dẳng ở vùng cổ và cơn đau ngày càng nặng hơn.
Mất nước
Cuối cùng, khi cơ thể thiếu nước cũng có thể dẫn đến vấn đề cổ bị đau khi ngủ dậy. Bởi vì, nước là thành phần chính của đĩa đệm, mà đây lại là bộ phận quan trọng, nằm giữa các đốt sống trong cơ thể. Vì vậy, thiếu nước sẽ làm cơ thể bạn bị thiếu độ dẻo dai và dễ làm đau vùng cổ.
Mẹo chữa đau cổ khi ngủ dậy
Thư giãn cổ bằng một chiếc gối
Cách chữa đau cổ khi ngủ dậy hiệu quả là bạn nên thư giãn cổ một lúc. Khi bạn có thời gian rảnh, hãy nằm trên một chiếc gối thoải mái và giữ đầu ở vị trí cân bằng. Điều này sẽ giúp giảm đau cổ khi ngủ dậy một cách hiệu quả.
Chườm đá giảm đau
Chườm đá lạnh có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn, giảm đau nhức cổ khi ngủ sai tư thế. Nếu cơn đau không biến mất, hoặc bạn không thích cảm giác lạnh thì vẫn có nhiều cách khác để điều trị đau cổ nếu bạn ngủ sai tư thế.
Chườm ấm giảm đau
Nếu chườm đá không có tác dụng, hãy thử chườm ấm để giảm đau cổ khi thức dậy. Chườm ấm vào vùng bị đau có thể giúp giảm đau và cứng cổ. Tuy nhiên, hãy sử dụng nó ở nhiệt độ thích hợp để tránh bị bỏng.
Xoa bóp khu vực bị đau
Nhẹ nhàng xoa bóp vùng cổ bị đau để giảm căng và đau cơ. Bên cạnh đó, xoa bóp còn là một biện pháp giúp bạn thư giãn tinh thần, giảm mệt mỏi hiệu quả.
Sử dụng thuốc giảm đau
Có thể dùng thuốc để giảm đau cổ do ngủ sai tư thế. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và làm theo hướng dẫn cẩn thận.
Bài tập xoay cổ nhẹ nhàng
Xoay cổ theo hình tròn để kéo căng cơ. Tuy lúc đầu hơi khó chịu nhưng động tác này rất hiệu quả trong việc giảm đau cổ khi ngủ dậy. Xoay cổ qua lại và từ bên này sang bên kia. Hãy dừng lại nếu bạn cảm thấy quá đau.
Sử dụng dầu hoặc thuốc mỡ
Các loại dầu giúp làm ấm da, tạo cảm giác thoải mái sau khi xoa nhẹ lên vùng bị đau nhức cũng là những cách chữa đau cổ dễ dàng và hiệu quả mà bạn nên thử. Một số được dùng để điều trị đau cổ, trong khi những loại khác được dùng để kích thích máu lưu thông.
Khi nào cần gặp bác sĩ do bị đau cổ khi ngủ dậy?
Đây là một vấn đề khá phổ biến, tuy nhiên bạn không nên chủ quan nếu như cơ đau cổ không thuyên giảm sau vài ngày chăm sóc hoặc có dấu hiệu trở nặng. Sau đây là một số triệu chứng bạn cần lưu ý nên đến gặp bác sĩ ngay nhé!
- Sốt.
- Đau đầu.
- Đau ngực và khó thở.
- Xuất hiện khối u ở cổ.
- Khó nuốt.
- Xuất hiện cảm giác tê hoặc ngứa ran ở tay chân.
- Cơn đau có dấu hiệu lan xuống cánh tay hoặc chân.
- Xuất hiện các triệu chứng bất thường liên quan đến bàng quang hoặc ruột.
Cách ngăn ngừa đau cổ khi ngủ dậy
Biết được những nguyên nhân dẫn đến cơn đau cổ, vậy làm sao để phòng ngừa vấn đề này sau khi ngủ dậy vào buổi sáng. Sau đây là một số biện pháp bạn có thể tham khảo để bảo vệ vùng cổ của mình khi đang ngủ nhé!
Chú ý tư thế ngủ
Cách này có thể hơi khó với một số bạn có thói quen ngủ không cố định. Biện pháp bạn có thể tham khảo là, nếu bạn nằm ngửa khi ngủ thì nên cuộn một chiếc khăn mềm hoặc gối để bên dưới cột sống cổ để giúp giữ yên vị trí cổ trong lúc ngủ.
Còn những bạn ngủ nằm nghiêng thì bạn nên đặt một chiếc gối ở giữa hai đầu gối để cố định phần cột sống. Đặc biệt, bạn không nên kê gối ngủ cao hơn so với đầu hoặc nằm sấp khi ngủ vì có thể gây sức ép lên vùng cổ và gây đau cổ.
Chọn gối kê đầu phù hợp
Bên cạnh tư thế ngủ, việc chọn một chiếc gối đầu phù hợp cũng quan trọng không kém. Quy chuẩn gối ngủ là cao 8 – 15cm, dài 60cm và rộng 30cm. Bạn nên chọn những chiếc gối có phần mút hoạt tính để giúp nâng đỡ phần đầu và cổ tốt hơn.
Tuyệt đối, bạn không nên sử dụng gối ngủ quá cứng hoặc quá mềm, đều không tốt cho phần cơ vùng cổ. Cuối cùng, lựa chọn một tấm nệm có độ cứng vừa cũng rất quan trọng để bạn có một giấc ngủ ngon, không bị đau cổ sau khi thức giấc.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Đặc biệt, để làm giảm các cơn đau cứng cổ, bạn tuyệt đối nên thay đổi một số thói quen sau:
- Không dùng điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử trong thời gian dài.
- Không ngồi quá lâu với cùng một tư thế.
- Không để không khí lạnh thổi trực tiếp vào đầu, mặt, cổ và vai gáy.
- Hạn chế tư thế gập vai hoặc cúi cổ về phía trước quá lâu.
Thường xuyên thư giãn, xoa bóp cơ cổ
Cuối cùng, cần thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng và hạn chế gây áp lực lên cơ vùng cổ. Đặc biệt, nếu có điều kiện nên thường xuyên để cổ được nghỉ ngơi, xoa bóp, mát xa trước khi ngủ.
Xem thêm:
- Nguyên nhân tập gym bị đau cơ và cách hạn chế đau cơ khi tập gym
- Cách khắc phục và phòng tránh đau cổ chân khi đá bóng
- Những cách giúp bạn không bị đau đầu gối khi chạy bộ
Trên đây là một số nguyên nhân và mẹo chữa bị đau cổ khi ngủ dậy mà có thể bạn quan tâm để có một giấc ngủ ngon và chất lượng hơn. Hy vọng bài viết hữu ích với các bạn khi bị đau cổ trong quá trình ngủ cũng như đang tìm kiếm một biện pháp giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ nhé!