Hành tím hay hành khô được biết đến như nguyên liệu chế biến món ăn quen thuộc với người dân Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung. Hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu các tác dụng của hành tím đối với sức khỏe qua bài viết dưới đây nhé!
Hành tím – hành khô là gì?
Hành khô hay còn gọi là củ hành tím, có lớp vỏ màu vàng nâu hoặc màu tím hồng, tím đậm. Chúng được trồng và sử dụng rộng rãi trong nền ẩm thực trên khắp thế giới. Hành tím có mùi hăng, vị hơi cay, trong món ăn có thể ăn sống hoặc nấu chín đều được.
Hành tím thường dùng để phi vàng thơm để tăng hương vị cho món ăn, một vài món ăn Việt có sử dụng hành tím phi như: bún riêu, xôi mặn, hủ tiếu, bún mọc,… Ngoài ra hành tím còn rất được yêu thích trong các món sốt châu Âu.
Thành phần dinh dưỡng của hành tím
Trong 100 gram hành tím có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
- Lượng calo: 75 kcal
- Chất đạm: 2.5 gr
- Carbohydrate: 17 gr
- Chất xơ: 3 gr
- Canxi: 3% giá trị hàng ngày (DV)
- Sắt: 7% DV
- Magiê: 5% DV
- Phốt pho: 5% DV
- Kali: 7% DV
- Kẽm: 4% DV
- Folate: 9% DV
Ngoài ra trong hành tím còn có nhiều các vitamin B, khoáng chất, chất chống oxy hóa và các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ khác.
Tác dụng của hành tím
Chứa nhiều chất chống oxy hoá
Trong hành tím có chứa các chất chống oxy hóa – hợp chất giúp bảo vệ tế bào cơ thể không bị tổn thương bởi các chất được gọi là gốc tự do.
Khi có quá nhiều gốc tự do trong cơ thể sẽ gây ra hiện tượng stress oxy hóa dẫn đến các bệnh nguy hiểm như viêm nhiễm, bệnh tim, tiểu đường và cả các bệnh mãn tính như ung thư. Các chất chống oxy hóa có trong hành tím sẽ giúp cơ thể chống lại các bệnh kể trên.
Làm dịu các triệu chứng dị ứng
Khi cơ thể xảy ra các phản ứng dị ứng, các tế bào trong cơ thể giải phóng histamine – nguyên nhân gây ra các triệu chứng dị ứng trên cơ thể.
Hành tím chứa nhiều quercetin – một loại flavonoid thực vật, giúp làm giảm và kiểm soát các triệu chứng dị ứng theo mùa. Các quercetin này sẽ ngăn chặn sự giải phóng histamine và làm giảm mức độ nghiêm trọng của các phản ứng dị ứng.
Trên thực tế thì quercetin là một thành phần chính trong nhiều loại thuốc được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng dị ứng nhẹ, thật tuyệt vời khi ngay trong hành tím – gia vị chúng ta sử dụng hàng ngày, có chứa chất kháng histamine này.
Chứa các hợp chất kháng vi sinh vật
Trong y học cổ truyền, allium (chi hành) có đặc tính kháng khuẩn, chống vi rút nên được dùng để điều trị cảm lạnh, cảm cúm, các bệnh do vi khuẩn gây ra.
Đã có một vài nghiên cứu quan sát được rằng các chiết xuất từ hành tím sẽ làm giảm các triệu chứng dị ứng, làm giảm các vết sưng tấy của vết mụn rộp. Một nghiên cứu còn chỉ ra rằng khi súc miệng với chiết xuất từ hành tím còn hiệu quả hơn chlorhexidine, giúp gây ức chế vi khuẩn trong miệng lên đến 24 giờ.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Khi ăn hành tím sẽ giúp giảm nồng độ triglyceride và cholesterol trong máu. Khoáng chất lưu huỳnh có trong loại củ này có khả năng chống máu vón cục. Bằng cách loại bỏ các mảng bám, quercetin làm nhiệm vụ ngăn ngừa xơ cứng động mạch, giảm nguy cơ đau tim.
Cải thiện các vấn đề về hô hấp
Các cơ của đường hô hấp sẽ được nới lỏng nhờ khả năng kháng viêm của hành tím. Từ đó, triệu chứng viêm phế quản cùng hen suyễn giảm đi nhanh chóng. Ăn hành tím có hiệu quả ngăn ngừa và điều trị bệnh về đường hô hấp như hắt hơi, ho, cảm lạnh,…
Giảm các triệu chứng của viêm khớp
Vitamin B6 có trong hành tím có khả năng kiểm soát các cơn đau cơ, đau khớp,… Bên cạnh đó, một nghiên cứu chỉ ra rằng hành tím còn giúp điều chỉnh stress oxy hóa giúp giảm các nguy cơ loãng xương, viêm xương khớp.
Trong hành tím chứa 0.345 mg vitamin B6, chiếm 26.54% giá trị khuyến nghị hàng ngày. Bổ sung hành tím vào các món ăn để giúp đặt được lượng vitamin B6 cần thiết cho cơ thể.
Giảm căng thẳng thần kinh
Ngoài việc tốt cho xương khớp thì vitamin B6 và các khoáng chất trong hành tím còn giúp giải phóng GABA trong não, giúp duy trì mức độ căng thẳng và các hormone trong cơ thể ở mức phù hợp.
Axit folic trong hành tím còn giúp giảm căng thẳng thần kinh bằng việc hỗ trợ tinh thần, căng bằng cảm xúc bằng cách điều chỉnh các phản ứng nội tiết tố và enzym trong não.
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Phytochemical được tìm thấy trong hành tím được cho là có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Một nghiên cứu đã chỉ ra việc cho hành tím vào thực đơn của các bệnh nhân tiểu điều sẽ giúp ích cho việc kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Hỗ trợ điều trị thiếu máu
Hàm lượng chất sắt trong hành tím khá cao, mang đến tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu. Do đó, hãy dùng 1 củ hành tím mỗi ngày.
Hơn nữa, loại thực vật chứa chromium này còn hỗ trợ cải thiện đáng kể glucose, hạn chế lượng đường hấp thụ và giảm nồng độ insulin trong máu.
Bảo vệ hệ tiêu hóa, chống táo bón
Như giới thiệu ở trên, hành tím cung cấp nguồn chất xơ dồi dào có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh và phát triển của lợi khuẩn trong ruột, giúp giảm triệu chứng táo bón. Để cải thiện tình trạng bệnh, bạn hãy ăn một củ hành mỗi ngày.
Tăng tiết sữa mẹ
Thông qua việc ăn hành tím, lượng sữa của người mẹ đang cho con bú sẽ được tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn, hỗ trợ cách ăn cùng số lượng phù hợp.
Hỗ trợ làm giảm rụng tóc
Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra, bôi nước ép hành tím với tần suất hai lần một tuần trong vòng 2 tháng lên da đầu sẽ giúp cho tóc mọc nhanh trở lại, cải thiện tình trạng gãy rụng. Đây được xem như một phương pháp hiệu quả, dễ thực hiện và chi phí thấp.
Khử mùi và xua đuổi côn trùng
Củ hành tím là một trong những nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất, giúp tăng thêm vị thơm ngon của các món ăn, đồng thời giúp khử bớt vị béo không cần thiết. Bên cạnh đó, các chất khi của hành khá hăng và nặng, gây tổn thương khứu giác côn trùng.
Trước khi nấu món ăn, bạn cần đặt vài sợi hành lên trên bát, ruồi nhặng và các côn trùng khác sẽ không bâu vào. Đặc biệt, muỗi sẽ không dám đến gần giường ngủ nếu xắt vài lát hành đặt cạnh.
Hành tím mua ở đâu, giá bao nhiêu?
Hành tím là một loại gia vị vô cùng quen thuộc với mỗi gia đình, giúp tạo vị và tạo hương thơm cho món ăn. Do đó, bạn có thể tìm mua ở nhiều nơi khác nhau như chợ, cửa hàng tạp hóa hoặc hệ thống siêu thị Bách Hóa Xanh,…
Mức giá tham khảo cập nhật tháng 10/2023 cho từng loại hành như sau:
- Hành củ khô Nam sách: 40.000đ – 50.000đ/kg.
- Hành tím sấy khô thái lát: 150.000đ – 200.000đ/kg
- Hành khô tím Đà Lạt: 60.000đ – 80.000đ/kg
- Hành tím Lý Sơn: 85.000đ – 100.000đ/kg
- Hành tím Vĩnh Châu, Sóc Trăng: 25.000đ – 40.000đ/kg
- Hành tím Ấn Độ: 7.000đ – 15.000đ/kg
- Hành khô Kinh Môn, Hải Dương: 35.000đ/kg
Cách chọn mua và bảo quản hành tím
Khi mua hành tím, bạn nên lựa những củ có vỏ khô, hình dáng rõ ràng, kích thích to vừa, cầm cảm thấy săn chắc và đều nhau. Tuyệt đối không nên chọn những củ đã có dấu hiệu thối rữa, héo, vỏ đổi màu hoặc đã nảy mầm do chúng sẽ làm món ăn nhanh bị hỏng.
Trong trường hợp muốn bảo quản sử dụng lâu dài, tránh tình trạng mọc mầm thì bạn hãy đặt ở nơi thông gió, tránh xa ánh sáng mặt trời. Đặc biệt, không để hành chung với khoai tây vì chúng sẽ hấp thụ ethylene và độ ẩm, đẩy nhanh quá trình thối rữa.
Xem thêm:
- Ăn hành lá có tác dụng gì? 9 tác dụng của hành lá bạn nên biết
- Ăn cóc có tác dụng gì? 19 tác dụng của quả cóc với sức khỏe
- Ăn hạt bí có tác dụng gì? Tổng hợp 18 tác dụng của hạt bí đối với sức khỏe
Qua những thông tin trên, KHOEPLUS24H đã giới thiệu các tác dụng của hành tím với sức khoẻ con người. Thông qua nguyên liệu này, bạn sẽ giúp món ăn thêm phần thơm ngon, tránh tích tụ đường trong cơ thể. Hãy chia sẻ bài viết đến mọi người nhé!