Trong số các loại đường phổ biến trên thị trường hiện nay, đường cỏ ngọt ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng bởi chứa nhiều tác dụng bổ ích. Vậy đường cỏ ngọt có tốt không? Mua ở đâu? Cùng chuyên mục KHOEPLUS24H tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Đường cỏ ngọt – Stevia là đường gì?
Đường cỏ ngọt (tên tiếng Anh: Stevia) là loại đường làm từ cây cỏ ngọt, được sản xuất và sử dụng lần đầu tiên tại Brazil và Paraguay. Hiện nay, loại đường này đã được cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm FDA công nhận về tính an toàn, lành mạnh.
So với đường nhân tạo, đường cỏ ngọt có độ ngọt cao hơn 30 – 150 lần, độ cháy và độ pH cố định. Đặc biệt, nó không bị lên men nên rất thuận tiện trong khâu bảo quản.
Vốn được sản xuất hoàn toàn tự nhiên từ thực vật nên đường cỏ ngọt rất tốt cho sức khoẻ của con người.
Vì thế, nó thường được dùng làm phụ gia thực phẩm trong các món ăn cho người bị tiểu đường, người đang trong chế độ ăn kiêng hoặc ăn ít ngọt.
Chính vì có độ an toàn cao lại không chứa hoá chất nên đường cỏ ngọt ngày càng được sử dụng rộng rãi ở khắp mọi nơi trên thế giới. Đặc biệt là ở Châu Âu, Nam Mỹ, Trung Quốc và cả Việt Nam.
Các loại đường cỏ ngọt
Tùy theo quy trình và mức độ chế biến, chúng ta sẽ có 3 loại đường cỏ ngọt cơ bản sau:
- Lá cỏ ngọt xanh: Đây là loại đường cỏ ngọt được chế biến ở mức độ ít nhất. Quy trình chỉ gồm lá cỏ ngọt sấy khô và nghiền nhuyễn. Độ ngọt của loại đường cỏ ngọt này sẽ cao hơn đường bình thường 30 đến 40 lần nhưng vẫn còn vương lại một ít vị đắng nhẹ.
- Chiết xuất từ cây cỏ ngọt: loại đường cỏ ngọt được chiết xuất từ thân cây này sẽ ngọt hơn đường bình thường gấp 200 lần. Đặc biệt loại đường này sẽ có vị đắng ít hơn đường được chiết xuất từ lá cỏ ngọt xanh.
- Cỏ ngọt biến đổi: Loại đường này không chỉ được chế biến ở mức độ cao mà còn được bổ sung các thành phần GMO. Do đó, độ ngọt của loại đường cỏ ngọt này thường hơn đường cát thông thường từ 200 đến 400 lần.
Đường cỏ ngọt bao nhiêu calo?
Theo thông tin từ USDA, trong 1gr đường cỏ ngọt có chứa 0 calo và các thành phần dinh dưỡng như sau:
– Về carb: 1gr đường cỏ ngọt chỉ cung cấp khoảng 1gr carbs. Vì thế, bạn có thể dùng loại đường này pha cà phê, thức uống, nấu ăn để cắt giảm bớt carbs có trong món ăn.
– Về chất béo: Trong đường cỏ ngọt hoàn toàn không chứa chất béo.
– Về chất đạm: Đường cỏ ngọt không cung cấp protein cho cơ thể chúng ta.
– Về vitamin và khoáng chất: Đường cỏ ngọt không có giá trị về mặt cung cấp vitamin và khoáng chất.
Đường cỏ ngọt có tốt không?
Giúp giảm chỉ số huyết áp
Trong đường cỏ ngọt có một số glucoside được phát hiện có công dụng làm giãn mạch máu, tăng lượng nước tiểu. Ngoài ra, loại glucoside này còn có lợi trong việc bình thường hóa huyết áp và điều hòa nhịp tim.
Kiểm soát lượng đường trong máu và chống lại bệnh tiểu đường
Đường cỏ ngọt được khuyến khích sử dụng cho người bệnh tiểu đường bởi không làm tăng mức đường trong máu. Đặc biệt, đường cỏ ngọt sẽ kích hoạt hormone glucagon giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Loại horrmone này thường bị suy giảm ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Ngoài ra, theo một nghien cứu, những người tiêu thụ đường cỏ ngọt trong 3 ngày sẽ có phản ứng insulin và glucose thấp hơn so với nhóm người tiêu thụ sucrose và aspartame. Hơn nữa, các glycoside trong đường cỏ ngọt hoạt động tương tự insulin nên chúng có thể ngăn chặn sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 2 và ngăn ngừa biến chứng.
Xem thêm: Các loại bánh dành cho người tiểu đường, dễ tìm mua hoặc tự làm
Stevia có thể giúp tăng cường sức khỏe răng miệng
Stevia không chứa carbohydrate có thể lên men nên vi khuẩn không có cơ hội chuyển hóa carbohydrate thành axit hữu cơ. Điều này hạn chế lượng men răng bị bào mòn khi ăn đồ ngọt. Ngoài ra, stevia được coi là chất không tạo ra axit trong nghiên cứu sâu răng nên hỗ trợ hiệu quả cho sức khỏe răng miệng.
Kiểm soát cân nặng, giảm béo phì
Nếu bạn thường xuyên sử dụng các món ăn hoặc thức uống sử dụng đường cỏ ngọt sẽ có thể kiểm soát cân nặng và giảm béo phì hiệu quả. Cụ thể, đường cỏ ngọt có giá trị nhiệt lượng và chỉ số đường huyết (GI) bằng 0. Các chỉ só này rất tốt trong việc kiềm chế cơn thèm đường của người dùng.
Ngoài ra, đường cỏ ngọt còn giúp tiêu diệt nấm candida (một loại nấm kích thích cảm giác thèm đường trong cơ thể). Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến cho rằng đường cỏ ngọt giúp giảm cân còn khá mơ hồ. Nhưng nếu bạn thích có một bữa ăn hoàn hảo thì dùng đường cỏ ngọt để nêm nếm có thể làm giảm lượng calo tổng thể.
Giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy và ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển
Stevia chứa nhiều sterol và chất chống oxy hóa mạnh như kaempferol và quercetin. Kaempferol đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy tới 23%. Thành phần chống oxy hóa giúp ngăn chặn hoạt động của gốc tự do trong cơ thể.
Điều này giúp ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư. Những chất chống oxy hóa này còn giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa sớm của cơ thể.
Trẻ em dùng đường stevia có tốt không?
Theo FDA, đường stevia được chiết xuất có độ tinh khiết cao nên sẽ an toàn cho trẻ em khi sử dụng. Cụ thể, stevia không làm tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ vì không có cario. Bên cạnh đó, việc sử dụng đường stevia (đường cỏ ngọt) sẽ giảm nguy cơ béo phì ở trẻ em.
Tuy vậy, việc tiêu thụ quá nhiều đường stevia cũng không được khuyến khích cho trẻ em. Đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bởi vị ngọt của đường cỏ ngọt sẽ hình thành sở thích ăn thực phẩm quá ngọt ở trẻ từ sớm. Từ đó, bé sẽ có thói quen ăn uống không tốt cho sức khoẻ.
Phụ nữ có thai và cho con bú dùng đường cỏ ngọt có tốt không?
Phụ nữ mang thai và cho con bú cần một lượng lớn chất dinh dưỡng và calo cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu về độ an toàn đã chỉ ra rằng cỏ ngọt stevia cũng có thể được sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Tuy nhiên, sử dụng đường Stevia nguyên lá hoặc chiết xuất Stevia thô có thể không hữu ích khi mang thai. Không có nhiều bằng chứng cho thấy đường stevia nguyên lá không gây ra phản ứng bất lợi cho thai kỳ.
Cách sử dụng đường cỏ ngọt
Stevia (cỏ ngọt) có thể được sử dụng thay thế cho đường thông thường trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo:
- Dùng làm gia vị khi nấu ăn.
- Pha cùng cà phê, sinh tố trái cây hoặc trà stevia.
- Rắc lên sữa chua không đường để sử dụng.
- Rắc lên bánh khi nướng.
- Sản xuất bánh kẹo, bánh ngọt, mứt…
Quy trình tách chiết đường cỏ ngọt từ lá cỏ ngọt
Đầu tiên, bạn cần sấy lá cỏ ngọt bằng cách phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc sử dụng lò sấy. Sau đó, bạn cần nghiền nhỏ lá cây cỏ ngọt đã sấy khô rồi nén chặt và bảo quản trong túi nilon để tránh hút ẩm.
Tiếp theo, bạn có thể sử dụng một trong 2 phương pháp sau để chiết xuất đường cỏ ngọt từ lá cỏ ngọt. Phương pháp được sử dụng nhiều nhất là chiết tách bằng cồn (ethanol) và phương pháp chiết tách bằng CO2. Cụ thể:
- Phương pháp chiết tách bằng cồn ethanol: Cần sử dụng dung môi ở nhiệt độ từ 2 – 6 độ C để tách cácphân tử không mong muốn như lipit hay các hợp chất đắng ra khỏi lá cỏ ngọt để thu được các glucoside ngọt và kết tinh thành đường.
- Phương pháp CO2 siêu tới hạn: Sử dụng bộ tạo áp lực để nâng CO2 lên điều kiện siêu tới hạn khoảng áp suất 72,9 bar. Lượng CO2 này được dẫn vào bồn chứa nguyên liệu và sử dụng phương tiện trao đổi nhiệt để các khí ngưng tụ và tạo thành dòng chất lỏng ngọt. Sau đó, chất longr ngọt sẽ được nén để tách và thu lấy chất ngọt.
Tiếp theo, bạn cần chưng các chất lỏng glucoside thu được qua 2 giai đoạn. Giai đoạn chưng cất 1 là đun cách thủy để loại bỏ tạp chất ethanol còn sót lại trong quá trình chiết tách. Giai đoạn 2 là loại bỏ dung môi ether dầu bằng phương pháp đun cách thủy.
Sau khi đã loại bỏ 2 dung môi ether và ethanol ra khỏi hỗn hợp glucoside ngọt, bạn sẽ kết tủa Stevioside thô bằng phương pháp an toàn nhất là sử dụng các muối hóa trị 2 và 3. Trong đó, muối hoá trị 2 và 3 như: canxi hydroxit, canxi clorua, canxi oxit, muối nhôm hay muối sắt. Bạn chỉ cần duy trì độ pH từ 8 – 10 của loại muối này trong 2 – 5 phút là sẽ thu được kết tủa Stevioside thô.
Tiếp đó, bạn sẽ cô đặc Stevioside thô đã kết tủa bằng phương pháp cô đặc bốc hơi để nâng cao nồng độ chất khô và loại bỏ triệt để chất methanol. Sau cùng, bạn sử dụng máy sấy phun hình nón để làm khô và biến thành những viên đường cỏ ngọt thực thụ.
Đường cỏ ngọt mua ở đâu?
Hiện nay, bạn có thể mua đường cỏ ngọt ở các trang thương mại điện tử, cửa hàng bán đồ ăn kiêng, siêu thị với giá thành cụ thể như sau:
- Đường cỏ ngọt dạng thô (dạng hạt): dao động khoảng từ 700.000 – 150.000 đồng/100gr (giá cập nhật vào tháng 10/2023).
- Đường cỏ ngọt dạng lỏng: dao động khoảng 180.000 – 295.000 đồng/50ml (giá cập nhật vào tháng 07/2023).
Xem thêm:
- Hạt cỏ cà ri – fenugreek seed là gì, mua ở đâu? Tác dụng của cỏ cà ri
- Cỏ lúa mì là gì? Cỏ lúa mì có tốt cho sức khỏe, tác dụng của cỏ lúa mì
- Các loại đường dành cho người tiểu đường an toàn bạn nên tham khảo
Trên đây là thông tin KHOEPLUS24H giới thiệu đến bạn về đường cỏ ngọt, đường cỏ ngọt là đường gì? Đường cỏ ngọt có tốt không? Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của loại đường này nhé! Chúc bạn luôn nhiều sức khỏe!