Kali là gì? Tác dụng của kali đối với cơ thể

0
(0)

Để cơ thể khỏe mạnh, chúng ta cần phải bổ sung nhiều loại khoáng chất mỗi ngày. Đặc biệt là kali, việc thiếu hụt loại khoáng chất này sẽ gây rối loạn nhiều hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu ngay kali là gì, cũng như tác dụng của kali với sức khỏe nhé!

Kali là gì?

Đầu tiên, kali là một loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe, có nhiều trong các thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày. Chúng có tác dụng như chất điện giải, hỗ trợ nhiều chức năng cần thiết trong cơ thể. Cụ thể, có khoảng 80% kali nằm trong các tế bào cơ và 20% còn lại được tìm thấy trong xương, gan và các tế bào hồng cầu.

Kali đi vào cơ thể, khi gặp môi trường nước sẽ phân giải thành các ion dương. Và cơ thể sẽ sử dụng điện tích dương này để quản lý nhiều hoạt động của cơ thể như các tín hiệu thần kinh và co cơ. Vì vậy nên kali có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe chúng ta.

Kali là một loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe
Kali là một loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe

Tác dụng của kali đối với sức khỏe

Hỗ trợ giảm huyết áp

Một trong những nguyên nhân khiến huyết áp tăng là do mức natri cao. Và kali có thể làm giảm huyết áp vì chúng có khả năng loại bỏ natri dư thừa.

Một nghiên cứu đã được thực hiện trên 1.285 người tham gia ở độ tuổi 25 – 64, để kiểm tra ảnh hưởng của kali với natri. Nghiên cứu phát hiện rằng những người có chế độ ăn giàu kali sẽ có huyết áp tâm thu thấp hơn 6 mmHg và huyết áp tâm trương thấp hơn 4 mmHg so với mức trung bình.

Có thể bạn quan tâm: Người huyết áp cao nên ăn gì? Các loại thực phẩm tốt cho người huyết áp cao

Kali có thể làm giảm huyết áp vì chúng có khả năng loại bỏ natri dư thừa
Kali có thể làm giảm huyết áp vì chúng có khả năng loại bỏ natri dư thừa

Hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường

Bên cạnh huyết áp, kali cũng rất cần thiết cho quá trình bài tiết insulin từ tuyến tụy. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015 đã chứng minh được mối liên hệ giữa kali và insulin. Do đó, một chế độ ăn giàu kali sẽ giúp cải thiện độ nhạy và kích thích cơ thể tiết insulin.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Gợi ý 23 thực phẩm tốt cho người tiểu đường

Một chế độ ăn giàu kali sẽ giúp cải thiện độ nhạy và kích thích cơ thể tiết insulin
Một chế độ ăn giàu kali sẽ giúp cải thiện độ nhạy và kích thích cơ thể tiết insulin

Ngăn ngừa đột quỵ

Một số nghiên cứu đã cho thấy, một chế độ ăn giàu kali sẽ giúp ngăn ngừa đột quỵ. Cụ thể, 11 nghiên cứu được thực hiện trên 247.510 người cho thấy, những nhóm người ăn nhiều kali sẽ giảm nguy cơ bị đột quỵ hơn 21% so với trung bình. Đồng thời, chế độ ăn giàu kali còn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Một số nghiên cứu đã cho thấy, một chế độ ăn giàu kali sẽ giúp ngăn ngừa đột quỵ
Một số nghiên cứu đã cho thấy, một chế độ ăn giàu kali sẽ giúp ngăn ngừa đột quỵ

Ngăn ngừa loãng xương

Nguyên nhân gây loãng xương là do thiếu hụt canxi, khiến xương bị rỗng và xốp. Vài nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu về mối tương quan giữa việc bổ sung kali với chuyển hóa xương đã cho thấy, một chế độ ăn giàu kali sẽ giúp ngăn ngừa loãng xương vì hạn chế sự thất thoát canxi trong cơ thể qua đường nước tiểu.

Có thể bạn quan tâm: Ăn gì tốt cho xương khớp? Top 12 thực phẩm tốt cho xương khớp chắc khoẻ

Một chế độ ăn giàu kali sẽ giúp ngăn ngừa loãng xương vì hạn chế sự thất thoát canxi trong cơ thể qua đường nước tiểu
Một chế độ ăn giàu kali sẽ giúp ngăn ngừa loãng xương vì hạn chế sự thất thoát canxi trong cơ thể qua đường nước tiểu

Ngăn ngừa sỏi thận

Sỏi thận có nguyên nhân từ việc canxi tích tụ quá nhiều tại bộ phận này của cơ thể. Trong khi đó, kali lại có tác dụng làm giảm nồng độ canxi trong nước tiểu. Vì vậy, kali giúp ngăn ngừa sỏi thận. Một số nghiên cứu được thực hiện trên 45.619 nam giới, kết quả là những người hấp thụ nhiều kali hàng ngày có nguy cơ mắc sỏi thận thấp hơn 51%.

Tương tự, một nghiên cứu cũng được thực hiện trên 91.731 phụ nữ để tìm hiểu về mối tương quan của sỏi thận và kali đã chứng minh. Những người tiêu thụ nhiều kali nhất có nguy cơ bị sỏi thận thấp hơn 35%.

Kali có tác dụng làm giảm nồng độ canxi trong nước tiểu nên giúp ngăn ngừa sỏi thận
Kali có tác dụng làm giảm nồng độ canxi trong nước tiểu nên giúp ngăn ngừa sỏi thận

Hạn chế tình trạng tích nước

Bên cạnh những tác dụng trên, kali còn làm hạn chế tình trạng tích chất lỏng dư thừa bên trong cơ thể. Vì vậy, việc hạn chế kali không chỉ làm giảm huyết áp và giữ natri ở mức ổn định tại thận mà còn có thể làm giảm tỷ trọng giữ nước bằng cách đẩy nhanh quá trình sản xuất nước tiểu và giảm mức natri.

Kali còn làm hạn chế tình trạng tích chất lỏng dư thừa bên trong cơ thể
Kali còn làm hạn chế tình trạng tích chất lỏng dư thừa bên trong cơ thể

Vai trò của Kali ở từng độ tuổi

Trẻ em

Kali là khoáng chất quan trọng cho sự phát triển cơ bắp và não bộ ở trẻ em. Vì vậy, đây là một loại khoáng chất mẹ nên bổ sung hằng ngày trong thực đơn của con. Bên cạnh đó, kali còn làm giảm nguy cơ trẻ bị mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, sỏi thận,.. khi trưởng thành.

Kali là khoáng chất quan trọng cho sự phát triển cơ bắp và não bộ ở trẻ em
Kali là khoáng chất quan trọng cho sự phát triển cơ bắp và não bộ ở trẻ em

Phụ nữ mang thai

Kali đóng vai trò quan trọng cho phụ nữ mang thai bởi vì nhu cầu về máu trong thai kỳ khá cao. Mẹ cần nhiều chất điện giải hơn bình thường để thực hiện nhiều hoạt động trao đổi chất cho cơ thể. Bên cạnh đó, thiếu hụt kali cũng có thể khiến phụ nữ mang thai thường xuyên bị chuột rút.

Kali đóng vai trò quan trọng cho phụ nữ mang thai bởi vì nhu cầu về máu trong thai kỳ khá cao
Kali đóng vai trò quan trọng cho phụ nữ mang thai bởi vì nhu cầu về máu trong thai kỳ khá cao

Người lớn

Cuối cùng, kali có vai trò rất quan trọng với sức khỏe chúng ta, đặc biệt là người trưởng thành. Khoáng chất này giúp làm giảm huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ. Đồng thời, kali còn hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể, hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường và có vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ bắp và thần kinh.

Kali có vai trò rất quan trọng với sức khỏe chúng ta, đặc biệt là người trưởng thành
Kali có vai trò rất quan trọng với sức khỏe chúng ta, đặc biệt là người trưởng thành

Các ảnh hưởng nếu cơ thể thiếu hoặc thừa Kali

Kali mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng chỉ khi hàm lượng khoáng chất này được duy trì ở mức ổn định. Nếu cơ thể thiếu hoặc thừa kali đều có thể gây hại với cơ thể nhé!

Nếu cơ thể thiếu Kali

Nguyên nhân khiến cơ thể thiếu hụt kali một cách đột ngột có thể là do nôn mửa mạn tính, tiêu chảy mạn tính hoặc một số trường hợp khiến cơ thể bạn bị mất nhiều nước. Vì vậy, để hạn chế tình trạng trên, bạn nên bổ sung đầy đủ nhóm chất này mỗi ngày bằng các loại thực phẩm.

Có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể thiếu hụt kali một cách đột ngột
Có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể thiếu hụt kali một cách đột ngột

Nếu cơ thể thừa Kali

Khi cơ thể không thể hoặc giảm khả năng loại bỏ kali qua nước tiểu sẽ khiến cơ thể bị thừa kali. Vấn đề này thường xảy ra với những người có chức năng thận kém hoặc mắc bệnh thận mạn tính. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý lượng kali bổ sung vào cơ thể ở những người mắc bệnh thận mạn tính, đang dùng thuốc huyết áp hoặc người cao tuổi.

Khi cơ thể không thể hoặc giảm khả năng loại bỏ kali qua nước tiểu sẽ khiến cơ thể bị thừa kali
Khi cơ thể không thể hoặc giảm khả năng loại bỏ kali qua nước tiểu sẽ khiến cơ thể bị thừa kali

Nguyên nhân nào dẫn tới thiếu hụt kali?

Bên cạnh nguyên nhân trên, một số lý do khiến cơ thể bạn bị thiếu hụt kali mà bạn cần lưu ý để bảo vệ cơ thể cũng như kịp thời điều chỉnh chế độ ăn hằng ngày, để cơ thể luôn khỏe mạnh nhé!

Dùng thuốc lợi tiểu

Để điều trị tăng huyết áp và suy tim, bạn có thể được kê cho loại thuốc lợi tiểu, làm giảm kali trong máu. Trong một số trường hợp, để đảm bảo duy trì lượng kali trong máu luôn ổn định, bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi nồng độ kali trong máu để kê thêm thuốc bổ sung kali hoặc đưa ra lời khuyên về một chế độ ăn giàu kali.

Để điều trị tăng huyết áp và suy tim, bạn có thể được kê cho loại thuốc lợi tiểu, làm giảm kali trong máu
Để điều trị tăng huyết áp và suy tim, bạn có thể được kê cho loại thuốc lợi tiểu, làm giảm kali trong máu

Dùng kháng sinh

Bên cạnh đó, việc sử dụng một số loại kháng sinh như gentamicin, amphotericin B và carbenicillin có thể làm giảm kali. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về thể trạng cơ thể cũng như chế độ ăn phù hợp để đảm luôn duy trì lượng kali ở mức ổn định hoặc yêu cầu bác sĩ chuyển sang sử dụng các kháng sinh khác.

Việc sử dụng một số loại kháng sinh cũng có thể làm giảm nồng độ kali
Việc sử dụng một số loại kháng sinh cũng có thể làm giảm nồng độ kali

Bệnh thận

Một số bệnh thận sẽ làm giảm nồng độ kali trong máu như bệnh cường aldosterone. Căn bệnh này sẽ làm cơ thể sản xuất ra quá nhiều aldosterone, làm giảm nồng độ kali. Hoặc một số bệnh nhân có hội chứng Fanconi (một tình trạng rối loạn của thận) cũng thường gặp vấn đề nồng độ kali bị giảm.

Một số bệnh thận sẽ làm giảm nồng độ kali trong máu
Một số bệnh thận sẽ làm giảm nồng độ kali trong máu

Rối loạn tiêu hóa

Tiêu chảy kéo dài hoặc quá nặng cũng có thể làm thất thoát kali trong máu, hoặc những bệnh nhân bị nôn nhiều cũng có thể làm giảm nồng độ kali trong máu. Nếu nghiêm trọng có thể khiến cơ thể bị rối loạn nhịp và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tiêu chảy kéo dài hoặc quá nặng cũng có thể làm thất thoát kali trong máu
Tiêu chảy kéo dài hoặc quá nặng cũng có thể làm thất thoát kali trong máu

Ra mồ hôi quá nhiều

Cơ thể ra mồ hôi quá nhiều khi tập luyện thể thao, làm việc dưới trời nắng nóng trong một thời gian dài khiến cơ thể bị mất điện giải, làm giảm nồng độ kali trong máu. Để bổ sung kali nhanh chóng, bạn có thể tham khảo một số loại thức uống hoặc viên thuốc bổ sung tức thì.

Cơ thể ra mồ hôi quá nhiều sẽ làm giảm nồng độ kali trong máu
Cơ thể ra mồ hôi quá nhiều sẽ làm giảm nồng độ kali trong máu

Các triệu chứng thiếu hụt kali

Thiếu hụt kali khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề, các triệu chứng nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ thiếu hụt kali. Cụ thể là:

  • Thiếu hụt kali nặng: Yếu cơ, giật cơ, chuột rút thậm chí có thể gây liệt cơ và dẫn đến tử vong.
  • Thiếu hụt kali nhẹ: Choáng váng, ngất, rối loạn nhịp tim.
Thiếu hụt kali khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề
Thiếu hụt kali khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề

Các thực phẩm giàu Kali

Kali có rất nhiều trong các loại thực phẩm hằng ngày. Bạn có thể lựa chọn thực đơn phù hợp với sở thích, đảm bảo chứa các loại như trái cây, mơ khô, rau xanh, khoai tây, đậu lăng, mận khô,…

Xem chi tiết tại đây: 21 thực phẩm giàu kali giúp bạn bổ sung cho cơ thể tự nhiên, an toàn

Kali có rất nhiều trong các loại thực phẩm hằng ngày
Kali có rất nhiều trong các loại thực phẩm hằng ngày

Lưu ý khi bổ sung Kali

Liều dùng khuyến nghị

Theo cơ quan dược phẩm Hoa kỳ, với những bệnh nhân tăng huyết áp, mỗi ngày nên bổ sung ít nhất 350mg kali qua thức ăn hoặc thuốc và ăn nhạt ít muối. Điều này sẽ làm giảm 40% biến chứng đột quỵ. Còn hàm lượng kali khuyến nghị cho người bình thường là 90mmol/ngày.

Hàm lượng kali khuyến nghị cho người bình thường là 90mmol/ngày
Hàm lượng kali khuyến nghị cho người bình thường là 90mmol/ngày

​​Tác dụng phụ

Mặc dù hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu gì về ảnh hưởng của việc dư kali với sức khỏe nhưng nếu cơ thể tích tụ quá nhiều kali không cần thiết vẫn có thể gây hại với cơ thể. Vì vậy, bạn nên duy trì lượng kali hấp thụ phù hợp với nhu cầu của cơ thể để đảm bảo sức khỏe nhé!

Bạn nên duy trì lượng kali hấp thụ phù hợp với nhu cầu của cơ thể để đảm bảo sức khỏe
Bạn nên duy trì lượng kali hấp thụ phù hợp với nhu cầu của cơ thể để đảm bảo sức khỏe

Xem thêm:

Hy vọng bài viết trên bạn đã giúp bạn hiểu được tác dụng của kali là gì. Đồng thời, biết được cách bổ sung khoáng chất này qua các loại thực phẩm hằng ngày để giữ sức khỏe luôn tốt. Nếu bài viết hay và bổ ích, đừng quên chia sẻ ngay để bạn bè cùng biết nhé!

Nguồn tham khảo: Healthline, National Library of Medicine.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Dương Nhã
Dương Nhã
Xin chào, mình là Dương Nhã. Mình là một người đam mê khám phá và luôn muốn tìm hiểu về sức khỏe. Cùng mình khám phá những bí quyết để sống khỏe mạnh và năng động hơn nhé!

Bài viết liên quan