Kiểm tra doping trong bóng đá là gì? Vì sao doping bị cấm?

0
(0)

Vấn nạn sử dụng doping để nâng cao thành tích thể thao đã không còn xa lạ với người dân trên cả thế giới. Tuy nhiên với bộ môn bóng đá thì rất hiếm khi có cầu thủ bị phát hiện sử dụng doping phi pháp. Vậy thì “Kiểm tra doping trong bóng đá là gì? Vì sao doping lại bị cấm?”, cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu vấn đề nhức nhối này trong khi chơi bóng đá nhé!

Doping là gì? Tại sao cấm sử dụng doping trong thể thao?

Khái niệm về doping

Theo Uỷ ban Olympic Châu Âu: “Doping việc sử dụng những chất và những phương pháp nhằm làm tăng một cách giả tạo thành tích thể thao, làm tổn hại đến tinh thần thể thao chân chính và đến sự lành mạnh về thể chất, tâm lý, đạo đức của vận động viên”.

Theo Uỷ ban Olympic Quốc tế (IOC) doping được hiểu là “”việc cố ý hoặc vô ý sử dụng các chất bị cấm và các phương pháp bị cấm trong danh sách doping hiện hành”.

Vậy chúng ta có thể hiểu doping là các chất cấm hoặc các phương pháp bị cấm để tăng sức mạnh về mặt thể chất của các vận động viên. Trong bộ môn bóng đá, việc sử dụng doping thường dùng để tăng tốc độ chạy nước rút của các cầu thủ trong các trận đấu lớn.

Định nghĩa doping là gì?
Định nghĩa doping là gì?

Phân loại doping

Hiện nay có 3 dạng doping thông dụng nhất là:

  • Doping máu: là kỹ thuật được sử dụng để làm tăng lượng tế bào hồng cầu vận chuyển oxy của con người, nhờ đó tăng cường sức mạnh và tốc độ vận động. Hiện nay, hai loại doping máu được sử dụng nhiều nhất là tiêm erythropoietin (EPO) và hình thức truyền máu.
Doping máu
Doping máu
  • Doping cơ: là hành động sử dụng các chất steroid đồng hóa để sản sinh hoóc-môn androgen nhằm mục đích tăng cười sức mạnh của cơ.
Doping cơ
Doping cơ
  • Doping thần kinh: việc dùng các chất kích thích thần kinh như amphetamin, cocain,… để ngăn chặn điều khiển và phản hồi cơ bắp tới hệ thần kinh, đẩy mạnh hoạt động của cơ thể.
Doping thần kinh
Doping thần kinh

Nguyên nhân khiến doping bị cấm trong thi đấu thể thao

Theo các chuyên gia, doping là các chất kích thích làm tăng cường khả năng vận động của cơ thể bất chấp cả lúc cơ thể mệt mỏi nhất. Nhìn chung, các chất doping đều có tác dụng đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu, tăng thể lực và sự tập trung của vận động viên.

Do vậy, doping được đưa vào danh sách những chất cấm sử dụng trong thể thao để giữ được tính công bằng trong thi đấu. Nhưng quan trọng hơn hết, việc lạm dụng doping sẽ gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của vận động viên.

Trong một số trường hợp sử dụng doping quá nhiều hoặc lâu dài sẽ làm nguy hiểm đến tính mạng con người.

Nguyên nhân khiến doping bị cấm trong thi đấu thể thao
Nguyên nhân khiến doping bị cấm trong thi đấu thể thao

Tác hại của việc sử dụng doping

Tiêu thụ chất kích thích doping sẽ gây ra những tổn hại về mặt thể chất, tinh thần và cảm xúc của vận động viên. Tuỳ thuộc vào dạng doping được sử dụng mà chúng sẽ mang đến những tác hại nguy hiểm cho cơ thể.

Đối với phương pháp doping máu, việc thực hiện truyền máu sẽ làm tăng khả năng mắc những bệnh lây nhiễm qua đường máu như HIV, các bệnh viêm gan siêu vi.

Dùng các chất doping thuộc nhóm steroid đồng hóa trong thời gian dài làm rối loạn, biến đổi hormone giới tính. Với vận động viên nữ sẽ xuất hiện tình trạng nam hóa: giọng nói trầm, mọc râu, rối loạn kinh nguyệt. Với vận động viên nam thì có xu hướng nữ hoá: teo tinh hoàn, suy giảm tinh dịch, liệt dương,..

Tác hại của việc sử dụng doping
Tác hại của việc sử dụng doping

Sử dụng quá mức các chất kích thích ở nhóm doping thần kinh như amphetamin để làm tăng sự hưng phấn của thần kinh sẽ đem lại những tác dụng tiêu cực lên cơ thể vận động viên như nghiện thuốc, mệt mỏi, xáo trộn giấc ngủ, trầm cảm, suy tim, đột quỵ,

Ngoài ra, khi dùng các chất lợi tiểu cũng sẽ làm mất cân bằng điện giải, hạ huyết áp, truỵ tim và có thể dẫn đến mất mạng.

Các hình thức kiểm tra

Vấn nạn doping trong thể thao vẫn luôn là một mối lo ngại của to lớn. Trên thế giới hiện nay có hai hình thức kiểm phổ biến nhất là kiểm tra mẫu nước tiểu và kiểm tra mẫu máu, nhưng hình thức được sử dụng chủ yếu vẫn là kiểm tra mẫu nước tiểu.

Quá trình kiểm tra doping thông thường sẽ có ba bước:

Bước 1: Chọn vận động viên kiểm tra

Trước khi thi đấu, cơ quan kiểm tra doping cùng Liên đoàn thể thao và Ban tổ chức xác định số lượng và phương pháp kiểm tra. Thông thường việc chọn vận động viên kiểm tra được quyết định bởi ngôi thứ thi đấu, bốc thăm hoặc tùy vào trường hợp đặc biệt chỉ định.

Bước 2: Lấy mẫu kiểm tra

Đối với hình thức kiểm tra mẫu nước tiểu thì quy trình được quy định rất nghiêm ngặt. Sau khi nhận được giấy thông báo, vận động viên sẽ mang theo chứng nhận tư cách đến Trung tâm kiểm tra doping để tiến hành lấy mẫu kiểm tra.

Bước 3: Phân tích kết quả mẫu kiểm tra

Sau khi có được mẫu kiểm tra, các nhân viên chuyên trách sẽ mang đi phân tích và kiểm tra nồng độ chất doping có trong máu.

Các hình thức kiểm tra
Các hình thức kiểm tra

Hình phạt của FIFA đối với doping

Tuỳ thuộc theo mức độ nghiêm trọng của mỗi trường hợp mà FIFA sẽ đưa ra những hình phạt tương ứng. Trong tình huống cầu thủ bị kết tội có sử dụng chất cấm thì họ sẽ bị cấm thi đấu vài tháng đến suốt đời.

Nếu cầu thủ vô ý sử dụng doping, lệnh cấm sẽ có có thể kéo dài đến hai năm. Nhưng nếu cầu thủ cố ý sử dụng chất cấm kích thích, họ sẽ bị cấm thi đấu tới 4 năm.

Hình phạt của FIFA đối với doping
Hình phạt của FIFA đối với doping

Ngoài những hình phạt của việc sử dụng doping, các cầu thủ còn có thể sẽ nhận nhiều lệnh cấm khi vi phạm những điều dưới đây:

  • Không tham gia những cuộc kiểm tra doping (tối đa 3 lần) với nhân viên kiểm soát doping
  • Từ chối kiểm tra doping khi được chọn
  • Không tuân theo hướng dẫn của nhân viên phòng chống doping trong quá trình kiểm tra
  • Các cầu thủ cố ý hoặc tham gia thực hiện những hành vi gian lận trong quá trình kiểm tra doping
  • Tàng trữ chất cấm hoặc mua bán chất cấm trái phép 
  • Làm việc hoặc xúi giục bên thứ ba vi phạm các quy tắc chống doping
  • Dương tính với chất cấm do thiếu hiểu biết
  • Không cung cấp thông tin chung về nơi ở ba tháng một lần

Xem thêm:

Trên đây là tất cả những thông tin về doping mà Khoeplus24h muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng bạn đã có đáp án trả lời cho câu hỏi “Kiểm tra doping trong bóng đá là gì” và những hậu quả nghiêm trọng mà nó mang lại. Cùng đón chờ những bài viết tiếp theo nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Lương Bá Trọng
Lương Bá Trọng
Chào các bạn, mình là Bá Trọng. Mình luôn quan tâm đến sức khỏe và dinh dưỡng. Mình thích tìm hiểu và chia sẻ những kiến thức hữu ích về sức khỏe để mọi người có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Bài viết liên quan