Tuy hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại dầu ăn nhưng dầu ăn có nguồn gốc thực vật là loại được ưa chuộng nhất. Vậy giữa rất nhiều loại dầu thực vật, bạn đã biết được loại dầu thực vật nào tốt nhất chưa? Cùng xem ngay bài viết bên dưới để trả lời cho thắc mắc này nhé!
Dầu thực vật có tốt không?
Dầu thực vật là gì?
Dầu thực vật là một loại chất béo có nguồn gốc từ tự nhiên như oliu, dừa, đậu phộng, bơ,… Hầu hết chúng sẽ tồn tại ở dạng lỏng, có màu vàng hoặc trắng trong. Vì thành phần tự nhiên nên loại dầu này rất tốt cho sức khỏe con người.
Thành phần dầu thực vật
Dầu ăn thực vật được đánh giá khá tốt vì chứa nhiều chất béo không bão hòa, tốt cho cơ thể, giúp làm giảm cholesterol xấu. Tuy nhiên, tỷ lệ chất béo không bão hòa đa và chất béo không bão hòa đơn có trong dầu thực vật không giống nhau giữa các loại dầu thực vật.
Dầu thực vật được chiết xuất như thế nào?
Để chế biến dầu thực vật, cách phổ biến nhất chính là sử dụng máy ép điện, máy ép tay hoặc các tác động vật lý khác để ép lấy dầu các nguyên liệu tự nhiên như oliu, bơ, đậu phộng….
Sau quá trình ép, ta thu được phần dầu tinh túy và chứa nhiều dưỡng chất nhất. Tuy nhiên, để dầu ăn dễ dàng bảo quản và hợp khẩu vị hơn, số lượng dầu vừa ép trên sẽ trải qua thêm giai đoạn loại bỏ tạp chất hoặc kết hợp thêm hương vị để dầu ăn hấp dẫn hơn.
Tác dụng của dầu thực vật đối với sức khỏe
- Tương tự như các loại dầu khác, dầu thực vật tuy có lợi cho mọi lứa tuổi nhưng nếu sử dụng không đúng cách thì có thể gây hại cho sức khỏe.
- Giúp kiểm soát cholesterol ở mức ổn định, tốt cho tim mạch.
- Chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể đặc biệt là phụ nữ mang thai như vitamin A, D, E và K.
- Giúp dưỡng ẩm cho da, hạn chế tình trạng nứt nẻ da bàn tay, bàn chân.
Top 12 loại dầu ăn thực vật tốt cho sức khỏe
Dầu ô liu
Dầu ô liu có thành phần chính là oliu, không chứa cholesterol, khá giàu vitamin E & K và chứa nhiều axit oleic. Sử dụng dầu oliu thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim,, giúp duy trì cholesterol ở mức ổn định và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Để đảm bảo giữ được trọn vẹn dinh dưỡng có trong dầu, bạn nên chế biến với lửa nhỏ. Cách chế biến đơn giản nhất là áp chảo món ăn hoặc ướp đồ nướng.
Dầu hạt cải
Tiếp theo là một loại dầu ăn khá quen thuộc, dầu cải được chiết xuất từ những cây cải già, không chứa cholesterol và chất béo không bão hòa, khá giàu omega-3, 6, vitamin E, vitamin K. Về lợi ích, dầu hạt cải giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và giảm mỡ bụng.
Dầu hạt cải có thể chịu được nhiệt độ cao nên bạn có thể dùng để chế biến các món chiên rán hoặc dùng để trộn salad nhé!
Dầu đậu nành
Đây là loại dầu phổ biến nhất trong số các loại dầu từ thực vật. Thành phần chính là đậu nành với hàm lượng dinh dưỡng cao. Đặc biệt là vitamin E có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn chặn tế bào ung thư. Cùng axit béo omega-3 giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và bảo vệ mắt.
Dầu đậu nành có nhiệt độ sôi khá cao nên bạn có thể dùng chế biến nhiều món chiên, xào, rán hằng ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo các chất dinh dưỡng còn nguyên vẹn sau quá trình chế biến, bạn không nên chế biến các món ăn trong thời gian quá dài.
Dầu mè
Dầu mè khá giàu dinh dưỡng, không cholesterol, chứa chất béo không bão hòa, omega-3, 6 và vitamin tốt cho cơ thể. Sử dụng dầu mè hằng ngày giúp phòng chống bệnh đái tháo đường, tim mạch, cũng như rất tốt cho da và tóc của bạn nữa đấy.
Dầu mè có khả năng chịu được nhiệt độ khá thấp, vì vậy, để không làm giảm dinh dưỡng, bạn nên dùng chúng để chế biến các món nướng hoặc áp chảo. Bên cạnh đó, dầu mè cũng có thể làm mặt nạ dưỡng da khi kết hợp cùng giấm táo.
Dầu gấc
Tiếp theo là dầu gấc, thường dùng cho trẻ em vì với thành phần chính là gấc. Loại dầu này chứa rất nhiều vitamin A, tốt cho mắt và làm đẹp da. Ngoài ra, dầu gấc cũng giàu chất xơ và khoáng chất giúp tiêu hóa tốt.
Bạn có thể trộn trực tiếp dầu gấc vào đồ ăn của con sau khi nấu xong, trộn đều và thưởng thức là được.
Dầu dừa
Nguyên liệu chính để chế biến dầu dừa là phần cơm dừa, giàu chất béo. Đây cũng là thành phần được sử dụng phổ biến trong thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm. Vì vậy, dầu dừa hỗ trợ làm tăng lượng cholesterol tốt trong máu và bảo vệ tim mạch.
Đồng thời, vitamin E loại tocotrienol trong dầu dừa giúp chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa lão hóa và sự phát triển của tế bào ung thư. Loại dầu này có đặc tính ổn định, có thể sử dụng nấu ăn ở nhiệt độ cao và chế biến nhiều món thức uống ngon miệng.
Dầu đậu phộng
Dầu đậu phộng, hay còn được biết đến với tên gọi là dầu lạc, được làm từ thành phần chính là đậu phộng. Dầu không cholesterol, giàu sterol thực vật, chứa chất béo không bão hòa và một ít chất béo bão hòa,.
Loại dầu này giúp kiểm soát cholesterol khá tốt, có lợi cho tim mạch, giúp ngăn ngừa ung thư và làm chậm lão hóa. Dầu phộng có thể dùng để rán cá, giúp loại bỏ mùi tành. Đồng thời, bạn cũng có thể dùng để nấu cháo hoặc làm sốt trộn salad.
Dầu quả bơ
Tiếp đến là một loại dầu thực vật không quá phổ biến, được chế biến từ quả bơ tươi nên giàu dinh dưỡng. Loại dầu này có tác dụng làm giảm cholesterol xấu trong máu, tốt cho não bộ và mắt, rất tốt với phụ nữ mang thai.
Bạn có thể dụng dầu quả bơ để làm khá nhiều món ăn, từ salad, chế biến thịt đến làm bánh ngọt nướng,…Đồng thời, bạn cũng có thể tận dụng dầu quả bơ để làm mặt nạ cho mặt hoặc tóc đều tốt.
Dầu ngô
Đây là một loại dầu khá nhiều dinh dưỡng. Thành phần chính là bắp, không chứa cholesterol, rất giàu dinh dưỡng tốt cho tim mạch cũng như có tác dụng lợi tiểu và làm lành vết thương nhanh.
Tương tự như dầu quả bơ, dầu ngô khá dễ để chế biến, bạn có thể thoải mái sử dụng để chế biến nhiều món ăn. Bữa ăn không chỉ phong phú, ngon miệng mà còn tốt cho sức khỏe.
Dầu cây Rum
Có thể đây là một loại dầu khá lạ với nhiều bà nội trợ. Dầu cây rum được ép từ hạt cây rum, rất tốt cho tim mạch. Đồng thời, loại dầu này chứa nhiều axit linolenic và axit linoleic giúp điều hòa lượng cholesterol trong máu.
Chức năng nổi bật nhất của loại dầu này là để bôi ngoài da, giúp da luôn căng mượt và chắc khỏe. Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng để chế biến nhiều món ăn như chiên, xào hoặc trộn salad.
Dầu hạt macca
Dầu hạt maccs có chứa khá nhiều dưỡng chất, đặc biệt không cholesterol, chứa chất béo không bão hòa, giàu axit oleic và vitamin D. Vì vậy, loại giày này cung cấp khá nhiều năng lượng cho cơ thể, tốt cho tim mạch, mắt và làn da của bạn.
Tuyệt đối không nấu dầu macca với nhiệt độ cao vì chúng sẽ làm biến đổi, làm sản sinh ra nhiều chất có hại với sức khỏe người dùng. Vì vậy, bạn có thể dùng dầu hạt macca bằng cách trộn trực tiếp vào món ăn, trộn salad,…
Dầu hướng dương
Cuối cùng là dầu hướng dương, với nguyên liệu chính là hạt hướng dương, giàu dưỡng chất. Sử dụng dầu hướng dương có tác dụng tốt với tim mạch, giảm cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa hen suyễn, giúp tăng miễn dịch cho cơ thể.
Tương tự như dầu macca, dầu hướng dương có nhiệt độ sôi thấp nên chỉ thích hợp để làm dầu giấm, trộn salad, nấu canh hoặc ướp thực phẩm. Hoặc bạn có thể trộn trực tiếp vào đồ ăn của trẻ sau khi nấu chín để dinh dưỡng không bị thất thoát nhé!
Qua những thông tin trên, bạn đã biết được dầu thực vật nào tốt nhất rồi đúng không nào. Tùy theo nhu cầu, đặc điểm của từng loại mà bạn có thể cân nhắc, suy nghĩ lựa chọn cho mình được một loại dầu thực vật phù hợp để chế biến nhiều món ăn cho gia đình nhé!