Mangan là gì? Vai trò của mangan trong cơ thể

0
(0)

Mangan là một loại khoáng chất thiết yếu có tác dụng quan trọng đối với nhiều chức năng trong cơ thể con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng am hiểu về nó. Dưới đây, KHOEPLUS24H sẽ giúp bạn hiểu rõ mangan là gì và tầm quan trọng của nó đối với cơ thể nhé!

Mangan là gì?

Mangan là một nguyên tố tự nhiên và cũng là một loại khoáng chất thiết yếu cho cơ thể ở lượng nhỏ. Nó hoạt động như coenzyme quan trọng trong nhiều quá trình sinh học như chuyển hóa chất dinh dưỡng, hình thành xương, thanh thải amoniac và tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh.

Mangan là thành phần quan trọng của hàng chục loại proteinenzyme, được tìm thấy trong tất cả các mô. Tuy cần thiết, nhưng mangan dư thừa có thể gây độc, vì vậy cần duy trì mức mangan nội bào thích hợp.

Mangan là một nguyên tố tự nhiên
Mangan là một nguyên tố tự nhiên

Vai trò của mangan trong cơ thể

Cải thiện xương khớp

Canxi cùng với mangan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển mật độ xương. Mangan khi được kết hợp cân bằng với canxi, kẽmđồng sẽ giúp giảm tình trạng loãng xương, xương yếu và gãy xương. Đối với người già, mức mangan trong cơ thể giảm đi. Đây là một nguyên nhân khiến 50% phụ nữ sau mãn kinh và 25% nam giới từ 50 tuổi trở lên thường gặp các vấn đề về xương khớp.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau một năm bổ sung đầy đủ mangan cùng các dưỡng chất  vitamin D, magie thì khối lượng xương ở những bệnh nhân bị yếu xương đã tăng đáng kể. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác về việc bổ sung canxi và vitamin D cũng cho thấy hiệu quả tương tự. Do đó, vai trò của mangan đối với sức khỏe xương vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm: Ăn gì tốt cho xương khớp? Top 12 thực phẩm tốt cho xương khớp chắc khoẻ

Canxi cùng với mangan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển mật độ xương
Canxi cùng với mangan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển mật độ xương

Đặc tính chống oxy hóa mạnh

Mangan tham gia vào việc tạo ra enzym chống oxy hóa superoxide dismutase (SOD), giúp giảm viêm một cách hiệu quả. Enzyme SOD chuyển đổi superoxide (một gốc tự do gây bệnh tim, xương khớp và ung thư) thành các phân tử nhỏ hơn, làm giảm độc hại cho cơ thể con người.

Mangan tham gia vào việc tạo ra enzym chống oxy hóa
Mangan tham gia vào việc tạo ra enzym chống oxy hóa

Giảm viêm

Mangan tham gia vào việc hình thành enzyme chống oxy hóa superoxide dismutase (SOD). Có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng SOD có thể đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các rối loạn viêm.

Một nghiên cứu khác trên 93 người mắc bệnh viêm xương khớp đã chỉ ra rằng sự kết hợp giữa mangan, glucosamine và chondroitin có thể giảm đau và sưng do viêm màng bên trong khớp. Tuy nhiên, việc bổ sung mangan chỉ có thể giúp cải thiện đau và sưng ở những người bị viêm xương khớp ở mức độ nhẹ.

Mangan hỗ trợ giảm đau và viêm xương khớp nhẹ
Mangan hỗ trợ giảm đau và viêm xương khớp nhẹ

Cân bằng đường huyết

Sau khi điều tra nồng độ các vi chất vi lượng ở nhóm bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Các chuyên gia đã kết luận rằng họ thường có mức mangan trong máu và enzyme chống oxy hóa mangan superoxide dismutase (MnSOD) thấp hơn so với mức bình thường.

Ngoài ra, mangan tập trung nhiều ở tuyến tụy và tham gia vào quá trình sản xuất insulin. Điều này cho thấy mangan có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng đường trong máu, giúp ổn định bằng cách thúc đẩy tiết insulin đúng mức.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Gợi ý 23 thực phẩm tốt cho người tiểu đường

Mangan tập trung nhiều ở tuyến tụy
Mangan tập trung nhiều ở tuyến tụy

Giảm tỷ lệ mắc bệnh động kinh

Mangan được biết đến là một chất thúc đẩy giãn nở tĩnh mạch, tăng cường lưu lượng máu đến não nhanh chóng. Sự tăng cường lưu lượng máu này có thể giảm tình trạng đau đầu, đột quỵ và giảm nguy cơ động kinh.

Mangan giúp tăng cường lưu lượng máu đến não nhanh chóng
Mangan giúp tăng cường lưu lượng máu đến não nhanh chóng

Thúc đẩy quá trình trao đổi chất

Mangan tác động vào hoạt động của các enzym tiêu hóa thức ăn và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nó cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa cholesterolcarbohydrate. Cuối cùng, mangan đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất cho các mô trong cơ thể bằng cách hỗ trợ sử dụng protein và axit amin.

Mangan tham gia vào quá trình chuyển hóa cholesterol
Mangan tham gia vào quá trình chuyển hóa cholesterol

Giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt

Với nhiều phụ nữ, kinh nguyệt hàng tháng có thể mang đến nhiều phiền toái. Có khả năng bạn đã từng trải qua các triệu chứng không thoải mái như lo lắng, chuột rút, đau đớn, biến đổi tâm trạng. Thậm chí, nó có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày và thậm chí là trầm cảm.

Nguyên nhân của tình trạng này có liên quan đến việc tỷ lệ mangan trong máu giảm xuống mức thấp, không đủ để giảm các triệu chứng kinh nguyệt. Do đó, cần phải bổ sung và duy trì mức mangan cần thiết trong cơ thể của bạn.

Cần phải bổ sung và duy trì mức mangan cần thiết
Cần phải bổ sung và duy trì mức mangan cần thiết

Cải thiện chức năng não

Mangan là một khoáng chất quan trọng để tăng cường chức năng não và hỗ trợ điều trị các rối loạn thần kinh. Nó tương tác với chất dẫn truyền thần kinh, thúc đẩy xung điện. Mangan cũng có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào não khỏi gốc tự do. Cần lưu ý về mức mangan dư thừa có thể tác động tiêu cực đến não.

Mangan hỗ trợ điều trị các rối loạn thần kinh
Mangan hỗ trợ điều trị các rối loạn thần kinh

Hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp

Hormone thyroxine đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động ổn định của tuyến giáp và cơ quan nội tạng. Khi thiếu mangan, tuyến giáp sẽ yếu đi nhanh chóng, gây mất cân bằng hormone và dẫn đến tăng cân. Do đó, việc bổ sung đủ lượng mangan cần thiết cho cơ thể là rất quan trọng.

Bổ sung mangan cần thiết cho cơ thể là quan trọng
Bổ sung mangan cần thiết cho cơ thể là quan trọng

Tăng cường sản xuất collagen

Collagen đóng vai trò quan trọng trong việc làm lành vết thương và duy trì độ tươi trẻ của làn da. Tuy nhiên, khi tuổi tác gia tăng, lượng collagen trong cơ thể sẽ giảm đi sẽ gây ra các vấn đề về da như khô và nhăn.

Bổ sung mangan là quan trọng để sản xuất axit amin proline cần thiết cho việc tạo collagen tự nhiên. Một số sản phẩm dưỡng da cũng đã tích hợp mangan để tăng khả năng làm lành da. Ngoài ra, việc kết hợp mangan với canxi và kẽm có thể cải thiện quá trình này.

Mangan giúp tăng cường sản xuất collagen
Mangan giúp tăng cường sản xuất collagen

Hàm lượng mangan có thể tiêu thụ mỗi ngày là bao nhiêu?

Dưới đây là bảng tham khảo hàm lượng manga có thể tiêu thụ mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn muốn bổ sung mangan thì cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ có chuyên môn. Để được tư vấn chi tiết nên bổ sung như thế nào tùy theo tình trạng cơ thể của bạn.

Độ tuổiLiều lượng
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi0.003mg/ngày
Trẻ sơ sinh từ 7 đến 12 tháng0.6mg/ngày
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi1.2mg/ngày
Trẻ từ 4 đến 8 tuổi1.5mg/ngày
Nữ từ 9 đến 18 tuổi1.6mg/ngày
Nam giới từ 9 đến 13 tuổi1.9mg/ngày
Từ 14 đến 18 tuổi1.6 – 2.2mg/ngày
Từ 19 tuổi1.8 – 2.3mg/ngày
Phụ nữ mang thai và cho con bú2.0 – 2.6mg/ngày
Hàm lượng mangan có thể tiêu thụ mỗi ngày
Hàm lượng mangan có thể tiêu thụ mỗi ngày

Những loại thực phẩm giàu mangan

Có nhiều cách để bổ sung mangan vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm, bao gồm:

  • Rau củ quả và trái cây như quả việt quất, khoai tây, tảo biển, rau cải xoăn.
  • Các loại cá như cá hồi, cá mòi, gan, thịt động vật và trứng.
  • Sữa công thức cung cấp mangan và nhiều dưỡng chất khác.
  • Yến mạch giàu mangan và có lợi cho sức khỏe tim mạch.
  • Đậu nành cung cấp mangan và protein thực vật, giúp kiểm soát cholesterol.
  • Lúa mì cung cấp mangan và chất xơ, hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
  • Hạt diêm mạch giàu mangan và protein, không chứa gluten, phù hợp cho người ốm.
  • Hạt hạnh nhân cung cấp mangan và nhiều dưỡng chất khác, bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ bị ung thư.
  • Tỏi giàu mangan, hỗ trợ sức kháng và sức khỏe tim mạch.
  • Đinh hương có mangan cao, tác dụng kháng viêm, khử nấm và kháng khuẩn.
  • Đậu gà cung cấp mangan và protein thực vật, cân bằng cholesterol và tăng cường tiêu hóa.
  • Gạo lứt giàu mangan, vitamin, và khoáng chất, kiểm soát cholesterol và giảm nguy cơ bị ung thư.
Các loại thực phẩm giàu mangan
Các loại thực phẩm giàu mangan

Một số lưu ý khi sử dụng mangan

Để bổ sung mangan hiệu quả mà không lạm dụng, hãy tuân theo các lưu ý sau:

  • Mua thực phẩm và sản phẩm sữa từ các nguồn uy tín để tránh sản phẩm kém chất lượng hoặc hàng giả.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ và tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định nhu cầu cụ thể về mangan dựa trên độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Phụ nữ mang thai cần đảm bảo bổ sung đủ mangan và các dưỡng chất khác để đảm bảo phát triển toàn diện của thai nhi.
  • Lượng mangan an toàn cho người trên 19 tuổi là tối đa 11mg mỗi ngày, và cho thanh thiếu niên từ 19 tuổi trở xuống là 9mg mỗi ngày hoặc ít hơn. Tuy nhiên, người mắc bệnh gan hoặc thận cần thận trọng với liều lượng mangan hàng ngày.
Một số lưu ý bổ sung mangan hiệu quả
Một số lưu ý bổ sung mangan hiệu quả

Câu hỏi thường gặp khi bổ sung mangan

Thiếu và thừa mangan dẫn đến vấn đề gì?

  • Sự thiếu hụt mangan có thể ảnh hưởng đến tâm trí và cảm xúc của cơ thể, làm giảm phản ứng và thời gian phản hồi đối với các sự kiện xung quanh.
  • Việc thiếu mangan có thể dẫn đến suy nhược cơ thể và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh sản do tác động lên kích thước tinh hoàn.
  • Mangan trong cơ thể vượt quá mức cần thiết có thể làm tăng tốc quá trình lão hóa tế bào, do mangan tham gia vào quá trình tái tạo tế bào chống lại sự oxy hóa.
  • Lượng mangan vượt quá mức an toàn có thể gây ra nguy hiểm, bao gồm ngộ độc phổi, tim mạch và ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Thiếu hụt mangan có thể ảnh hưởng đến tâm trí
Thiếu hụt mangan có thể ảnh hưởng đến tâm trí

Nếu bị quên liều khi bổ sung mangan?

Nếu bạn quên một liều mangan, hãy bổ sung nó trước khi dùng liều tiếp theo. Nếu đã đến gần thời điểm dùng liều tiếp theo, không nên dùng gấp đôi mà hãy bỏ qua liều đã quên.

Việc thiếu mangan trong vài ngày không gây lo ngại, chỉ khi thiếu lâu dài mới có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Nếu bạn được khuyên bổ sung mangan, hãy tuân thủ chỉ dẫn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe của mình.

Việc thiếu mangan trong vài ngày không gây lo ngại
Việc thiếu mangan trong vài ngày không gây lo ngại

Xem thêm:

KHOEPLUS24H hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã biết được mangan là gì và vai trò quan trọng của nó trong cuộc sống hàng ngày. Để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình, hãy cân nhắc bổ sung mangan thông qua việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và đa dạng hóa khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

Nguồn tham khảo: Healthline, National Library of Medicine.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Đinh Thị Bích Thảo
Đinh Thị Bích Thảo
Xin chào, mình là Đinh Thị Bích Thảo. Mình là một cô gái cá tính, đam mê thiết kế ảnh và viết content. Mình cũng yêu thích tập thể thao, đặc biệt là yoga và gym, và luôn tìm kiếm những kiến thức mới về dinh dưỡng và sức khỏe. Cùng mình khám phá những bí quyết để sống khỏe mạnh và năng động hơn nhé!

Bài viết liên quan