Bạn đã từng chọn khoai tây tím để chế biến món ăn hay chưa, nó có giống khoai lang tím và khoai mỡ mà bạn hay sử dụng không? Vậy hãy cùng chuyên mục Sức khoẻ dinh dưỡng tìm hiểu nhiều hơn về khoai tây tím là gì, mua ở đâu? 7 tác dụng bất ngờ của khoai tây tím ra sao nhé!
Khoai tây tím là gì?
Khoai tây tím thuộc họ Khoai tây (Solanum tuberosum), có nguồn gốc từ vùng núi Andes ở Nam Mỹ và nó được trồng ở Pháp từ đầu thế kỷ 19.
Khoai tây tím có lớp vỏ phía ngoài màu xanh tím (gần như màu đen) và phần thịt bên trong có màu tím tươi. Ngay cả khi được nấu chín thì củ khoai tây vẫn giữ được màu tím nhờ sắc tố tự nhiên nhóm flavonoid anthocyanin.
Kết cấu của khoai tây tím đặc hơn so với khoai tây vàng, có vị bùi và ngọt hơn, đồng thời còn giúp món ăn thêm phần đặc sắc.
Khoai tây tím mua ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Bạn có thể tìm mua khoai tây tím tại các siêu thị chuyên bán hàng ngoại hoặc một số trang mạng điện tử uy tín.
Tính đến thời điểm hiện tại tháng 07/2023, KHOEPLUS24H đã tham khảo giá bán của khoai tây tím dao động từ 25.000 VND – 35.000 VND/500gr.
Tác dụng của khoai tây tím
Dưới đây là những tác dụng nổi bật của khoai tây tím mà bạn nên biết trước khi sử dụng chúng để có được sức khỏe tối ưu nhất:
Chứa nhiều chất dinh dưỡng
Khoai tây tím cũng như các loại khoai tây khác đều là thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho người dùng. Tuy chứa nhiều tinh bột nhưng khoai tây rất giàu các dưỡng chất thiết yếu khác, nhất là hàm lượng kali được đánh giá là nhiều hơn cả chuối.
Trung bình mỗi khẩu phần (100gr) khoai tây tím nấu chín gồm cả vỏ thường chứa các chất dinh dưỡng như:
- Năng lượng: 87 calo
- Carbs: 3.3gr
- Chất đạm: 2gr
- Chất xơ: 3.3gr
- Chất béo: dưới 1gr
- Vitamin C: 14% DV (giá trị hằng ngày)
- Vitamin B6: 18% DV
- Nhiều khoáng chất khác như: mangan, đồng, sắt, kali,…
Lưu ý: Hàm lượng khoáng chất trong khoai tây tím có thể thay đổi, tùy theo môi trường mà chúng được trồng.
Ít ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết
Lượng tinh bột trong khoai tây tím ít tác động đường huyết cơ thể hơn so với khoai tây trắng hoặc vàng. Vì chỉ số đường huyết (GI) mà nghiên cứu đo được ở khoai tây tím là 77, trong khi khoai tây trắng là 93 và khoai tây vàng là 81.
Hơn nữa, nồng độ cao của các hợp chất thực vật polyphenol giúp cho việc ăn khoai tây tím không gây tiêu cực đến hàm lượng đường trong máu. Vì những hợp chất này góp phần làm giảm sự hấp thụ tinh bột diễn ra ở ruột, nhờ đó giảm thiểu lượng đường trong máu đáng kể.
Cung cấp nhiều chất chống oxy hoá
Tương tự như các loại trái cây và rau quả có màu sắc rực rỡ, khoai tây tím cũng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe, hoạt tính chống oxy hóa của nó cao gấp 2 – 3 lần so với khoai tây vàng và trắng.
Trong kết quả của một nghiên cứu về những người đàn ông ăn mỗi ngày khoảng 150gr khoai tây có màu sắc khác nhau trong suốt 6 tuần liền, cho thấy: việc tiêu thụ nhóm khoai tây tím làm giảm mức độ viêm và sự tổn thương DNA thấp hơn so với việc tiêu thụ nhóm khoai tây trắng.
Cụ thể, khoai tây tím chứa lượng chất chống oxy hóa anthocyanins (thuộc nhóm polyphenol), cũng được tìm thấy trên quả việt quất và mâm xôi, có tác động tích cực đến sức khỏe như: tăng cường nồng độ cholesterol tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cải thiện thị lực, phòng chống một số bệnh ung thư và bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, khoai tây tím còn chứa vitamin C (có đặc tính chống oxy hóa), tyrosine, selen, nhóm hợp chất carotenoid và nhiều hợp chất thuộc nhóm polyphenol (scopolin, axit caffeic, axit ferulic và axit chlorogenic) đều có lợi cho sức khỏe người dùng.
Cải thiện huyết áp
Nhờ chứa hợp chất chống oxy hóa thuộc nhóm polyphenolic, việc dùng khoai tây tím có tác dụng cải thiện huyết áp, hoạt động tương tự như khi dùng một số loại thuốc hạ huyết áp phổ biến.
Hơn nữa, hàm lượng kali cao trong khoai tây tím còn góp phần thúc đẩy mạch máu, nhờ đó làm giảm huyết áp hiệu quả. Thậm chí, trong một số nghiên cứu chứng minh thêm: việc dùng khoai tây tím có thể làm giảm độ cứng của động mạch – nguyên nhân gây đột quỵ và làm tăng nguy cơ đau tim, so với khoai tây trắng.
Giảm nguy cơ ung thư
Do chứa nhiều chất chống oxy hóa, khoai tây tím có thể làm chậm sự phát triển hoặc tiêu diệt một số tế bào ung thư, nhờ đó ngăn ngừa và chống lại bệnh ung thư hiệu quả (như ung thư vú và ung thư ruột kết).
Chứa nhiều chất xơ
Khi bổ sung khoai tây tím vào khẩu phần ăn mỗi tuần, bạn sẽ cung cấp được lượng chất xơ đáng kể, từ đó phòng ngừa được bệnh táo bón, hỗ trợ ổn đượng lượng đường trong máu và duy trì nồng độ cholesterol tốt cho cơ thể.
Để hấp thu được lượng chất xơ nhiều nhất, bạn hãy tiêu thụ luôn cả phần vỏ của khoai tây. Ngoài ra, tinh bột kháng – cũng là một loại chất xơ có lợi cho đường ruột, vì vi khuẩn trong ruột già sẽ lên men chúng và giải phóng các axit béo chuỗi ngắn, giúp tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa.
Mách nhỏ: Hàm lượng tinh bột kháng trong khoai tây sẽ khác nhau tùy theo phương pháp nấu ăn, chứ không phụ thuộc vào màu sắc của khoai tây. Ví dụ, hàm lượng tinh bột kháng cao nhất là khi khoai tây được luộc chín, để nguội rồi mới dùng.
Tăng thêm sự hấp dẫn, bắt mắt cho món ăn
Với màu tím bắt mắt của khoai tây tím, bạn có thể luộc, nướng hoặc nghiền để làm ra các món ăn yêu thích mà không phải lo màu sắc của nó có bị bay mất hay không?
Chẳng hạn, bạn có thể để nguyên vỏ (nhưng nhớ là rửa sạch) và cắt thành khoanh, hấp hoặc luộc cho đến khi mềm. Sau đó, vớt ráo và phủ lên lớp hành tây thái mỏng, rau thơm băm nhỏ và rưới nước sốt Dijon-vinaigrette. Cuối cùng làm lạnh chúng trong ngăn mát tủ lạnh trước khi thưởng thức.
Hoặc bạn có thể nướng cùng với dầu oliu, tỏi băm và hương thảo trong lò nướng khoảng 20 phút ở 204 độ C trước khi dùng. Món ăn không chỉ ngon mà còn có màu sắc rất hấp dẫn.
Với chia sẻ phía trên, hy vọng bạn hiểu hơn về khoai tây tím là gì, mua ở đâu? 7 tác dụng bất ngờ của khoai tây tím khi sử dụng. Chúc bạn có sức khỏe tốt cùng chuyên mục Sức khoẻ dinh dưỡng của KHOEPLUS24H nhé!