Trong y học, lá sung được biết đến như một loại dược liệu có những tác dụng tuyệt vời với cơ thể. Về ẩm thực, nó thường được chế biến làm thức uống hay ăn kèm những món gỏi trộn. Hãy cùng KHOEPLUS24H.VN tìm hiểu lá sung có tác dụng gì qua bài viết dưới đây.
Thông tin về lá sung
Lá sung Việt Nam có cuống lá dài từ 2 – 3cm, lá có hình elip, thường mọc so le nhau. Lá thường có chiều dài từ 8 – 20cm, chiều rộng 4 – 8cm.
Ngoài ra, lá còn có độ dai, có lông tơ khi còn no và không lông, xù xì, màu lục sẫm khi về già.
Ngoài ra, cùng họ với sung Việt Nam còn có sung Mỹ (hay còn gọi là vả tây).
Phiến lá của sung Mỹ có dạng trứng rộng, xẻ 3 – 5 thuỳ sâu, kích thước phiến lá dài và rộng từ 10 – 20cm. Lá dai, có lông, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới xanh nhạt và hơi ráp.
Lá sung có ăn được không?
Lá sung không chỉ là một phương thuốc quý, chúng còn là một loại lá ăn kèm không thể thiếu khi ăn các món gỏi trộn.
Đặc biệt nhất phải kể đến gỏi cá đục dai ngon, gỏi cá nhệch lạ miệng và nem tai thính giòn dai, cuốn cùng các loại rau thơm, nhất là lá sung và chấm cùng nước mắm chua ngọt là ngon phải biết nha!
Không chỉ có lá sung trơn, lá sung có đốt sần cũng có thể ăn được. Ngoài ra, loại lá đốt sần còn được làm thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả.
Lá sung có tác dụng gì?
Hỗ trợ giảm cân
Trong lá sung có lượng chất xơ dồi dào giúp chúng ta giảm cân. Dù vậy, bạn chỉ nên tiêu thụ lá sung vừa đủ để cơ thể hấp thụ được các dưỡng chất cần thiết là được rồi nhé!
Trị táo bón
Không chỉ giúp giảm cân, chất xơ trong lá sung còn giúp trị táo bón. Chất xơ giúp tăng khối lượng cho chức năng của ruột, vì vậy tiêu thụ lá sung giúp trị táo bón, tiêu chảy và hỗ trợ đi tiêu dễ dàng hơn.
Giảm cholesterol
Trong thành phần của lá sung, pectin là một chất xơ hoà tan trong nước, khi thẩm thấu qua hệ thống trao đổi chất sẽ giúp làm sạch các chất cặn bã và chất thải của cholesterol. Ngoài ra, lá sung còn có đặc tính nhuận tràng nhờ vào hợp chất pectin này.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch vành
Nguyên nhân gây ra những cơn đau tim là triglixerit trong cơ thể chúng ta bị tăng cao. Lá sung có phản ứng ngăn chặn và giảm tổng thể tích triglixerit, từ đó giúp cơ thể được khoẻ mạnh hơn và ngừa được những bệnh về tim mạch.
Ngăn ung thư đại tràng
Ngoài những công dụng trên, lá sung chứa chất xơ giúp loại bỏ các gốc tự do cũng như các hợp chất gây ra ung thư, đặc biệt là ở khu vực đại tràng. Đối những bệnh nhân đang mắc các bệnh về đại trạng, mỗi ngày nhai hai lá sung và nuốt luôn cả lá sẽ giúp cho tình trạng được khả quan hơn.
Giúp bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại
Lá sung có thể chế biến thành trà, hỗ trợ chữa các bệnh về gan như vàng da, nóng gan, thanh nhiệt cơ thể,… Trong trường hợp, bạn muốn làm một tách trà sung ngon, đồng thời giúp chữa bệnh hiệu quả thì hãy làm theo hướng dẫn.
Chuẩn bị 30g lá sung đã được phơi khô, đồng thời đun sôi nước. Giảm lửa nhỏ, cho thêm lá sung và đun thêm khoảng 5 phút. Sau đó, bạn tắt lửa rồi cho trà ra ngoài để nguội, lọc lấy nước. Đặc biệt, không nên thêm mật ong, đường hay các chất tạo ngọt khác.
Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Cả lá và quả sung đều hỗ trợ cho bệnh tiểu đường khi lá sung làm giảm lượng insulin, quả sung lại chứa nhiều kali giúp điều chỉnh sự dao động lượng đường trong máu.
Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Gợi ý 23 thực phẩm tốt cho người tiểu đường
Ngăn tăng huyết áp
Để ngăn chặn việc tăng huyết áp, bạn cần giảm tiêu thụ natri dưới dạng muối. Trong lá sung, lượng kali dồi dào và natri thấp sẽ giúp bạn làm dịu hệ thần kinh, bảo vệ bạn khỏi việc tăng huyết áp.
Giảm đau họng
Khi bạn sử dụng lá sung như trà, loại lá này sẽ giúp bạn giảm viêm phế quản, giảm các tác động xấu hơn của bệnh hen. Chỉ với 2 – 3 lá sung và 500ml nước ấm, ngâm trà trong 15 phút rồi vớt xác, bạn đã có một tách trà thanh mát và giúp vòm họng của bạn thêm khoẻ mạnh rồi đó!
Lá sung có tác dụng làm co búi trĩ
Ngoài những tác dụng kể trên, lá sung giúp giảm triệu chứng bệnh trĩ hiệu quả. Việc dùng lá sung cho trường hợp người bệnh bị khó chịu hoặc đau nhức do lòi búi trĩ được xem như phương pháp đơn giản, nhưng mang đến kết quả vô cùng ấn tượng.
Lưu ý: Trước khi tiến hành, bạn hãy vệ sinh hậu môn bằng nước ấm pha muối. Sau đó, xông nước lá trong 15 – 20 phút rồi lấy khăn mềm lau khô, nghỉ ngơi 3 – 4 giờ. Hãy thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Đối tượng không nên sử dụng lá sung
Những đối tượng không nên sử dụng lá sung do loại thực vật này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Đồng thời, bạn cần quan tâm tới sức khoẻ bản thân thường xuyên và thận trọng dùng, cụ thể như sau:
- Những người bị xuất huyết âm đạo hoặc thực tràng do những vùng hay chảy máu. Bạn có thể sử dụng lại khi tình trạng xuất huyết không còn diễn ra.
- Lá sung giúp giảm chỉ số đường huyết trong máu nên khá hợp với đối tượng mắc tiểu đường hoặc các bệnh tim mạch khác. Ngược lại, những người bị huyết áp thấp không nên dùng.
- Đặc biệt, những người bị bệnh thận không nên sử dụng lá sung.
Bài thuốc đơn giản từ lá sung
Trong Đông Y, các lá sung có nốt sần thường có dược tính cao hơn lá bình thường, dùng để chữa nhức đầu, bệnh gan hay làm thuốc bổ cho người ốm,…
- Lợi sữa: Lá sung vú (lá có nốt sần) 100gr, chân giò lợn 1 cái, lõi thông thảo 10gr, hạt mùi 5gr, quả mít non 50gr, quả đu đủ non 50gr, gạo nếp 100gr, nấu thành cháo, ăn 2 lần trong ngày. Dùng 3 ngày liền.
- Chữa nổi cục đỏ ở lưng ngực, có đau và sốt: Lá sung vú 40gr, huyết giác, ngưu tất, huyền sâm, mỗi vị 20gr, thái nhỏ, sắc uống 2 lần trong ngày.
- Chữa gan nóng, vàng da: Lá sung vú 30gr, kê huyết đằng 20gr, rau má 50gr, sâm đại hành 20gr, nhân trần 30gr, sắc uống trong ngày thay trà.
- Chữa sốt, cảm cúm: Lá sung vú 16gr, nghệ 16gr, tỏi 6gr, lá chanh 16gr, sắc lấy nước đặc, uống. Nếu mồ hôi ra nhiều thì uống nguội, ngược lại thì uống nóng, rồi đắp chăn cho ra mồ hôi.
- Chữa bong gân, sai khớp: Lá sung vú, lá bàng, lá mua, lá cỏ xước, lá cứt lợn giã nhỏ, thêm ít rượu và đắp vào chỗ đau.
- Chữa nổi mụn trên mặt: Lá sung vú đem nấu nước, xông và rửa hàng ngày.
- Thuốc bổ cho người mới ốm dậy, kém ăn, mất ngủ: Lá sung vú 200gr, củ mài, hạt sen, đảng sâm, thục địa, hà thủ ô, táo nhân, ngải cứu mỗi vị 100gr. Lá sung phơi trong râm cho khô, tán bột, củ mài đồ chín, sao vàng, tán bột.
Xem thêm:
- 12 tác dụng của quả sung với sức khỏe và bà bầu, cách dùng và những lưu ý
- Uống nước lá mật gấu có tác dụng gì? Lưu ý khi dùng
- Lá nguyệt quế có tác dụng gì và mua ở đâu, nấu món gì ngon?
Qua những thông tin trên, KHOEPLUS24H đã giới thiệu và trả lời câu hỏi lá sung có tác dụng gì đối với cơ thể. Nó được xem như một dược liệu trong Y học cổ truyền. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ ngay cùng người thân, bạn bè nhé!