Thành phần dinh dưỡng của hạt kê
Vì thuộc nhóm ngũ cốc, nên hạt kê cũng sở hữu hàm lượng chất dinh dưỡng cao, nhất là protein, tinh bột, vitamin cùng với nhiều khoáng chất thiết yếu như phốt pho, magie và canxi.
Trung bình, mỗi cốc (khoảng 174gr) hạt kê được nấu chín gồm các chất dinh dưỡng sau:
- Năng lượng: 207 calo
- Carbs: 41gr
- Chất xơ: 2.2gr
- Chất đạm: 6gr
- Chất béo: 1.7gr
- Vitamin B9: 8% DV (giá trị dinh dưỡng mỗi ngày)
Nhiều khoáng chất: 25% DV phốt pho, 19% DV magie, 6% DV sắt,… và hơn 13% DV canxi.
Ăn hạt kê có béo không?
Nếu tính trong mỗi khẩu phần 100gr thì hạt kê chứa khoảng 120 calo, đồng thời hạt kê có xu hướng nở ra khi nấu chung với nước (giống như các loại ngũ cốc khác), nên chỉ cần nấu khoảng 200gr là bạn có thể ăn no cả ngày.
Thậm chí, nếu kết hợp thêm một số thực phẩm khác khi nấu chung với hạt kê, thì ước lượng tổng calo mà bạn hấp thụ sẽ dao động từ 500 – 1.500 calo cả ngày.
Trong khi cơ thể chúng ta cần trung bình từ 1.800 – 2.100 calo để duy trì hoạt động mỗi ngày. Vì thế, nếu bạn biết cách tiêu thụ hạt kê vừa phải cũng như kết hợp với một số thực phẩm lành lạnh như rau củ và trái cây thì việc ăn hạt kê sẽ không gây béo.
Trường hợp nếu bạn tiêu thụ hạt kê và tiêu thụ quá nhiều calo từ việc bổ sung các loại thực phẩm khác, thì hãy dành thời gian cho các môn thể thao hoặc siêng tập thể dục, sẽ giúp bạn đốt chát calo dư thừa, tránh gây tăng cân bạn nhé!
Hạt kê có tác dụng gì?
Trước khi quyết định chọn dùng hạt kê trong chế độ ăn uống, bạn nên tham khảo sơ qua một số tác dụng nổi bật của hạt kê, để có cách sử dụng loại hạt này sao cho có được hiệu quả sức khỏe như mong muốn:
Giàu chất chống oxy hoá
Hầu hết, các giống hạt kê đều chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là những loại hạt kê có lớp vỏ màu sẫm như kê ngón tay, kê trắng (còn gọi là kê proso) và kê đuôi chồn.
Nhìn chung, hạt kê rất giàu hợp chất phenolic (nhất là catechin và axit ferulic) hoạt động như chất chống oxy hóa nên có khả năng bảo vệ cơ thể tránh khỏi stress oxy hóa gây hại. Cụ thể:
- Catechin: có xu hướng liên kết với những kim loại nặng trong máu để phòng ngừa ngộ độc kim loại xảy ra.
- Axit ferulic: thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương nhanh chóng, hỗ trợ bảo vệ làn da và chống viêm.
Kiểm soát đường máu
Hạt kê thuộc nhóm ngũ cốc có chỉ số đường huyết (GI) thấp nên việc tiêu thụ loại hạt này sẽ không làm tăng đường huyết trong cơ thể bạn.
Trong hạt kê có chứa hai loại carbs mà cơ thể không tiêu hóa được – là chất xơ không hòa tan và polysaccharid không chứa tinh bột, nên polysaccharid kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu.
Thậm chí trong một nghiên cứu trên động vật mắc bệnh tiểu đường còn chỉ ra thêm: khi áp dụng chế độ ăn uống chứa khoảng 20% hạt kê thì không những giảm lượng đường trong máu, mà còn giảm cả triglyceride và cholesterol.
Giúp giảm lượng cholesterol
Ngoài chất xơ không hòa tan, hạt kê còn chứa chất xơ hòa tan nên khi được tiêu thụ vào cơ thể, chất xơ sẽ gặp nước và tạo thành hỗn hợp nhớt trong ruột của bạn, nhờ đó bẫy được chất béo cũng như làm giảm được nồng độ cholesterol trong máu.
Hơn nữa, hàm lượng protein trong hạt kê còn góp phần làm giảm cholesterol, thậm chí có khả năng làm giảm nồng độ triglyceride, đồng thời làm tăng nồng độ adiponectin cùng với cholesterol HDL (tốt) như trong một nghiên cứu đã chứng minh.
Trong đó, adiponectin được biết đến là một loại hormone có tác dụng chống viêm, thúc đẩy quá trình oxy hóa axit béo và hỗ trợ tốt cho sức khỏe tim mạch.
Tốt cho tim mạch
Như Khoeplus24h vừa mới chia sẻ phía trên, hạt kê có khả năng kiểm soát tốt đường huyết và nồng độ cholesterol trong cơ thể, nên sẽ có lợi trong việc duy trì sức khỏe tim mạch.
Thực tế, nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa ngũ cốc nguyên hạt (gồm cả hạt kê) với việc phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim nhờ hàm lượng chất xơ, magie và chất chống oxy hóa.
Cụ thể, magie trong hạt kê có tác dụng làm giảm huyết áp, từ đó giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Trong khi, chất xơ có khả năng giảm cholesterol LDL (xấu) và làm tăng cholesterol HDL (tốt). Tất cả đều có lợi cho sức khỏe tim mạch nếu như bạn sử dụng hạt kê đúng cách.
Kiểm soát triệu chứng bệnh tiểu đường
Hạt kê thuộc nhóm ngũ cốc nguyên hạt không chứa gluten và có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) thấp nên có lợi trong chế độ ăn uống của những người bị bệnh tiểu đường. Đây là kết quả nhận định đã được công bố trên tạp chí Frontiers in Plant Science.
Hỗ trợ tiêu hoá
Ngoài những lợi ích trên, hạt kê còn có lợi cho hệ tiêu hóa nhờ chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, giúp giảm thiểu các vấn đề liên quan đến đường ruột như đầy hơi, khí thừa, táo bón, chuột rút và nhất là viêm loét dạ dày.
Hệ tiêu hóa tốt sẽ giúp cơ thể loại bỏ độc tố dễ dàng, góp phần cải thiện sức khỏe cho các bộ phận làm nhiệm vụ thải độc như gan, thận và kể hệ thống miễn dịch cơ thể.
Tác dụng phụ của hạt kê
Hạt kê chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện loại hạt này cũng chứa một số chất kháng dinh dưỡng, gây bất lợi cho cơ thể khi hấp thụ các dưỡng chất khác từ thực phẩm. Cụ thể:
– Axit phytic có trong hạt kê sẽ khiến cho cơ thể khó hấp thụ magie, canxi, sắt, kali và kẽm từ thực phẩm khác.
– Các chất kháng dinh dưỡng thuộc nhóm polyphenol có thể làm suy giảm chức năng tuyến giáp – nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ. Trường hợp này chỉ xảy ra khi cơ thể bạn hấp thu quá nhiều hạt kê, hoặc bị dư polyphenol từ các loại thực phẩm được tiêu thụ.
Tuy nhiên, để giảm bớt hàm lượng chất kháng dinh dưỡng vốn có trong hạt kê, thì bạn có thể ngâm hạt kê với nước qua đêm hoặc cho hạt kê nảy mầm trước khi sử dụng nhé!
Xem thêm:
- Nhóm 10 thực phẩm giàu chất béo tốt có lợi cho cơ thể của bạn
- Bỏ túi 15 bài tập yoga giảm mỡ toàn thân đơn giản, hiệu quả
- Cách luyện tập và xây dựng chế độ ăn tăng cơ giảm mỡ cho gymer
Hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ hơn về hạt kê có tác dụng gì, ăn có béo không cũng như 6 tác dụng của hạt kê mang lại cho sức khỏe ra sao rồi đấy. Hãy bổ sung loại hạt này trong chế độ ăn uống nếu như bạn thấy chúng hữu ích nhé!