Hà thủ ô là một loại thảo dược có nhiều công dụng cho sức khỏe với vị chát nhẹ và hương thơm đặc trưng. Vậy hà thủ ô có mấy loại? Hà thủ ô có tác dụng gì? Cách dùng, lưu ý và giá bán của loại thảo dược này ra sao? Hãy cùng Khoeplus24h tìm hiểu những thông tin này trong mục Mẹo vào bếp hôm nay!
Hà thủ ô có mấy loại?
Hà thủ ô có 2 loại được sử dụng phổ biến là: hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng, đều là thảo dược trong Đông y với tên gọi và sở hữu một số đặc điểm khác nhau. Cụ thể:
Hà thủ ô đỏ
Tên khoa học là Fallopia multiflora, thuộc họ Rau răm và có tên gọi khác như dạ hợp, giao đằng,… hoặc địa tinh.
Cây hà thủ ô đỏ thuộc dạng thân dây leo, mềm. Lá hình tim với chiều dài từ 5 – 7cm và chiều rộng từ 3 – 5cm. Hoa mọc thành cụm ở nách lá hoặc đầu cành, kích thước nhỏ và có màu trắng. Quả hình góc 3 cạnh.
Đặc biệt, bộ phận rễ phình to thành củ và có màu đỏ, đây chính là dược thảo hà thủ ô đỏ được sử dụng.
Hà thủ ô trắng
Tên khoa học là Streptocaulon juventas, thuộc họ La bố ma và có tên gọi khác là bạch thủ ô, hòa thượng ô,… hoặc thái sơn hà thủ ô.
Cây hà thủ ô trắng thuộc dạng thân leo, có màu đỏ và toàn thân cây có phủ lớp nhựa mủ màu trắng. Lá hình lông chim, mọc đối và xuất hiện nhiều lông trên bề mặt. Hoa mọc thành xim ngắn, có màu nâu nhạt hoặc màu vàng tím. Quả hình thoi và phần rễ có màu xám trắng.
Hà thủ ô loại đỏ hay trắng, loại nào tốt hơn?
Nhờ chứa nhiều hoạt chất nên hà thủ ô đỏ mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn so với hà thủ ô trắng, như hợp chất anthranoid và tannin.
Tuy nhiên, cả hai loại hà thủ ô này đều có tác dụng riêng biệt nên tùy theo tình trạng bệnh mà thầy thuốc sẽ chọn hà thủ ô sao cho phù hợp.
Phân biệt hà thủ ô đỏ và trắng
Nếu nhìn vào đặc điểm sơ lược bên ngoài, bạn rất khó để phân biệt giữa hai loại hà thủ ô đỏ và trắng. Vì thế, hãy dựa vào một số đặc điểm chính như sau sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận biết loại hà thủ ô mà mình cần sử dụng:
Hà thủ ô đỏ | Hà thủ ô trắng | |
Màu sắc củ | Lớp vỏ màu nâu đỏ, còn phần ruột màu đỏ hồng kèm với phần lõi màu trắng. | Lớp vỏ bên ngoài màu xám trắng, còn phần ruột màu trắng. |
Hình dạng củ | Ngắn và mập, giống củ khoai lang. | Thuôn dài, giống củ khoai mì. |
Bề mặt cắt lát ngang | Lớp vỏ màu nâu sậm, đi vào phía trong là lớp có màu nâu hồng và nhiều bột. Tùy theo vị trí cắt mà thấy có phần lõi bên trong. | Lớp vỏ rìa màu xám trắng và nhìn trong nhiều bột. |
Thân | Dạng leo quấn vào nhau. | Vỏ thân màu nâu đỏ, xuất hiện nhiều lông mịn và có nhựa mủ màu trắng. |
Lá | Hình tim, đầu nhọn. | Hình bầu dục hoặc hình lông chim. |
Quả | Quả hình góc 3 cạnh, khô. | Quả trông như đôi sừng bò. |
Màu sắc dạng bột | Màu nâu hồng. | Màu trắng. |
Hương vị | Không mùi, vị đắng chát. | Mùi thơm dễ chịu, vị đắng và rất chát. |
Hà thủ ô có tác dụng gì?
Dưới đây là một số tác dụng nổi bật mà hà thủ ô có thể mang lại cho sức khỏe của bạn nếu như sử dụng đúng cách:
Chống viêm
Hà thủ ô chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học mạnh như axit chrysophanic (tiêu biểu là anthrone, chrysophanol), emodin, anthraquinon, ecithin và stilbene glucoside.
Những hợp chất này đều đã được chứng minh là có khả năng ức chế các dấu hiệu gây viêm, hoạt động như các chất chống viêm được sử dụng trong phương pháp điều trị bệnh rối loạn lipid máu và bệnh viêm ruột.
Ngoài ra, trong phương pháp Đông y thì hà thủ ô còn hỗ trợ làm giảm viêm nhiễm, ức chế sự lão hóa diễn ra ở vùng lưng phía dưới và phần đầu gối để duy trì sức mạnh, ổn định ở hai vùng này.
Cải thiện sức khỏe làn da
Hà thủ ô là một trong những thành phần được sử dụng trong một số sản phẩm chăm sóc da nhờ có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ.
Vì thế, bạn có thể dùng những sản phẩm này để bôi trực tiếp lên da, giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như vết loét, phát ban, mụn trứng cá, viêm da, nấm da chân, vết xước và vết bỏng.
Thúc đẩy mọc tóc và giảm tóc bạc
Thực tế, việc dùng hà thủ ô có thể giúp ngăn ngừa tóc bạc sớm và nhiều bệnh liên quan đến sắc tố da nhờ khả năng tổng hợp được melanin.
Đây chính là kết quả nghiên cứu được công bố gần đây nhất trên Tạp chí Advanced Pharmaceutical Technology & Research vào năm 2017.
Giảm táo bón
Việc dùng hà thủ ô có thể làm giảm tình trạng táo bón và cải thiện chu kỳ đại tiện, hiệu quả như việc bạn dùng thuốc nhuận tràng vậy! Bạn chỉ nên dùng hà thủ ô từ 2 – 3 ngày để cải thiện táo bón, chứ không nên lạm dụng vì có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Theo y học cổ truyền, hà thủ ô có thể hỗ trợ điều trị tốt những bệnh liên quan đến giấc ngủ.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu được thực hiện tại Trường Y Harvard và Đại học Sungkyunkwan ở Seoul (Hàn Quốc) còn chỉ ra thêm: nhiều hoạt chất sinh học trong hà thủ ô có tác động tích cực đến việc cải thiện triệu chứng lo âu và mất ngủ ở những người bị rối loạn lưỡng cực.
Tăng estrogen, giảm triệu chứng bệnh mãn kinh
Phụ nữ sau thời kì mãn kinh có xu hướng thay đổi lượng hormone estrogen trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng xuất hiện thường gặp như bốc hỏa, giảm bớt sự ham muốn đối với người khác giới hoặc thường đổ mồ hôi vào ban đêm.
Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Clinical Endocrinology and Metabolism cho hay: nhờ có hoạt tính sinh học mạnh mẽ nên hà thủ ô có thể cải thiện những tình trạng này một cách hiệu quả.
Chưa hết, việc kết hợp hà thủ ô với một số loại thảo mộc khác như đương quy, cam thảo, hoa bia, chùm ngây, cỏ ba lá và đậu nành còn giúp nâng cao lượng estrogen trong cơ thể.
Cải thiện trí nhớ
Vốn thuộc nhóm thảo mộc, hà thủ ô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe não bộ và từng có nhiều cuộc nghiên cứu chứng minh về điều này. Cụ thể:
Trong nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Y khoa Hong Hui thuộc Đại học Xi’an Jiaotong (Trung Quốc) cho biết: các chất chống oxy hóa trong hà thủ ô có khả năng chống viêm, nhờ đó bảo vệ thần kinh và cải thiện chức năng não bộ được tốt hơn, giúp phòng ngừa được bệnh Alzheimer, Parkinson và chứng sa sút trí tuệ.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác chỉ ra thêm: hà thủ ô có thể làm giảm chứng mất trí nhớ ở người lớn tuổi, đồng thời thúc đẩy khả năng ghi nhớ và học tập cũng như cải thiện tâm trạng, bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Phòng ngừa ung thư
Hà thủ ô có đặc tính chống ung thư, như theo kết quả nghiên cứu trên Tạp chí Dietary Supplements vào năm 2012 cho hay: chất chống oxy hóa resveratrol trong hà thủ ô có tác dụng giảm viêm, hỗ trợ sự phát triển, nâng cao và kiểm soát tế bào.
Vì thế, việc dùng hà thủ ô có thể hỗ trợ tính hiệu quả của một số thuốc chống ung thư khi điều trị.
Có lợi cho tim mạch
Theo kết quả nghiên cứu trên tạp chí Novon vào năm 2011 đã chỉ ra: một số chất trong hà thủ ô có thể giúp nâng cao sức khỏe tim mạch. Vì thế, nếu sử dụng hà thủ ô đúng cách bạn sẽ cải thiện được một phần sức khỏe trong quá trình điều trị bệnh tim mạch.
Tác dụng phụ của hà thủ ô
Hà thủ ô vẫn gây ra một số tác dụng phụ đối với sức khỏe nếu như bạn không biết cách sử dụng hoặc quá lạm dụng trong việc điều trị bệnh. Chẳng hạn:
Có thể gây tiêu chảy: Vì thành phần anthranoid trong hà thủ ô có thể làm tăng nhu cầu động ruột quá mức gây ra tình trạng tiêu chảy.
Có thể gây táo bón: Hợp chất tannin trong hà thủ ô lại có xu hướng làm se ruột nếu như cơ thể bạn hấp thụ quá mức. Vì thế, trước khi sử dụng hà thủ ô cần loại bỏ phần tannin bằng cách ngâm với nước vo gạo trước khi chế thành dược thảo để chữa bệnh.
Phản ứng mẫn cảm khác: Xuất hiện một số phản ứng phụ sau khi dùng hà thủ ô như nôn mửa, buồn nôn, biếng ăn,…
Lưu ý: Tùy theo tình trạng sức khỏe và độ tuổi, liều lượng hà thủ ô sử dụng để điều trị bệnh khác nhau. Nhìn chung, hà thủ ô đỏ (dạng thảo mộc thô) được khuyến nghị sử dụng từ 9 – 15gr/ngày.
Cách dùng hà thủ ô
Bạn có thể sử dụng hà thủ ô theo các hình thức khác nhau, tùy theo sở thích và mục đích sử dụng đối với sức khỏe, như từ việc dùng hà thủ ô ở dạng tươi cho đến việc dùng viên nang ở dạng bào chế. Ví dụ:
Chưng hà thủ ô
Bạn có thể chưng hà thủ ô theo nhiều cách, như nấu hà thủ ô với nước vo gạo và đậu đen, nấu hà thu ô với cam thảo và đậu đen, hay kết hợp hà thủ ô với thục địa, hoặc hà thủ ô với gừng và đậu đen đều bổ dưỡng.
Ngâm rượu hà thủ ô
Sau khi rửa sạch hà thủ ô, bạn gọt vỏ và thái lát mỏng, đồng thời loại bỏ đi phần lõi cứng bên trong. Tiếp đó, ngâm hà thủ ô với nước vo gạo từ 1 – 2 ngày để loại bỏ bớt vị chát và hãy thay nước vo gạo khoảng 2 lần mỗi ngày.
Bạn rang đậu đen trên chảo với lửa nhỏ cho đến khi dậy mùi thơm thì tắt bếp. Cuối cùng, cho hết phần hà thủ ô (đã vớt ra khỏi nước vo gạo, để ráo) và đậu đen (đã rang) vào bình thủy tinh, rồi đổ rượu trắng vào đầy bình, đậy nắp là xong. Ngâm rượu hà thủ ô khoảng 3 – 6 tháng là bạn có thể dùng được.
Lưu ý:
- Nếu sử dụng rượu hà thủ ô, thì bạn cần tránh ăn củ cải trắng, tỏi, hành và cũng hạn chế dùng các gia vị có tính cay nóng (như hồ tiêu, ớt và gừng).
- Tránh lạm dụng và uống rượu hà thủ ô thường xuyên, vì có thể ảnh hưởng đến gan.
Giá bán hà thủ ô bao nhiêu?
Vốn là thảo dược, bạn có thể tìm mua hà thủ ô ở những tiệm thuốc bắc, một số siêu thị và trang thương mại điện tử. Cập nhật vào tháng 07/2023, giá thành của:
- Hà thủ ô khô: từ 250.000 đồng/kg tùy theo phương pháp chế biến.
- Bột hà thủ ô: từ 410.000 đồng/kg.
- Hà thủ ô tươi: từ 180.000 – 250.000 đồng/kg.
Xem thêm:
- Tóc bạc sớm nên uống gì, ăn gì? Cách làm giảm tóc bạc từ thực phẩm tự nhiên
- Nhụy hoa nghệ tây có tác dụng gì? Tổng hợp tác dụng của nhụy hoa nghệ tây
- Khàn tiếng uống gì hết? 13 thực phẩm giảm khan tiếng, lấy lại giọng nói
Với những chia sẻ phía trên, hy vọng bạn đã được giải đáp về câu hỏi hà thủ ô có tác dụng gì, cũng như biết thêm các loại của hà thủ ô hiện nay, cách dùng, lưu ý và giá bán của loại thảo dược này nhé!