Lycopene là hợp chất chống oxy hóa được tìm thấy trong nhiều thực phẩm. Bạn đã thực sự hiểu rõ về Lycopene là gì? Lycopene có tác dụng gì? Các thực phẩm giàu lycopene ra sao? Vậy hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu ngay qua chuyên mục sức khỏe dinh dưỡng nhé!
Lycopene là gì?
Lycopene, còn được viết là lycopen là một loại sắc tố thực vật có sự kết hợp giữa sắc tố caroten và carotenoid nên có đặc tính giữa hai loại nhóm sắc tố này, như:
- Lycopen có đặc tính hóa của một loại caroten, nhưng lại không có hoạt tính của vitamin A như các carotene khác.
- Lycopen có đặc tính của một loại carotenoid nên trở thành một hydrocarbon không bão hòa, nghĩa là nó sẽ không hòa tan trong nước và có hoạt tính chống oxy hóa.
Lycopene hầu như được tìm thấy phổ biến trong các loại thực phẩm có màu đỏ tươi như cà chua, đu đủ, bưởi đỏ, ổi đỏ, nhót Nhật, quả gấc,…. Tuy nhiên, không phải thực phẩm màu đỏ nào cũng có chứa lycopene như dâu tây và anh đào, trong khi lycopene cũng có thể được tìm thấy trong các thực phẩm không có màu đỏ như măng tây, húng quế, mùi tây và một số loại đậu.
Đặc tính của lycopene
Lycopene không hòa tan trong nước nhưng lại có xu hướng hòa tan trong dầu và một số dung môi hữu cơ. Nhờ có màu nóng (như màu đỏ) và không gây độc nên lycopene trở thành một loại màu thực phẩm (E160d) hữu dụng và được phê chuẩn để sử dụng tại nhiều quốc gia, nhất là ở Úc, New Zealand, Hoa Kỳ và cộng đồng châu Âu.
Khi lycopene được hấp thụ trong ruột non, nó sẽ được các loại lipoprotein vận chuyển tới máu, tích lũy chủ yếu nằm trong máu, các mô béo, gan, tuyến thượng thận và da. Ngoài ra, lycopene còn xuất hiện trong phần lớn các loại mô của con người.
Hơn nữa, lycopene sẽ gây ố màu trên các loại vật liệu có cấu trúc rỗ, như nhựa dẻo và vải. Đó là lí do, vì sao bạn gặp khó khăn trong việc loại bỏ vết màu đỏ (như nước sốt cà chua) bằng nước nóng và chất tẩy rửa thông thường. Thay vào đó, hãy thử dùng thuốc tẩy mạnh, lúc này lycopene sẽ bị oxy hóa, làm cho các liên kết đôi giữa các nguyên tử cacbon của chúng sẽ bị phá vỡ, dẫn đến việc mất màu chromophore vốn có của lycopene.
Lycopene có tác dụng gì?
Cung cấp chất chống oxy hóa
Lycopene là một chất chống oxy hóa mạnh, thuộc nhóm carotenoid, nên có thể bảo vệ cơ thể bạn chống lại quá trình stress oxy hóa, đồng thời loại bỏ được một số chất độc từ môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe, nhờ đó phòng được nhiều bệnh mãn tính.
Khi các gốc tự do trong cơ thể hoạt động quá mức, chúng sẽ tạo ra stress oxy hóa – nguyên nhân gây ra một số bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư, bệnh tim và bệnh Alzheimer. Đặc tính chống oxy hóa của lycopene có thể sẽ duy trì được số lượng và sự hoạt động của gốc tự do ở mức cân bằng, từ đó giảm thiểu được một số bệnh tật mà con người mắc phải.
Ngoài ra, các nghiên cứu trong ống nghiệm chứng minh thêm: chất lycopene còn có thể bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự tổn thương khi tiêu thụ các thực phẩm có chứa bột ngọt, một số loại nấm, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu.
Hỗ trợ và phòng chống ung thư
Nhờ hoạt tính chống oxy hóa, lycopene có thể hỗ trợ chống lại một số bệnh ung thư. Nói một cách khác, chế độ ăn uống giàu chất lycopene sẽ có khả năng ức chế sự phát triển của khối u cũng như giúp cơ thể ngăn ngừa sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt, phổi, thận và vú.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: việc tiêu thụ nhiều chất chống oxy hóa thuộc nhóm carotenoid, gồm có lycopene, sẽ giảm nguy cơ ung thư phổi và tuyến tiền liệt thấp hơn từ 32 – 50%.
Kết quả nghiên cứu, kéo dài 23 năm trên 46.000 nam giới, cho thấy: nhóm người tiêu thụ ít nhất 2 phần nước sốt cà chua giàu lycopene vào mỗi tuần, giảm được nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn 30%.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Lycopene có thể cải thiện mức cholesterol và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cụ thể, nó làm giảm sự gây hại của các gốc tự do xuất hiện trong cơ thể, đồng thời giảm hàm lượng cholesterol toàn phần, cholesterol LDL xấu và tăng cholesterol HDL tốt.
Ngoài ra, người ra còn phát hiện: nồng độ lycopene trong máu cao sẽ kéo dài thêm tuổi thọ của những người mắc hội chứng chuyển hóa, bệnh tim, tiểu đường và người hay hút thuốc.
Có khả năng chống nắng
Lycopene cũng là một trong những hợp chất có ích khi làm tăng khả năng bảo vệ da tránh khỏi sự tổn thương do tia UV gây ra như vết cháy nắng và sự tổn thương khác trên bề mặt da.
Một nghiên cứu nhỏ kéo dài 12 tuần, kết quả cho thấy những người tiếp xúc với tia UV trước và sau khi tiêu thụ 16mg lycopene từ thực phẩm bột cà chua giảm bớt sự tổn thương da hơn so với người dùng giả dược.
Tuy nhiên, hợp chất lycopene chỉ được chứng minh ở dạng bổ sung, chứ không thể thay thế cho kem chống nắng.
Hỗ trợ cải thiện thị lực
Lycopene là hợp chất góp phần làm chậm quá trình hình thành bệnh đục thủy tinh thể và nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Đây là hai loại bệnh phổ biến nhất ở người lớn tuổi, có thể gây ra tình trạng mù lòa.
Có thể bảo vệ não của bạn
Với đặc tính chống oxy hóa, lycopene còn có thể giảm thiểu tình trạng co giật và mất trí nhớ ở những người lớn tuổi, nhất là bệnh Alzheimer rối loạn thoái hóa não.
Lycopene có trong thực phẩm nào?
Như KHOEPLUS24H đã chia sẻ ở phần trên, các thực phẩm màu đỏ thường chứa lycopene, bạn có thể tham khảo một số thực phẩm tiêu biểu như sau:
Cà chua
Cà chua và các sản phẩm từ cà chua là một trong những loại thực phẩm chứa hàm lượng lycopene nhiều nhất. Người ta phát hiện khi sử dụng các loại sản phẩm từ cà chua đều liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc phải nhiều loại ung thư, đây là kết quả được công bố từ Hiệp hội Chuyên gia Nghiên cứu – Theo dõi Hoa Kỳ cho hay.
Dưa hấu
Chất chống oxy hóa lycopene cũng được chứa trong dưa hấu các giống ruột đỏ. Nhờ sự xuất hiện của lycopene, dưa hấu có khả năng ngăn ngừa stress oxy hóa, tăng cholesterol trong máu, tiểu đường, rối loạn điểm vàng (ở mắt) và nhiều loại ung thư. Chính vì thế, trong suốt nhiều thập kỷ, các nhà nông dân thường trồng các giống dưa hấu ruột đỏ hơn ruột vàng.
Đu đủ
Hàm lượng lycopenen trong đu đủ được chứng minh cung cấp cho cơ thể dường như ngang ngửa với hàm lượng lycopene có trong cà chua. Do đó, bạn có thể linh hoạt thay đổi các loại thực phẩm giàu lycopene với nhau để thay đổi khẩu vị, kèm với nhiều chất dinh dưỡng có lợi khác của mỗi loại thực phẩm.
Bưởi
Bưởi trắng hầu như không chứa lycopene, nhưng hợp chất này có thể được tìm thấy ở loại bưởi hồng và bưởi đỏ. Có lẽ thế mà nước ép bưởi cũng được xếp trong danh sách thức uống chứa nhiều chất chống oxy hóa bên cạnh các hợp chất phenol có lợi khác. Một số công dụng nổi bật như giúp bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể dễ dàng, ngăn ngừa ung thư vú, dạ dày, ruột kết và làm giảm cholesterol.
Bắp cải tím
Bắp cải tím chứa nhiều chất dinh dưỡng bên cạnh hợp chất chống oxy hóa lycopene và anthocyanins quen thuộc. Việc bổ sung bắp cải tím làm ra nhiều món ăn ngon mỗi ngày sẽ giúp cơ thể có được sức khỏe tim mạch và phòng ngừa một số bệnh ung thư, nhất là ung thư tuyến tiền liệt.
Ớt chuông
Ớt chuông có nhiều màu sắc độc đáo, được thể hiện bởi sắc tố đặc trưng riêng và có công dụng sức khỏe khác nhau. Chẳng hạn, ớt chuông đỏ thường chứa hàm lượng beta – carotene nhiều hơn so với ớt chuông vàng và ớt chuông cam.
Không những thế, hàm lượng lycopene của mỗi màu sắc ớt chuông không hề giống nhau, nên khi sử dụng bạn nên lưu ý dùng đa dạng màu sắc để bổ sung được nhiều chất chống oxy hóa hơn chứ không chỉ riêng lycopene.
Xem thêm:
- Uống nước ép cà chua khi nào là tốt nhất? 8 tác dụng của nước ép cà chua
- 8 tác dụng của cải cúc với sức khỏe, bạn đã biết chưa?
- Tác dụng của tim sen và cách sử dụng tim sen chữa mất ngủ hiệu quả
Như vậy, bạn đã hiểu rõ hơn về Lycopene là gì? Lycopene có tác dụng gì? Các thực phẩm giàu lycopene ra sao rồi đấy. Đến với chuyên mục sức khỏe dinh dưỡng, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin thú vị liên quan đến thực phẩm.