Lá mơ có tác dụng gì? 7 tác dụng và các bài thuốc thường dùng

0
(0)

Lá mơ đã được sử dụng trong y học dân gian với hy vọng tìm ra những phương pháp điều trị tự nhiên cho các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, lá mơ có tác dụng gì thực sự và liệu nó có thể giúp chúng ta trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe hàng ngày? Click xem ngay nội dung dưới đây của KHOEPLUS24H nhé!

Lá mơ là gì?

Lá mơ có tên khoa học là Paederia tomentosa, tên dân gian quen thuộc thường gọi là mơ tam thể, lá thúi địch, mơ lông, ngưu bì đống,…

Lá mơ thuộc họ dây leo, dễ sinh trưởng. Lá thường mọc đối xứng nhau, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím nhạt. Hoa lá mơ lông màu tím thường mọc thành chùm, quả hình tròn có lớp vỏ màu vàng.

Loại lá này xuất hiện khắp nơi trên thế giới nhưng phổ biến ở khu vực châu Á như Malaysia, Việt Nam, Ấn Độ,…Ở Việt Nam, lá mơ xuất hiện ở vùng quê, thường mọc quanh hàng rào, bụi rậm.

Lá mơ thuộc họ dây leo, dễ sinh trưởng
Lá mơ thuộc họ dây leo, dễ sinh trưởng

Lá mơ có tác dụng gì?

Y học cổ truyền miêu tả lá mơ có vị đắng, tính lạnh. Tác dụng: Thanh nhiệt, sát trùng, khí huyết, điều hòa giải độc, khỏi ứ đọng thức ăn, trừ phong thấp. Theo Sách Thảo dược, lá mơ không độc hại và có vị ngọt, hơi cay.

Nó có khả năng dưỡng lao, sinh lực, tinh trùng khỏe mạnh, có tác dụng sát khuẩn, bồi bổ ruột già, hữu ích trong việc điều trị tiêu chảy và khó chịu ở dạ dày. Quả mơ cũng hỗ trợ điều trị viêm phế quản, thấp khớp, đầy hơi, tiêu chảy, phân có máu và các triệu chứng liên quan đến trẻ nhỏ.

Nó có khả năng dưỡng lao, sinh lực, tinh trùng khỏe mạnh, có tác dụng sát khuẩn,...
Nó có khả năng dưỡng lao, sinh lực, tinh trùng khỏe mạnh, có tác dụng sát khuẩn,…

Lá mơ lông có chữa được tiêu chảy, viêm đại tràng không?

Đặc điểm nổi bật của lá mơ lông là khả năng kháng viêm, thanh nhiệt giải độc và kích thích tiêu hóa. Nhờ những tính chất này, lá mơ lông được cho là có khả năng hỗ trợ giảm triệu chứng viêm đại tràng. Ngoài ra, các nghiên cứu y học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng lá mơ lông chứa nhiều dược chất có tác dụng quan trọng.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiện chưa có đủ bằng chứng khoa học để xác nhận rằng lá mơ lông có hiệu quả chữa trị tiêu chảy và viêm đại tràng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị, việc tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia y tế là rất quan trọng.

Hơn nữa, nghiên cứu y học hiện nay chỉ ra rằng các thành phần hóa học có trong lá mơ, đặc biệt là sulfur dimethyl disulphit, có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Tương tự như thuốc kháng sinh, chất này có đặc tính chống viêm và có thể ức chế hoạt động của một số loại vi khuẩn gây viêm đại tràng, thậm chí tiêu diệt chúng.

Đặc điểm nổi bật của lá mơ lông là khả năng kháng viêm, thanh nhiệt giải độc và kích thích tiêu hóa
Đặc điểm nổi bật của lá mơ lông là khả năng kháng viêm, thanh nhiệt giải độc và kích thích tiêu hóa

Những tác dụng lá mơ đối với sức khỏe

Trị co giật

Bệnh co giật là tình trạng rối loạn ý thức, thần kinh, vận động nhất thời do sự phóng điện nhất thời của neuron thần kinh. Lá mơ có tác dụng rất tốt đối với người bị co giật.

Bạn hãy thường xuyên lấy 20g – 50g lá mơ nghiền nát cho vào trong nước nóng. Tiếp theo, bạn cho thêm một tí muối vào và đem lọc hỗn hợp trên để lấy nước uống. Thường xuyên uống trước buổi tối sẽ cải thiện bệnh co giật rất hiệu quả.

Lá mơ có tác dụng rất tốt đối với người bị co giật
Lá mơ có tác dụng rất tốt đối với người bị co giật

Trị thấp khớp / bí tiểu

Bệnh thấp khớp làm chúng ta khó đi lại, ảnh hưởng đến chất lượng sống rất nhiều. Để trị thấp khớp, ta có thể dùng 15g – 60g lá mơ đem nấu với nước sôi rồi bỏ xác lấy nước.

Tương tự cách nấu trên, bạn có thể uống nước lá mơ 2-3 lần để dễ dàng tiểu tiện hơn.

Trị thấp khớp / bí tiểu
Trị thấp khớp / bí tiểu

Điều trị tổn thương da

Lá mơ có tác dụng sát khuẩn nên thường được dùng để điều trị tổn thương da. Một số bệnh ngoài da mà lá mơ có thể điều trị:

  • Dùng để trị mụn, ghẻ: Đem một ít lá mơ giã cho ra nước, sau đó thoa trực tiếp lên vùng mụn, ghẻ. Bạn cần chăm chỉ đắp trên 3 ngày mới thấy được hiệu quả cao.
  • Dùng trị bệnh chàm, nấm da, giời leo: Đem lá mơ rửa sạch, đem nghiền nát và lấy hỗn hợp trên bôi lên khu vực bị ngứa đỏ.
  • Dùng trị bệnh đậu mùa: Lá mơ rửa sạch đem giã nhuyễn cùng muối. Sau đó, bạn đem hỗn hợp trên đắp vào các nốt đậu mùa. Lưu ý cần đắp nhẹ nhàng tránh làm các nốt đậu bị bể, để lại sẹo.
  • Dùng trị bệnh Herpes: Bệnh này thường có triệu chứng lở loét, gây khó chịu ở miệng hay cơ quan sinh dục. Chúng ta cũng làm lá mơ tương tự như bài thuốc trị bệnh đậu mùa. Bạn cần sử dụng thường xuyên để thấy được hiệu quả tốt.
Điều trị tổn thương da
Điều trị tổn thương da

Trị cam tích ở trẻ nhỏ

Từ xa xưa, ông bà ta đã dùng lá mơ để trị bệnh cam tích (suy dinh dưỡng) ở trẻ nhỏ. Bài thuốc tuy đơn giản nhưng lại giúp đỡ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo cách làm sau:

  • Dùng 15g – 20g rễ mơ rửa sạch cùng 1 dạ dày heo, tất cả đem thái vụn.
  • Đem hỗn hợp trên nấu với 2 chén nước, đun đến khi nào còn 1 chén thì dừng lại.
  • Chắc lấy nước, cho trẻ uống ngày 2 lần.
Trị cam tích ở trẻ nhỏ
Trị cam tích ở trẻ nhỏ

Trị các bệnh về dạ dày

Lá mơ không chỉ dùng để làm thực phẩm hàng ngày mà còn dùng trị các bệnh dạ dày. Công dụng của lá mơ với dạ dày rất đa dạng, bao gồm:

  • Trị sôi bụng, khó tiêu: Dùng một ít lá mơ tươi rửa sạch, sau đó đem giã nhuyễn ra nước và uống trong 2-3 lần sẽ thấy hiệu quả.
  • Trị lở loét dạ dày: dùng máy xay sinh tố xay một nắm lá mơ cùng 1 chén nước, đem hỗn hợp vắt lấy nước và chia ngày uống 3 lần.
Trị các bệnh về dạ dày
Trị các bệnh về dạ dày
  • Trị tiêu chảy do nóng bụng: Khi gặp trường hợp bị tiêu chảy, nước tiểu vàng đậm, đau bụng, nóng rát hậu môn, bạn đem 16g lá mơ cùng 8g nụ sim đem sắc với 500ml nước đến khi còn 200ml nước thì dừng lại. Đem hỗn hợp chắc lấy nước chia uống ngày 2 lần.
  • Trị bệnh đau dạ dày: Lấy 20g -35g lá mơ tươi đem giã nhuyễn, đem uống hàng ngày sẽ giảm đáng kể triệu chứng đau dạ dày.
  • Trị kiết lỵ: nếu kiết lỵ ở giai đoạn mới phát tác, bạn dùng 30g lá mơ thái mỏng trộn chung với một quả trứng gà. Sau đó, bạn đem lá chuối tươi bọc hỗn hợp trên và nướng chín. Ăn ngày 3 lần, thường xuyên ăn sẽ cải thiện tình trạng kiết lỵ.

Mơ lông trị giun

Lấy 30 – 50gr lá mơ, đập dập và thêm một chút muối. Sau đó, bạn có thể ăn sống hoặc uống nước để điều trị giun kim và giun tròn. Giun sẽ nổi lên nếu bạn sử dụng nó trong ba buổi sáng liên tiếp khi bụng đói.

Ngoài ra, bạn có thể lấy 30g lá mơ, thêm 50ml nước ấm, giã nát lá và ép lấy nước để bơm thụt vào hậu môn. Giữ khoảng 20 phút, giun sẽ ra ngoài.

Mơ lông trị giun
Mơ lông trị giun

Chữa hội chứng ruột kích thích

  • Món trứng chiên lá mơ lông: Lấy khoảng 50g lá mơ lông tươi và rửa sạch. Sau khi lá đã được làm khô, thái nhỏ lá. Trộn lá mơ lông với 2 lòng đỏ trứng gà. Đặt một chiếc chảo lên bếp và lót lá chuối lên chảo, sau đó đổ hỗn hợp lá mơ lông và trứng vào. Chiên đều cả hai mặt cho đến khi chín. Món này có thể ăn kèm với cơm và nên tiếp tục thực hiện cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
  • Nước lá mơ lông: Lấy một nắm lá mơ lông, rửa sạch và ngâm trong nước muối. Có thể sử dụng máy xay hoặc giã nhuyễn lá mơ lông. Sau đó, loại bỏ bã lá. Nước thu được có thể pha với một chút nước ấm để uống. Nếu cảm thấy khó uống, có thể thêm chút mật ong. Tiếp tục uống đều đặn cho đến khi triệu chứng của hội chứng ruột kích thích giảm đi.
  • Kết hợp lá mơ lông, gừng tươi và trứng gà: Lấy 30g lá mơ lông tươi, 1 quả trứng gà và khoảng 20g gừng tươi. Đầu tiên, rửa sạch lá mơ lông và thái nhỏ. Cạo vỏ gừng tươi và thái thành lát mỏng. Khi đã chuẩn bị xong, đập trứng và trộn đều với hai nguyên liệu trên. Hấp hỗn hợp vừa trộn cho đến khi chín. Nên ăn ngay khi còn nóng để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
Chữa hội chứng ruột kích thích với trứng chiên lá mơ lông
Chữa hội chứng ruột kích thích với trứng chiên lá mơ lông

Các lưu ý khi sử dụng lá mơ

Tuy lá mơ có rất nhiều tác dụng hiệu quả như đã nói ở trên nhưng chúng ta cần lưu ý đến những vấn đề sau khi sử dụng lá mơ để điều trị:

  • Các bài thuốc từ lá mơ chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không trị hoàn toàn triệt để các bệnh trên.
  • Tránh trường hợp dùng bài thuốc lá mơ để thay thế thuốc được kê đơn của bác sĩ.
  • Trước khi dùng làm thuốc, các bạn nên ngâm với nước muối 20 phút, sau đó rửa sạch để có thể khử trùng tốt nhất.
  • Tránh sử dụng khi bạn bị dị ứng với các thành phần của lá mơ.
  • Nên nghe lời khuyên của thầy thuốc để có thể đưa ra phương án trị bệnh đúng nhất.
  • Trong quá trình điều trị, cần có chế độ ăn uống phù hợp, cần chú ý tránh rượu bia.
Các lưu ý khi sử dụng lá mơ
Các lưu ý khi sử dụng lá mơ

Mua lá mơ ở đâu? Bao nhiêu tiền?

Như đã nói ở trên, lá mơ mọc rất phổ biến ở Việt Nam. Khi ở quê, bạn có thể tìm nó ở các bụi rậm. Còn nếu muốn mua, bạn có thể đến các chợ, các siêu thị, trung tâm thương mại bán thực phẩm uy tín.

Giá dao động của lá mơ từ 70.000đ – 150.000đ/ký.

Giá dao động của lá mơ từ 70.000đ - 150.000đ/ký
Giá dao động của lá mơ từ 70.000đ – 150.000đ/ký

Xem thêm:

Qua bài viết trên của KHOEPLUS24H, chúng ta có thể thấy được lá mơ có tác dụng gì trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Hãy nhanh tay chia sẻ bài viết này để mọi người có thể biết thêm về công dụng của lá mơ nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Khương Linh
Khương Linh
Hi cả nhà, mình là Khương Linh. Mình là một người yêu thích gym và dinh dưỡng. Mình muốn chia sẻ những kiến thức của mình để mọi người có một cuộc sống khỏe mạnh và năng động hơn.

Bài viết liên quan