Hạt dổi được sử dụng như một loại gia vị trong ẩm thực Tây Bắc, có hương thơm đặc trưng không thua gì so với hạt mắc khén. Vậy hạt dổi là gì và hạt dổi để làm gì? Tất cả sẽ được khoeplus24h tiết lộ hôm nay cùng với những công dụng, cách dùng và giá hạt dổi hiện nay ra sao nhé!
Hạt dổi là gì?
Nguồn gốc hạt dổi
Hạt dổi là bộ phận hạt của cây dổi, được biết đến với tên khoa học là Michelia tonkinensis A.Chev, thuộc họ Ngọc lan. Nguồn gốc hạt dổi được xuất phát từ nguồn của một số giống như giổi bắc, dổi Hòa Bình, giổi xanh và dổi Tây Nguyên.
Ở Việt Nam, cây dổi được trồng phổ biến tại các khu vực từ Lào Cai cho đến các tỉnh Bắc Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên với giá trị kinh tế cao.
Đặc điểm hạt dổi
Cây dổi là cây thân gỗ, có tuổi thọ trung bình từ 50 – 60 năm, thậm chí sống thọ đến 100 năm. Thân cây tròn đều với đường kính từ 5 – 7m, màu nâu sáng nhẵn bóng và chiều cao phát triển từ 15 – 20m, có thể cao hơn 30m. Hoa có màu vàng nhạt, thơm, thường ra hoa vào tháng 2 – 3 và tháng 7 – 8.
Quả dổi mọc dạng chùm, vỏ màu xanh bóng, sai quả vào tháng 9 – 10 và tháng 3 – 4. Mỗi quả chứa từ 1 – 4 hạt, hạt dổi có màu đỏ sậm nhưng nếu phơi khô thì chúng sẽ chuyển sang màu nâu đen.
Cây dổi có 2 loại: dổi xanh (gọi là Michelia mediocris) và dổi hạt (gọi là Michelia tonkinensis), trong đó dổi xanh thường có vị đắng nên không ăn được mà chỉ trồng cây dổi xanh để lấy gỗ.
Công dụng hạt dổi
Tuy có hương thơm đặc trưng và được sử dụng như một loại gia vị, nhưng hạt dổi cũng mang lại một số công dụng nổi bật cho sức khỏe như sau:
Tốt cho hệ tiêu hoá
Theo kinh nghiệm dân gian, hạt dổi được giã nhỏ trước khi tẩm ướp vào món ăn như tiết canh, thịt và cá nướng, vừa kích thích vị giác cho người ăn lại vừa tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Thậm chí, việc dùng hạt dổi còn khắc phục được chứng khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy và đau bụng.
Có lợi cho xương khớp
Rượu hạt dổi có thể được dùng làm thuốc xoa bóp để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đau nhức cơ hoặc mỏi chân tay.
Vì thế, khi thời tiết trở lạnh, bạn hãy thử dùng rượu hạt dổi từ 2 – 3 lần mỗi ngày để xoa bóp thì sẽ cải thiện được tình trạng sưng và đau nhức xương khớp đáng kể.
Làm gia vị
Như khoeplus24h đã chia sẻ sơ lược phía trên, hạt dổi được chủ yếu sử dụng làm thành gia vị trong các món ăn mang đậm hương vị Tây Bắc. Nhờ đặc tính có vị hơi cay và hương thơm đặc trưng, nên hạt dổi được kết hợp cùng với một số gia vị khác dùng để tẩm ướp cá hoặc thịt.
Hạt dổi để làm gì? Cách sử dụng hạt dổi
Trước khi sử dụng hạt dổi, bạn cần sơ chế hạt dổi đúng cách để khai thác được tối ưu hương vị vốn có của loại hạt này. Hãy làm theo hướng dẫn sau:
Sơ chế hạt dổi
Hạt dổi sau khi thu hoạch, cần phải được nướng lên cho dậy mùi và đem xay nhỏ trước khi dùng. Bạn có thể nướng hạt dổi bằng cách:
- Trên bếp than củi: Nướng hạt dổi trên vỉ nướng cho đến khi hạt chuyển sang màu vàng và ngửi được hương thơm dễ chịu là được.
- Trên bếp ga: Hãy vặn lửa nhỏ và bạn cũng nướng hạt dổi trên vỉ nướng cho đến khi nào ngửi được mùi và hạt chuyển sang màu vàng thì bắt xuống.
- Trong lò vi sóng: Có thể nướng hạt dổi ở 80 độ C trong vòng 1 – 2 phút, hoặc tùy theo đặc điểm mỗi lò vi sóng mà bạn cài đặt nhiệt độ cho thích hợp, miễn sao đảm bảo hạt dổi sau khi nướng chuyển sang màu vàng, chứ không cháy khét là được.
Lưu ý:
- Chỉ nướng hạt dổi để có được hương vị thơm ngon nhất, nếu rang thì sẽ không đạt được hương vị đặc trưng vốn có.
- Chỉ nên nướng hạt dổi vừa đủ khi có nhu cầu sử dụng giúp tránh bay mùi và giữ được chất lượng hương vị của hạt.
- Đối với hạt dổi chưa nướng thì bạn có thể bảo quản trong hũ thực phẩm bằng thủy tinh và đậy kín nắp, hoặc hút chân không trong túi zip thì càng tốt. Sau đó, bảo quản hạt dổi ở nơi khô ráo và thoáng mát.
Dùng làm gia vị
Hạt dổi sau khi sơ chế, bạn có thể làm thành hỗn hợp muối chấm rất đặc trưng của người dân Tây Bắc. Cách thực hiện đơn giản, hãy trộn hạt dổi (đã xay nhuyễn) với muối (đã rang vàng) cùng với bột canh và vắt thêm ít nước chanh, rồi trộn đều.
Hoặc bạn có thể làm thành chẩm chéo – đây là món chấm quen thuộc của các dân tộc miền núi, với nguyên liệu gồm có hạt mắc khén, hạt dỗi, muối hột và một số loại rau thơm. Sau đó, bạn đem giã nhỏ hỗn hợp này cho đến khi sền sệt là xong.
Ướp thịt, cá
Dùng hạt dổi sau khi sơ chế, bạn có thể tấm ướp vào thịt hoặc cá cùng với một số gia vị khác theo cách chế biến của bạn. Cách làm này sẽ giúp cho thịt và cá có hương vị rất đặc biệt từ hạt dổi, đồng thời cũng khử được mùi tanh hiệu quả của thực phẩm tươi sống.
Đặc biệt nhất, thịt trâu gác bếp là một loại đặc sản của người dân miền núi khi sử dụng hỗn hợp gia vị tẩm ướp gồm có ớt bột xay mịn, muối, tỏi băm nhỏ, gừng, hạt dổi và hạt mắc khén.
Làm mồi câu cá
Ngoài được sử dụng để tẩm ướp, làm thành gia vị chấm hoặc làm rượu hạt dổi xoa bóp, thì người dân Tây Bắc còn sử dụng hạt dổi để làm mồi câu bằng cách dùng hạt dổi (4 – 5 hạt) đã được xay nhuyễn trộn với 1 chén cơm nguội, 1 quả chuối, 1 nắm tay cám chim, 1/4 gói mồi câu cá chép và mồi nền cho đến khi hỗn hợp kết dính.
Sau đó, bạn đem ủ hỗn hợp ở nhiệt độ thường khoảng 1 – 2 ngày trước khi dùng. Hỗn hợp mồi câu này có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh với thời gian sử dụng lên đến 7 ngày.
Phân biệt hạt mắc khén, hạt dổi
Đều là gia vị đặc trưng của người dân Tây Bắc, không ít người hay nhầm lẫn giữa hạt mắc khén và hạt dổi. Vì thế, bạn hãy dựa vào các gợi ý dưới đây để nhanh chóng phân biệt được 2 loại hạt này:
Hạt mắc khén | Hạt dổi | |
Thân cây | Thuộc cây thân gỗ, thẳng và có chiều cao phát triển trung bình từ 14 – 18m. | Thuộc cây thân gỗ, thẳng và có chiều cao dao động từ 15 – 20m, thậm chí hơn 30m. |
Vỏ thân cây | Màu đỏ nhạt và có nhiều gai ngắn, dẹt. | Màu xám và nhẵn. |
Hình dạng, kích thước hạt | Hình cầu, kích thước nhỏ. | Hình khối tam giác, kích thước to. |
Màu sắc | Khi chín có màu đen óng. | Ban đầu có màu đỏ đậm nhưng khi phơi khô chuyển sang màu nâu đen xỉn bóng. |
Hương vị | Hương thơm nhẹ, vị cay tê đầu lưỡi khi ăn. | Hương thơm nồng, vị cay cay khác với tiêu và ớt. |
Giá hạt dổi bao nhiêu?
Vì là gia vị đặc trưng của vùng núi Tây Bắc, bạn có thể tìm mua hạt dổi tại những cửa hàng chuyên bán đặc sản vùng miền, một số trang thương mại điện tử hoặc một số chợ.
Như khoeplus24h cập nhật vào tháng 07/2023, giá hạt dổi dao động từ 75.000 – 200.000VND/100gr (tùy loại), hoặc muối hạt dổi từ 20.000 – 40.000VND/100gr.
Xem thêm:
- Đậu nành Nhật Edamame là gì? 8 tác dụng của đậu nhật đối với sức khỏe
- Đậu gà là gì? Đậu gà mua ở đâu, bao nhiêu tiền và cách chế biến đậu gà
- Đậu anasazi là đậu gì? Hàm lượng dinh dưỡng và tác dụng của đậu anasazi
Như vậy, bạn đã biết được hạt dổi để làm gì cũng như những thông tin cơ bản về hạt dổi là gì, công dụng, cách dùng và giá hạt dổi hiện nay ra sao rồi nhé!