Hiến máu có tốt không? Hiến máu xong nên ăn gì để lấy lại sức?

0
(0)

Bạn đang phân vân hiến máu có tốt không? Có gây ảnh hưởng hay tác động tiêu cực đến cơ thể hay không? Hiến máu xong nên ăn gì để lấy lại sức? Hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Hiến máu có tốt không?

Máu là một loại dịch màu đỏ lưu thông khắp cơ thể, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Thành phần chính của máu bao gồm:

  • Huyết tương: Kháng thể, protein, nước, yếu tố đông máu, nội tiết tố và khoáng chất.
  • Các tế bào máu: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Xem thêm: Biotin là gì? 7 tác dụng, nguồn thực phẩm giàu Biotin cho cơ thể

Máu là một loại dịch màu đỏ lưu thông khắp cơ thể
Máu là một loại dịch màu đỏ lưu thông khắp cơ thể

Hiến máu là hoạt động khi một cá nhân tự nguyện cho máu của bản thân với mục đích truyền máu hay chế tạo dược phẩm bằng quá trình phân đoạn cho bệnh nhân thiếu máu quá nặng. Vì thế, hiến máu được xem như một nghĩa cử cao đẹp.

Thời gian sống của hồng cầu trong cơ thể kéo dài từ 90 đến 120 ngày. Về phần bạch cầu tùy theo từng phân khu chức năng kéo dài từ 1 tuần đến vài tháng, tiểu cầu thì 7 – 10 ngày nên việc hiến máu đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà không hề gây hại.

Hiến máu được xem như một nghĩa cử cao đẹp
Hiến máu được xem như một nghĩa cử cao đẹp

Lợi ích của việc hiến máu

Hỗ trợ giảm cân

Một số nghiên cứu khoa học từ khoa Y, Đại học California tại thành phố San Diego chứng minh rằng nếu bạn hiến tặng khoảng nửa lít máu thì cơ thể mất khoảng 650 calo. Đây chắc hẳn là một tin tốt cho những bạn đã và đang muốn giảm cân.

Nếu bạn hiến tặng khoảng nửa lít máu thì cơ thể mất khoảng 650 calo
Nếu bạn hiến tặng khoảng nửa lít máu thì cơ thể mất khoảng 650 calo

Ngăn ngừa bệnh gan và ung thư

Sau khi hiến máu, gánh nặng tải lượng sắt trong cơ thể sẽ được giảm xuống. Khi hàm lượng sắt trong máu tăng cao thì dẫn đến các bệnh như ung thư phổi, ung thư gan, ung thư cổ họng, ung thư ruột,… Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh kể trên nhờ việc hiến máu.

Sau khi hiến máu, gánh nặng tải lượng sắt trong cơ thể sẽ được giảm xuống
Sau khi hiến máu, gánh nặng tải lượng sắt trong cơ thể sẽ được giảm xuống

Đào thải sắt

Khi hoàn thành chu kỳ sống, hồng cầu trở nên già hóa và tự động tiêu hủy nhưng khoáng chất sắt sẽ được cơ thể giữ lại nhằm sản sinh hồng cầu mới. Như thế, lượng sắt không bị hao hụt nhưng vẫn được bổ sung hàng ngày qua nguồn thực phẩm.

Nếu chu trình chuyển hóa sắt diễn ra không thuận lợi thì chất sắt sẽ ứ trệ tại các nội tạng như tim, gan, thận, phổi,… Hiến máu là hành động gián tiếp thải sắt, giảm nhẹ tải trọng tồn dư.

Hiến máu là hành động gián tiếp thải sắt, giảm nhẹ tải trọng tồn dư
Hiến máu là hành động gián tiếp thải sắt, giảm nhẹ tải trọng tồn dư

Cải thiện khả năng lưu thông máu

Thường xuyên hiến máu giúp dòng máu lưu trong trong mạch diễn ra thuận lợi, đồng thời hạn chế xuất hiện những cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu và giảm nguy cơ tổn thương vùng mạch.

Thường xuyên hiến máu giúp dòng máu lưu trong trong mạch diễn ra thuận lợi
Thường xuyên hiến máu giúp dòng máu lưu trong trong mạch diễn ra thuận lợi

Kích thích tái tạo tế bào máu mới

Sau khi quá trình hiến máu diễn ra hoàn tất thì cơ thể con người mất đi lượng lớn tiểu cầu, bạch cầu và hồng cầu. Từ đó, tim và các cơ quan khác sẽ kích thích tủy xương sản sinh các tế bào mới, thay thế số lượng tế bào đã mất đi.

Tim và các cơ quan khác sẽ kích thích tủy xương sản sinh các tế bào mới
Tim và các cơ quan khác sẽ kích thích tủy xương sản sinh các tế bào mới

Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Nhờ những lợi ích nêu trên, hiến máu giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hay các bệnh tim mạch. Nhờ việc đảo thải sắt, giảm gánh nặng lên các cơ quan giúp giảm nguy cơ xuất hiện xơ vữa động mạch. Từ đó, hạn chế tối đa nguy cơ đột quỵ, đau tim.

Hiến máu giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hay các bệnh tim mạch
Hiến máu giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hay các bệnh tim mạch

Được kiểm tra sức khỏe tổng quát miễn phí

Trước và sau khi hiến máu, người hiến sẽ được các cơ quan, đơn vị kiểm tra và thông báo nhóm máu hoặc các bệnh truyền nhiễm như: bệnh viêm gan B, viêm gan C, giang mai hay HIV. Đồng thời, xác định chỉ số nhịp tim, huyết áp, cân nặng,…

Người hiến sẽ được các cơ quan, đơn vị kiểm tra và thông báo nhóm máu hoặc các bệnh truyền nhiễm
Người hiến sẽ được các cơ quan, đơn vị kiểm tra và thông báo nhóm máu hoặc các bệnh truyền nhiễm

Cải thiện sức khỏe tinh thần

Khi tham gia hiến máu, đồng nghĩa bản thân đã làm được một việc có ích cho xã hội nên bạn sẽ có cảm giác thành tựu, tinh thần tự hào vui vẻ. Phần máu đã cho đi sẽ giúp ích cho rất nhiều người. Đồng thời, giúp xác định sức khỏe bản thân là tốt.

Bản thân đã làm được một việc có ích cho xã hội nên bạn sẽ có cảm giác thành tựu
Bản thân đã làm được một việc có ích cho xã hội nên bạn sẽ có cảm giác thành tựu

Dấu hiệu thường gặp sau khi hiến máu

Có vết bầm

Trong quá trình hiến máu, bạn sẽ nằm hoặc ngồi lên ghế tựa, cánh tay được đặt ở tay vịn ghế hoặc trên bàn. Kế tiếp, kỹ thuật viên lấy máu dùng garô buộc quay tay để máu lưu thông nhiều hơn trong tĩnh mạch.

Khi cây kim đâm vào vùng tĩnh mạch thì xung quanh sẽ xuất hiện các vết bầm. Nhưng đây là tình trạng hết sức bình thường và xảy ra với đa phần người hiến máu. Sau một thời gian vết bấm sẽ từ màu tím hoặc đỏ rồi chuyển từ từ sang vàng xanh và tự biến mất.

Khi cây kim đâm vào vùng tĩnh mạch thì xung quanh sẽ xuất hiện các vết bầm
Khi cây kim đâm vào vùng tĩnh mạch thì xung quanh sẽ xuất hiện các vết bầm

Chảy máu

Sau khi hoàn thành việc hiến máu, kỹ thuật viên sẽ rút kim ra khỏi tĩnh mạch và dán nơi tiêm bằng băng cá nhân. Để ngăn dòng máu chảy họ có thể băng cả cánh tay bạn, hãy giữ nguyên tư thế trong ít nhất từ 4 – 5 giờ hoặc khi máu ngưng chảy.

Kỹ thuật viên sẽ rút kim ra khỏi tĩnh mạch và dán nơi tiêm bằng băng cá nhân
Kỹ thuật viên sẽ rút kim ra khỏi tĩnh mạch và dán nơi tiêm bằng băng cá nhân

Buồn nôn

Khi hiến máu xong, bạn sẽ được các kỹ thuật viên quan sát trong 15 phút trước khi ra về. Trong thời đó hãy nghỉ ngơi, uống nước đường, dùng trái cây hoặc đồ ăn đã được chuẩn bị trước.

Nghỉ ngơi và ăn uống sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau đầu nhẹ, choáng váng hoặc buồn nôn.

Nghỉ ngơi và ăn uống sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau đầu nhẹ, choáng váng hoặc buồn nôn
Nghỉ ngơi và ăn uống sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau đầu nhẹ, choáng váng hoặc buồn nôn

Đau tại chỗ tiêm

Khi kim đâm vào tĩnh mạch cánh tay thì bạn có thể bị đau nhưng thời điểm máu đã được dẫn vào ống plastic cảm giác sẽ mất đi. Nếu cần thiết, hãy uống thuốc giảm đau như acetaminophen.

Khi kim đâm vào tĩnh mạch cánh tay thì bạn có thể bị đau
Khi kim đâm vào tĩnh mạch cánh tay thì bạn có thể bị đau

Cảm thấy mệt mỏi

Bạn có thể cảm thấy cơ thể mệt mỏi và yếu ớt hơn bình thường sau khi hiến máu xong, đặc biệt ở cánh tay lấy máu. Vì thế, sau khi hiến máu 5 giờ hãy tránh các hoạt động mạnh.

Bạn có thể cảm thấy cơ thể mệt mỏi và yếu ớt hơn bình thường
Bạn có thể cảm thấy cơ thể mệt mỏi và yếu ớt hơn bình thường

Hiến máu xong nên ăn gì?

Khi quá trình hiến máu diễn ra hoàn tất, bạn sẽ mất khoảng 250 – 350ml máu. Một chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các dưỡng chất cần thiết sẽ giúp hạn chế các nguy cơ gây hại đến sức khỏe, cụ thể như sau:

  • Dùng thực phẩm nhiều sắt: Cơ thể không thể sản xuất hồng cầu khỏe mạnh nếu thiếu sắt, hãy bổ sung bằng các thực phẩm như: thịt gà, thịt đỏ, trứng luộc, rau cải thìa,… hoặc thuốc bổ. Đồng thời, bạn hãy ăn thêm những thực phẩm giàu vitamin C.
  • Uống nhiều nước: Tương tự như thức ăn, nước giúp cơ thể tái tạo năng lượng sau khi hiến máu, hỗ trợ quá trình hình thành tế bào. Đồng thời, giảm tình trạng chóng mặt, đau đầu.

Xem thêm: Uống nhiều nước có tốt không? Uống bao nhiêu nước là đủ?

Uống nhiều nước
Uống nhiều nước
  • Bổ sung vitamin B12: Với cơ thể con người, vitamin B12 không thể tự sản xuất mà phải bổ sung từ các loại thực phẩm, chẳng hạn như: nấm, cá, chế phẩm từ sữa, phô mai, các loại men dinh dưỡng và trứng.
  • Thực phẩm vitamin B6: Nên ăn nhiều khoai tây, chuối, hạt óc chó,… giàu vitamin B6 hỗ trợ quá trình sản xuất hemoglobin trong máu.
  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Một số người chủ quan, không quan tâm đến sức khỏe mà vận động nặng, làm việc lao lực sau khi hiến máu. Điều này rất có hại cho chính sức khỏe của bạn. Hãy nghỉ ngơi từ 1 – 2 ngày để cơ thể phục hồi.

Xem thêm: Ăn gì bổ máu? Tổng hợp những thực phẩm bổ máu, giàu sắt dễ dàng bổ sung

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Những trường hợp không được hiến máu

Theo Điều 5 Thông tư 26/2013/TT-BYT ngày 16 tháng 9 năm 2013 của Bộ Y Tế, đã quy định rõ về người đủ điều kiện hiến máu, phải hoãn thời gian hiến máu và đối tượng không được hiến máu, cụ thể như sau:

  • Những người mắc các bệnh cấp hoặc mãn tính về tiết niệu, nội tiết, gan mật, máu, dị ứng nặng, bệnh tự miễn, bệnh hệ thống, tâm thần, thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa.
  • Phụ nữ đang mang thai vào thời gian đăng ký hiến máu
  • Phụ nữ mắc bệnh rong kinh.
  • Những người có tiền sử mất, hiến hoặc ghép bộ phận trên cơ thế.
  • Đối tượng nghiện ma túy, nghiện rượu.
Phụ nữ đang mang thai vào thời gian đăng ký hiến máu
Phụ nữ đang mang thai vào thời gian đăng ký hiến máu
  • Người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt theo Luật Người khuyết tật.
  • Những người đang sử dụng một số loại thuốc do Bộ Y tế quy định như Aspirin, clopidogrel, dutasteride, finasteride, acitretin,…
  • Đối tượng mắc các bệnh lây qua đường máu và chưa được chữa trị hoàn toàn.
  • Người mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và chưa được chữa trị hoàn toàn.
  • Những người mắc bệnh thiếu máu hay máu khó đông.

Xem thêm: Thực đơn cho người thiếu máu và lưu ý khi sử dụng những thức ăn bổ máu bạn nên biết

Người mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và chưa được chữa trị hoàn toàn
Người mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và chưa được chữa trị hoàn toàn

Một số điều lưu ý khi đi hiến máu

Quá trình hiến máu gồm thời gian thăm khám, hoàn thành giấy tờ, kiểm tra nhóm máu hoặc các bệnh liên quan và 15 phút nghỉ ngơi. Bạn hãy chú ý một số điểm sau khi đi hiến máu:

  • Chỉ hiến khi tình trạng sức khỏe tốt: Bất kỳ ai cũng có thể hiến máu trừ những người đang không khỏe, ốm đau bệnh tật hoặc đối tượng nhiễm HIV/AIDS.
  • Trước khi hiến máu, phụ nữ có thể uống sắt: Phụ nữ rất dễ thiếu sắt và máu, nên nếu thật sự muốn tham gia nghĩa cử xã hội cao đẹp này hãy uống một viên sắt.
  • Dùng đá lạnh để giảm vết bầm do hiến máu: Đây là phản ứng phụ thường thấy, bạn hãy dùng đá chườm tại vùng bị bầm vài phút mỗi giờ trong 24 giờ đầu tiên.
  • Nghỉ ngơi sau hiến máu: Nếu bạn cảm thấy đau đầu nhẹ, choáng váng hoặc buồn nôn sau khi nghỉ ngơi thì hãy nằm và nâng chân lên cho đến khi khỏe hơn. Nếu tình trạng vẫn diễn ra hãy đến trung tâm y tế gần nhất.
Phụ nữ đang mang thai vào thời gian đăng ký hiến máu
Phụ nữ đang mang thai vào thời gian đăng ký hiến máu

Xem thêm:

Qua những thông tin trên, KHOEPLUS24H đã trả lời câu hỏi hiến máu có tốt không? Đây là nghĩa cử cao đẹp, giúp đỡ người bị nạn. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ ngay cùng người thân và bạn bè nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Dương Nhã
Dương Nhã
Xin chào, mình là Dương Nhã. Mình là một người đam mê khám phá và luôn muốn tìm hiểu về sức khỏe. Cùng mình khám phá những bí quyết để sống khỏe mạnh và năng động hơn nhé!

Bài viết liên quan