Hạt thông hay được sử dụng để làm ra nước sốt pesto cùng với một số thành phần chính là phô mai, húng quế và tỏi. Thế nhưng, bạn đã thực sự biết hạt thông có tác dụng gì? Vậy chần chờ gì mà không cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu rõ hơn về 7 tác dụng của hạt thông qua chuyên mục Sức khỏe dinh dưỡng thôi!
Giá trị dinh dưỡng của hạt thông
Hạt thông là hạt của cây thông, đã được sử dụng cách đây khoảng 10.000 năm. Nó có giá trị dinh dưỡng cao, vì mỗi khẩu phần (28gr) hạt thông chứa khoảng 191 calo kèm với nhiều dưỡng chất khác như:
- Carbs: 3.7gr
- Chất béo: 19gr
- Chất xơ: 1gr
- Chất đạm: 9gr
- Vitamin K: 3mcg
- Vitamin B1: 1mg
- Vitamin E: 7mg
- Đa dạng khoáng chất là: 160mg kali, 163mg phốt pho, 8mg kẽm, 71mg magie, 6mg sắt,…
Hạt thông có tác dụng gì?
Hạt thông là một trong những loại hạt rất đáng để bạn cân nhắc trong chế độ ăn uống lành mạnh, vì nó có nhiều tác dụng nổi bật như sau:
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Giống như các loại hạt khác, hạt thông cũng là thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch nhờ chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn, vitamin K, vitamin E cùng với khoáng chất là mangan và magie.
Những chất này đều có khả năng phòng ngừa và cải thiện bệnh tim mạch. Thậm chí, việc dùng hạt thông còn tương đương với việc sử dụng thuốc làm giảm cholesterol do hạt thông chứa lượng vitamin K đáng kể.
Trong khi đó, axit pinolenic có thể làm giảm nồng độ cholesterol LDL xấu, còn magie giúp kiểm soát đường huyết, hỗ trợ điều hòa huyết áp và nhịp tim ổn định.
Hàm lượng vitamin E trong hạt thì lại có xu hướng tham gia vào quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đều khắp cơ thể cũng như góp phần giúp cho các cơ quan được hoạt động tốt hơn.
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Nghiên cứu đã chứng minh: việc ăn hạt thông mỗi ngày có thể kiểm soát được tình trạng bệnh tiểu đường loại 2 và làm giảm nồng độ cholesterol LDL xấu.
Không những vậy, người ta phát hiện hạt thông còn có khả năng kiểm soát glucose và lipid trong máu, nhờ đó góp phần làm giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2.
Tốt cho não bộ
Hạt thông chứa nhiều khoáng chất như sắt và magie đều có lợi cho sức khỏe não bộ. Cụ thể, sắt hỗ trợ vận chuyển oxy đều khắp cơ thể, gồm cả não bộ.
Trong khi đó, magie khắc phục được các dấu hiệu liên quan đến tâm trạng gồm có căng thẳng, lo âu và trầm cảm.
Giúp xương chắc khoẻ
Ngoài canxi có lợi cho xương, thì vitamin K vốn có trong hạt thông cũng mang lại chức năng tương tự trong việc điều trị và phòng ngừa được bệnh loãng xương.
Nói một cách khác, vitamin K làm tăng mật độ khoáng xương, nhờ đó giảm tỷ lệ gãy xương ở những ai có thói quen sử dụng hạt thông.
Hỗ trợ giảm cân
Hạt thông chứa một số axit béo có khả năng ức chế sự thèm ăn của bạn do giải phóng được hormone cholecystokinin CCK, nhờ đó cơ thể tiêu thụ ít thực phẩm hơn nên mang lại hiệu quả giảm cân đáng kể.
Theo kết quả từ một nghiên cứu đã chứng minh: hạt thông giúp tăng cường hoạt động của những chất có khả năng kiềm hãm sự thèm ăn đến 60% trong suốt 4 tiếng.
Hơn nữa, trong nhiều cuộc nghiên cứu khác chỉ ra thêm: axit pinolenic có trong dầu hạt thông cũng mang lại kết quả tương tự, đồng thời hạt thông cũng hỗ trợ tốt trong việc đốt cháy mỡ bụng.
Tốt cho mắt
Hạt thông chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhất là lutein có lợi cho sức khỏe đôi mắt, giúp phòng ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng và bệnh tăng nhãn áp.
Trung bình, cơ thể chúng ta sử dụng khoảng 600 carotenoid, trong đó chỉ có 20 loại hợp chất này được vận chuyển đến mắt, đặc biệt nhất là lutein có khả năng chống lại các gốc tự do gây hại cho sức khỏe đôi mắt.
Do đó, việc sử dụng hạt thông sẽ giúp cho cơ thể bổ sung được lượng lutein dồi dào, nhằm ngăn ngừa hai loại bệnh phổ biến là bệnh tăng nhãn áp và thoái hóa điểm vàng.
Tốt cho da và tóc
Nhờ chứa chất chống oxy hóa cùng với các loại vitamin và khoáng chất, hạt thông trở thành thực phẩm mang lại hiệu quả chăm sóc da đáng kinh ngạc.
Cụ thể, chất chống oxy hóa và vitamin E trong hạt thông có tác dụng chống lão hóa, dưỡng ẩm, nuôi dưỡng và bảo vệ làn da tránh khỏi những tác động tiêu cực bên ngoài môi trường. Vì thế, bạn có thể sử dụng hạt thông thô với dầu dừa để tẩy tế bào chết, hoặc sử dụng dầu hạt thông để dưỡng ẩm cho da.
Đồng thời, với đặc tính chống viêm, dầu hạt thông còn hỗ trợ điều trị một số vấn đề liên quan đến da, như mụn nhọt, ngứa, vẩy nến, lở loét và ghẻ.
Ngoài ra, hạt thông cũng như các sản phẩm từ hạt thông cũng mang lại lợi ích cho mái tóc, như tránh rụng tóc, cải thiện độ chắc khỏe và bóng mượt của mái tóc nhờ thành phần protein từ loại hạt này.
Tác dụng phụ của hạt thông
Việc sử dụng hạt thông không đúng cách hoặc quá lạm dụng cũng gây ra một số tác dụng phụ giống như các loại hạt khác như:
Có thể gây dị ứng
Nếu cơ thể bạn dị ứng với nhóm thực phẩm hạt như hồ đào, quả óc chó và đậu phộng, thì vẫn có thể dị ứng với hạt thông. Lúc này, cơ thể sẽ xuất hiện một số dấu hiệu dị ứng từ nhẹ cho đến nặng, như mổi mẩn đỏ, khó thở hoặc sốc phản vệ.
Có thể tương tác với thuốc
Hiện nay chưa có bằng chứng nào cụ thể về việc ăn hạt thông có tác động đến sự hiệu quả của thuốc mà người dùng đang sử dụng, như điều trị bệnh tiểu đường hay bệnh huyết áp.
Cách tốt nhất, là bạn nên cần đến sự tư vấn bác sĩ trước khi chọn dùng loại hạt này để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc đang được sử dụng để điều trị.
Gây rối loạn vị giác
Một số trường hợp sau khi dùng hạt thông từ 12 đến 48 tiếng, người ăn sẽ xuất hiện các dấu hiệu rối loạn vị giác như theo kết quả đánh giá từ cuộc nghiên cứu được thực hiện ở Đại học California (ở Berkeley).
Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ giảm dần theo thời gian và không có bất kỳ tác dụng phụ lâm sàng nguy hiểm nào phát triển, đây là nhận định của Cơ quan Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ công bố vào năm 2011.
Với chia sẻ phía trên, hy vọng bạn đã biết thêm về hạt thông có tác dụng gì mà bạn cần biết trước khi sử dụng loại hạt này rồi nhé! Chúc bạn mạnh khoẻ.