Lá lốt có tác dụng gì? Uống nước lá lốt hàng ngày có tốt không?

0
(0)

Bò nướng lá lốt là một món ăn yêu thích của nhiều người. Bò thì ngon và có nhiều dinh dưỡng khỏi phải bàn rồi, nhưng bạn có lá lốt còn có những công dụng gì cho sức khỏe không? Vậy để biết lá lốt có tác dụng gì, hãy cùng tìm hiểu ngày bên dưới nhé!

Lá lốt là gì?

Lá lốt là cây thân thảo đa niên (tên khoa học Piper sarmentosum) thuộc họ Hồ tiêu. Tùy địa phương mà loài cây này còn có tên gọi là “lá nốt”. Chúng thường được dùng nhiều trong các món ăn. Bên cạnh đó, chúng còn có công dụng trị vết thương bằng cách đắp lên da.

Cây lá lốt cao từ 30 – 40cm, khi còn non thì cây sẽ mọc thẳng, dần về sau cây bắt đầu trườn trên đất. Lá mọc so le hình tim, mặt lá bóng, cuống có bẹ nằm ở giữa phân ra thành 5 gân và có mùi đặc trưng. Lá lốt có hoa mọc từ nách lá, sau nở ra quả mọng, một hạt.

Lá lốt thường được trồng ở nơi ẩm ướt bằng phương pháp giâm cành. Lá có hai công dụng chính là làm gia vị và làm thuốc. Trong cây lá lốt có chứa ancaloit cùng tinh dầu với thành phần beta-caryophylen. Ở rễ chứa tinh dầu với thành phần là benzyl axetat.

Cây lá lốt
Cây lá lốt

Giá trị dinh dưỡng của lá lốt

Không chỉ là loại thực phẩm mang hương vị thơm ngon, lá lốt dồi dào những dưỡng chất như rễ lá lốt chứa chất benzyl axetat, lá và thân chứa chất alkaloid, beta-caryophylen. Ngoài ra, cứ khoảng 100gr lá lốt sẽ có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như:

Lá lốt có tác dụng gì?

Hỗ trợ tiêu hóa

Lá lốt có hiệu quả tốt trong việc giảm rối loạn tiêu hóa. Lá lốt có khả năng kích thích dịch vị nhờ đó mà tăng cường được hiệu quả chống đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy và giúp tiêu hóa thức ăn.

Để điều trị rối loạn tiêu hóa thì bên cạnh việc ăn kèm lá lốt với các món ăn. Bạn có để dùng lá lốt tươi (50 – 100gr) hoặc lá lốt khô (8 – 12gr) đun cùng một ít nước để uống giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.

Dùng lá lốt nấu nước để loại bỏ rối loạn tiêu hóa
Dùng lá lốt nấu nước để loại bỏ rối loạn tiêu hóa

Điều trị đau bụng

Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng thì việc chuẩn bị sẵn cho mình một ít lốt tươi trong nhà là điều cần thiết. Vì lá lốt có thể điều trị đau bụng khá tốt. Bạn có thể dùng 20gr là tươi đun cùng 300ml đến khi sôi cạn còn khoảng 100ml. Lấy nước chia làm hai phần và dùng trong ngày.

Dùng lá lốt đề điều trị đau bụng
Dùng lá lốt đề điều trị đau bụng

Trị bệnh mụn nhọt, tổ đỉa

Lá lốt có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm, hỗ trợ làm lành vết thương tốt. Nếu bạn đang bị mụn nhọt hay bệnh tổ đỉa thì có thể dùng 20 – 30 lá khô hoặc 100 – 150 lá tươi giã nhuyễn lấy nước và uống trực tiếp. Bạn nên dùng liên tục mỗi ngày đến khi hết hẳn để đạt hiệu quả tốt.

Trị bệnh mụn nhọt tổ đỉa bằng nước lá lốt
Trị bệnh mụn nhọt tổ đỉa bằng nước lá lốt

Giảm sưng đau ở đầu gối

Tương tự hiệu quả chữa bệnh đau nhức xương khớp. Nếu bạn bị sưng đau ở đầu gối thì lá lốt cũng là một vị cứu tinh hiệu quả khi kết hợp cùng ngải cứu.

Bạn dùng 20gr lá lốt và 20gr ngải cứu, giã nhuyễn chúng sau đó chưng cùng với giấm ăn và đắp lên đầu gối. Sau 10 ngày dùng liên tục bạn sẽ thấy được hiệu quả của chúng.

Chữa sưng đau ở đầu gối bằng lá lốt giã
Chữa sưng đau ở đầu gối bằng lá lốt giã

Điều trị đổ mồ hôi chân, tay nhiều

Nếu bạn duy trì sử dụng nước lá lốt để uống thì bạn có thể cải thiện được tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở tay và chân. Dùng khoảng 30gr lá lốt tươi nấu cùng 1 lít nước trong 10 phút. Duy trì uống mỗi ngày 2 lần trong 4 – 5 ngày, bạn sẽ thấy được thay đổi rõ rệt đấy!

Lá lốt hỗ trợ điều trị đổ mồ hôi chân, tay nhiều
Lá lốt hỗ trợ điều trị đổ mồ hôi chân, tay nhiều

Giảm đau nhức xương khớp

Lá lốt còn được dùng để điều trị bệnh đau nhức xương khớp. Lá có hiệu quả trong việc điều trị phong thấp, hạn chế đau nhức, sưng viêm ở khớp xương.

Với lượng dùng tương tự như trị bệnh mụn nhọt, tổ đĩa thì bạn có thể sắc nước để uống hoặc giã nhuyễn và đắp lên vùng da bị đau nhức.

Giảm đau nhức xương khớp
Giảm đau nhức xương khớp

Giảm viêm xoang

Nếu bạn bị viêm xoang thì lá lốt cũng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh. Hãy dùng một ít lá lốt sau đó vò nát rồi nhét vào mũi để những tinh chất trong lá tác động vào xoang của mũi. Để hiệu quả tốt hãy sử dụng hằng ngày phương pháp này.

Lá lốt có thể cải thiện tình trạng viêm xoang
Lá lốt có thể cải thiện tình trạng viêm xoang

Giải cảm

Khi bạn bị cảm thì một nồi cháo có lá lốt sẽ giúp cải thiện được tình trạng trên. Hãy nấu cháo như thông thường và cho thêm 20gr lá lốt, nửa củ hành, 5 nhành hành hương, 2gr gừng, tép tỏi và nêm cho phù hợp.

Để nhanh hết cảm, bạn hãy ăn cháo lúc cháo còn ấm nóng. Trong lúc dùng hãy thường xuyên lau đi phần mồ hôi để hiệu quả tốt hơn nhé!

Nấu cháo kết hợp với lá lốt giúp giải cảm
Nấu cháo kết hợp với lá lốt giúp giải cảm

Uống nước lá lốt hàng ngày có tốt không?

Dù là một loại thảo dược tốt nhưng khi dùng lá lốt để nấu nước uống bạn không nên dùng thời gian quá lâu và không được uống mỗi ngày. Thời gian dùng được khuyến cáo là từ 7 – 10 ngày (8 – 12gr lá lốt khô hoặc 20 – 30 lá tươi).  Nếu bạn dùng quá liều thì nó có thể gây một vài tác dụng phụ.

Bên cạnh đó, nếu bạn có bị viêm loét dạ dày, viêm tá tràng, hay nhiệt miệng, nóng trong người, sau khi và cho con bú thì bạn không nên sử dụng lá lốt. Nếu sau khi dùng, cơ thể có biểu hiện bất thường cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn rõ hơn.

 

Không nên uống nước lá lốt thời gian dài
Không nên uống nước lá lốt thời gian dài

Một số lưu ý khi dùng lá lốt

Dù lá lốt là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh. Nhưng bạn cũng cần phải có một số lưu ý khi sử dụng loại lá này, điển hình như sau:

  • Không nên dùng lá lốt liên tục trong thời gian dài vì nó có thể gây suy giảm chức năng thận và gan.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú nên tránh dùng lá lốt vì có thể gây co tử cung và ảnh hưởng chất lượng sữa.
  • Người bị táo bón, nóng trong, sốt cao, viêm dạ dày và tá tràng không nên dùng lá lốt vì nó có thể khiến bị trở nặng.
  • Một người trung bình chỉ dùng được từ 50 – 100gr lá lốt tươi, nếu dùng quá nhiều có thể gây uể oải, mệt mỏi.
  • Dù ăn tươi hay đun nấu thì giá trị dinh dưỡng của lá lốt sẽ không bị biến mất. Vì thế bạn nên ưu tiên chọn những phương pháp đun nấu để đảm bảo an toàn.
Phụ nữ có thai không nên dùng lá lốt
Phụ nữ có thai không nên dùng lá lốt

Các món ăn ngon có lá lốt

Là một trong những loại thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn gia đình Việt, lá lốt có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để tạo nên những món ăn đảm bảo các tiêu chuẩn cả vẻ ánh nhìn đẹp mắt lẫn hương vị thơm ngon, hấp dẫn như: bò cuốn lá lốt, cà tím xào lá lốt, thịt dê xào lá lốt, trứng chiên lá lốt, canh trai nấu lá lốt xương sông,…

Lá lốt là nguyên liệu quen thuộc trong nhiều bữa cơm gia đình
Lá lốt là nguyên liệu quen thuộc trong nhiều bữa cơm gia đình

Xem thêm

Bài viết trên vừa thông tin đến bạn lá lốt có tác dụng gì? Tin rằng sau những chia sẻ trên, bạn cũng đã có được những điều hữu ích cho riêng mình. Cảm ơn bạn đã xem và xin hẹn gặp lại tại các bài viết tiếp theo nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Lương Bá Trọng
Lương Bá Trọng
Chào các bạn, mình là Bá Trọng. Mình luôn quan tâm đến sức khỏe và dinh dưỡng. Mình thích tìm hiểu và chia sẻ những kiến thức hữu ích về sức khỏe để mọi người có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Bài viết liên quan