Kỷ tử là gì? 11 tác dụng của kỷ tử, lưu ý sử dụng và các món ăn ngon

0
(0)

Loại nguyên liệu này làm cho hương vị món ăn trở nên đặc biệt hơn và cũng được sử dụng trong các phương thuốc Đông Y nhưng bạn đã có cái nhìn đúng về loại quả này? Hãy cùng mục Sức khỏe dinh dưỡng của KHOEPLUS24H tìm hiểu thêm kỷ tử là gì? và 11 tác dụng của kỷ tử đối với con người ra sao nhé!

Kỷ tử là gì?

Nguồn gốc

Còn gọi là củ khỉ, củ khởi hay cẩu kỷ, là tên gọi chung của giống cây được phát triển từ loài Lycium barbarum hoặc Lycium chinense. Hai loài này có quan hệ gần với họ Cà (Solanaceae), thoạt nhìn giống nhau nhưng có thể phân biệt giữa hương vị và hàm lượng đường.

Tên gọi tiếng Anh của kỷ tử là goji berry hoặc wolfberry, vốn là cây có nguồn gốc từ vùng Đông Nam châu u trải rộng sang vùng Tây Nam châu Á.

Kỷ tử là gì? 11 tác dụng của kỷ tử, lưu ý sử dụng và các món ăn ngon
Nguồn gốc

Được sử dụng từ rất lâu trong nền ẩm thực của các nước thuộc khu vực châu Á. Không những thế, kỷ tử còn là thành phần trong các phương thuốc y học cổ truyền của người Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản từ thế kỷ thứ 3 sau Công Nguyên.

Ngày nay, kỷ tử được trồng chủ yếu ở Trung Hoa. Từ năm 2000 trở lại đây, kỷ tử và các sản phẩm kỷ tử đã trở nên phổ biến ở những nước phát triển.

Ở Việt Nam, kỷ tử được trồng nhiều tại những vùng núi phía Bắc, nhất là khu vực SaPa, Lào Cai và Hà Giang.

Đặc điểm

Cây kỷ tử có thân mềm, kích thước nhỏ với chiều cao từ 0.5 – 1.5m. Cành trông mảnh, có nhiều gai mọc trên thân và kẽ lá. Lá có hình lưỡi mác, khá sắc và mọc cách, phân bố đều.

Hoa kỷ tử thường nở vào tháng 6 – 9 hàng năm, và đến tháng 7 – 10 thì người dân bắt đầu thu hoạch quả kỷ tử. Quả có hình bầu dục, dài khoảng 0.5 – 1cm, mọng, có màu vàng đỏ hoặc màu tím đỏ, nhìn trông rất đẹp. Thịt quả mềm và có nhiều hạt hình thận, màu nâu sẫm phía trong.

Kỷ tử là gì? 11 tác dụng của kỷ tử, lưu ý sử dụng và các món ăn ngon
Đặc điểm

Thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ.

Các bộ phận của cây kỷ tử đều được sử dụng để làm thuốc. Lá và đọt non được dùng nấu canh giải nhiệt, bồi bổ sức khỏe. Quả kỷ tử được biết đến hương vị ngọt ngào và kèm chút vị chua, ở dạng khô trở thành vị thuốc chữa bệnh trong Đông Y, còn ở dạng bột hoặc dạng khô giúp tăng hương vị đặc biệt cho món ăn.

Giá trị dinh dưỡng của kỷ tử

Kỷ tử được sử dụng từ rất lâu trong đời sống người dân vì tác dụng hiệu quả của nó giúp ích cho sức khỏe con người. Kỷ tử là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, nhất là hàm lượng vitamin và khoáng chất.

Với khẩu phần nhỏ kỷ tử cung cấp cho bạn nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin Csắt.

Kỷ tử là gì? 11 tác dụng của kỷ tử, lưu ý sử dụng và các món ăn ngon
Giá trị dinh dưỡng của kỷ tử

Tác dụng của kỷ tử

Tăng cường hệ miễn dịch

Nhờ chứa chất chống oxy hóa mạnh mà kỷ tử được biết đến với đặc tính chống viêm, ngăn ngừa bệnh tật (do khả năng chống lại các gốc tự do gây hại) và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Bằng chứng cho thấy:

  • Kết quả nghiên cứu kéo dài 30 ngày trên 60 đối tượng (cao tuổi) đã làm tăng sức khỏe miễn dịch và cải thiện tâm trạng khi được uống 120ml nước ép kỷ tử mỗi ngày.
  • Kết quả nghiên cứu khác kéo dài 3 tháng trên 150 người lớn tuổi có phản ứng miễn dịch tốt với vắc xin cúm khi được bổ sung kỷ tử

Ngoài ra, kỷ tử còn chứa lượng lớn vitamin A và C, góp phần xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh tật từ chứng cảm thông thường cho đến một số ung thư.

Kỷ tử là gì? 11 tác dụng của kỷ tử, lưu ý sử dụng và các món ăn ngon
Tăng cường hệ miễn dịch

Hỗ trợ thị lực

Do chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, nhất là zeaxanthin, kỷ tử giúp bảo vệ mắt (thấu kính và võng mạc) của bạn tránh khỏi sự gây hại của các gốc tự do, quá trình oxy hóa và tia UV.

Chẳng hạn, đã có nghiên cứu cho thấy rằng việc dùng kỷ tử có thể tăng cường sức khỏe cho đôi mắt, có khả năng chống lại các rối loạn về mắt như thoái hóa điểm vàng dễ gây ra tình trạng mất thị lực.

Nghiên cứu khác trên 150 người lớn tuổi, diễn ra trong 90 ngày, chứng minh thêm: việc bổ sung kỷ tử làm tăng mức độ chống oxy hóa trong máu, tránh việc giảm sắc tố điểm vàng (diễn ra ở khu vực trung tâm võng mạc) và giúp làm mềm các cặn protein nằm dưới võng mạc.

Kỷ tử là gì? 11 tác dụng của kỷ tử, lưu ý sử dụng và các món ăn ngon
Hỗ trợ thị lực

Giúp giảm cân

Kỷ tử có nhiều dinh dưỡng và lượng calo thấp, nên trở thành thành phẩm trong chế độ ăn kiêng, giảm cân. Đặc biệt, hàm lượng đường trong kỷ tử khá nhỏ nhưng vẫn gây cảm giác no lâu cùng với hàm lượng chất xơ dồi dào, từ đó tránh được cảm giác thèm ăn, gây tăng cân cho bạn.

Kỷ tử là gì? 11 tác dụng của kỷ tử, lưu ý sử dụng và các món ăn ngon
Giúp giảm cân

Cải thiện khả năng tình dục

Từ lâu, kỷ tử đã xuất hiện trong các phương thuốc và món ăn để hỗ trợ cho việc sinh sản. Nói một cách khác, kỷ tử có khả năng cải thiện khả năng ham muốn tình dục, cải thiện nồng độ testosterone, tăng số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng, kéo dài thời gian cương cứng và phản ứng xuất tinh.

Kỷ tử là gì? 11 tác dụng của kỷ tử, lưu ý sử dụng và các món ăn ngon
Cải thiện khả năng tình dục

Chống trầm cảm

Bên cạnh việc chứa nhiều vitamin B, C thì kỷ tử cũng giàu chất xơ và mangan. Đây là các dưỡng chất mang lại năng lượng tích cực cho bạn và trong các phương thuốc cổ truyền Trung Quốc đã sử dụng kỷ tử đế giảm bớt các triệu chứng căng thẳng, rối loạn lo âu, trầm cảm cũng như các cảm xúc khác của con người.

Chẳng hạn, với kết quả nghiên cứu trên cơ thể chuột vào năm 2016 cho thấy chúng đã cải thiện được chứng trầm cảm và một số hành vi lo âu.

Hoặc nghiên cứu khác trên cơ thể người, tại Hoa Kỳ, cho thấy thêm: việc uống 120ml nước ép kỷ tử trong 14 ngày đã làm cải thiện tâm trạng, sức khỏe tiêu hóa và mang lại năng lượng tích cực. Thậm chí, không có bất kì tác động nào liên quan đến tim mạch, huyết áp mà còn làm tăng khả năng tập trung, trí lực và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Kỷ tử là gì? 11 tác dụng của kỷ tử, lưu ý sử dụng và các món ăn ngon
Chống trầm cảm

Thải độc gan

Kỷ tử có lợi cho gan và thận, giúp cơ thể đào thải độc tố ra ngoài dễ dàng. Chính vì thế làm kỷ tử được sử dụng trong phương thuốc điều trị bệnh gan của y học Trung Quốc.

Bằng chứng cho thấy khi tiến hành nghiên cứu trên động vật, kỷ tử có thể giúp kiểm soát tình trạng sức khỏe gan và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ do uống rượu.

Ngoài ra, có nghiên cứu khác ở người, chứng minh thêm chiết xuất từ kỷ tử có khả năng ức chế sự phát triển của khối u, giúp tình trạng bệnh ung thư được cải thiện.

Kỷ tử là gì? 11 tác dụng của kỷ tử, lưu ý sử dụng và các món ăn ngon
Thải độc gan

Hỗ trợ giảm đau

Nhờ đặc tính chống viêm, kỷ tử giúp bạn đẩy lùi các cơn đau nhức xuất hiện trên cơ thể như tình trạng đau khớp, đau cơ bắp,….

Kỷ tử hỗ trợ giảm đau
Hỗ trợ giảm đau

Làm đẹp da

Trong kỷ tử có chứa hợp chất phytochemical – gọi là beta-carotene, làm cho làn da được khỏe mạnh cũng như giảm kích ứng da, tránh sự tác động gây hại của ánh nắng mặt trời và kiểm soát quá trình lão hóa da.

Như kết quả nghiên cứu trên cơ thể chuột khi cho uống 5% nước ép kỷ tử, giúp chuột tránh khỏi các rối loạn về da và tác hại của tia UV nhờ hợp chất chống oxy hóa dồi dào trong kỷ tử.

Kỷ tử là gì? 11 tác dụng của kỷ tử, lưu ý sử dụng và các món ăn ngon
Làm đẹp da

Tốt cho tóc

Kỷ tử chứa vitamin A, giúp tăng cường máu lưu thông trong cơ thể và trên da đầu, từ đó kích thích sự tăng trưởng của tóc và tránh được tình trạng tóc gãy, rụng. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C trong kỷ tử còn hỗ trợ cơ thể hấp thu được chất sắt tốt hơn từ thực phẩm tốt hơn, góp phần mang lại mái tóc khỏe mạnh.

Kỷ tử là gì? 11 tác dụng của kỷ tử, lưu ý sử dụng và các món ăn ngon
Tốt cho tóc

Điều chỉnh huyết áp

Nhờ hợp chất polysacarit của quả kỷ tử mà thực phẩm này được đánh giá cao về khả năng chống tăng huyết áp cho người ăn.

Chính vì thế, kỷ tử là thành phần trong bài thuốc Đông Y để giúp bệnh nhân điều chỉnh lại tình trạng huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Kỷ tử là gì? 11 tác dụng của kỷ tử, lưu ý sử dụng và các món ăn ngon
Điều chỉnh huyết áp

Cải thiện sức khỏe phổi

Đã từng có cuộc nghiên cứu chứng minh: việc tiêu thụ kỷ tử trong suốt 4 tuần có thể giúp giảm viêm ở phổi, đồng thời tăng hoạt động của bạch cầu – chống làm một số bệnh liên quan đến phổ như hen suyễn, cúm,….

Kỷ tử là gì? 11 tác dụng của kỷ tử, lưu ý sử dụng và các món ăn ngon
Cải thiện sức khỏe phổi

Lưu ý khi sử dụng kỷ tử

Vì kỷ tử chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe nhưng nếu bạn lạm dụng hoặc không biết cách sử dụng sẽ gây ra một số tác hại như:

Tương tác với một số thuốc

Nếu bạn đang sử dụng thuốc chống loãng máu, chữa bệnh đái tháo đường và điều trị huyết áp, thì không nên sử dụng kỷ tử vì sẽ làm giảm tính hiệu quả của thuốc. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Kỷ tử tương tác với các loại thuốc
Tương tác với một số thuốc

Dị ứng

Kỷ tử vẫn có thể gây ra dị ứng, nhất là những người bị dị ứng với các loại hoa quả và những người bị dị ứng phấn hoa.

Khi bị dị ứng với kỷ tử, cơ thể bạn sẽ dễ nhạy cảm với ánh sáng, đồng thời dễ phát ban khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Dị ứng kỷ tử
Dị ứng

Nguy hiểm với phụ nữ mang thai

Vì chứa betaine, là hợp chất có thể gây hại cho sức khỏe thai nhi nên kỷ tử không được khuyến khích dùng cho phụ nữ mang thai, thậm chí có nguy cơ bị sẩy thải. Đồng thời, những phụ nữ đang cho con bú cũng nên cân nhắc đến việc dùng kỷ tử, vì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa.

Tác hại của kỷ tử
Nguy hiểm với phụ nữ mang thai

Các món ăn từ kỷ tử

Bạn có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon từ quả kỷ tử vì nó không chỉ mang lại cảm giác ngon miệng trong vấn đề ăn uống mà còn có lợi cho sức khỏe.

Thạch quế hoa kỷ tử

Thạch quế hoa kỷ tử có vị ngọt thơm nhẹ, dai dai ăn rất lạ miệng. Bạn có thể dùng tráng miệng sau bữa ăn, hoặc nhâm nhỉ để chiêu đãi khách đến chơi nhà đều được.

Thạch quế hoa kỷ tử
Thạch quế hoa kỷ tử

Chè dưỡng nhan

Chè dưỡng nhan
Chè dưỡng nhan

Chè dưỡng nhan ấn tượng ngay từ cái tên gọi. Chè có vị ngọt thanh, trông hấp dẫn bởi táo đỏ, long nhãn, nhựa đào và kỷ tử. Đặc biệt, bạn vẫn cảm nhận được vị chua nhẹ đặc trưng của kỷ tử hòa lẫn với vị bùi của táo và vị dai ngọt của long nhãn.

Chè lê tuyết nhĩ

Chè lê tuyết nhĩ là sự kết hợp độc đáo giữa vị ngọt của , đường phèn với vị mặn của xí muội hòa lẫn với vị chua nhẹ kỷ tử. Nấm tuyết thì giòn sựt với nước chè thanh mát trong những ngày trời nắng nóng.

Chè lê tuyết nhĩ
Chè lê tuyết nhĩ

Lẩu tứ xuyên

Lẩu tứ xuyên nổi tiếng với vị cay tê, là món ăn hấp dẫn cho những tín đồ yêu chuộng thức ăn cay. Vị nước lẩu đậm đà dùng kèm với nhiều hải sản như tôm, mực, , thịt cùng với các loại rau tươi mát.

Lẩu tứ xuyên
Lẩu tứ xuyên

Canh kỷ tử

Thay vì chế biến thành món lẩu hay chè, thì bạn có thể làm ra món canh kỷ tử, vừa ăn ngon lại vừa có tác dụng đẹp da. Vị chua nhẹ của kỷ tử hòa lẫn với nước canh ngọt đậm đà với rau xanh tươi mát.

Canh kỷ tử
Canh kỷ tử

Xem thêm:

Với những thông tin trên, Khoeplus hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kỷ tử là gì? 11 tác dụng của kỷ tử đối với con người. Chúc bạn có nhiều món ăn ngon từ loại quả này.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Dương Nhã
Dương Nhã
Xin chào, mình là Dương Nhã. Mình là một người đam mê khám phá và luôn muốn tìm hiểu về sức khỏe. Cùng mình khám phá những bí quyết để sống khỏe mạnh và năng động hơn nhé!

Bài viết liên quan