Dầu ô liu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là tim mạch và làm đẹp. Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng đúng cách thì vẫn có thể gây ra tác dụng phụ. Cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu rõ hơn về dầu ô liu là gì? Tổng hợp 16 tác dụng của dầu ô liu và cách sử dụng loại dầu này ra sao trong chuyên mục Sức khỏe dinh dưỡng nhé!
Dầu ô liu là gì?
Dầu ô liu là loại dầu được chiết xuất từ quả ô liu – cây ô liu có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải. Dầu ô liu được phân thành 3 loại chính là: tinh chế, siêu nguyên chất và nguyên chất.
Trong đó, dầu ô liu nguyên chất là phương pháp tự nhiên, được tiêu chuẩn hóa về mức độ tinh khiết cũng như đảm bảo về yếu tố mùi và vị vốn có của dầu.
Dầu ô liu được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ nấu ăn, y học, mỹ phẩm, xà phòng cho đến các nhiên liệu được sử dụng trong một số loại đèn truyền thống.
Dầu ô liu bao nhiêu calo?
Nếu bạn sử dụng một muỗng canh (15ml) dầu ô liu nguyên chất thì cơ thể sẽ được nạp vào khoảng 120 calo và 12gr chất béo cùng với nhiều chất chống oxy hóa, một lượng nhỏ vitamin E và vitamin K.
Tác dụng của dầu ô liu
Dưới đây là những tác dụng nổi bật mà khi bạn sử dụng dầu ô liu đúng cách sẽ đem lại lợi ích cho sức khỏe của chính mình như:
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Dầu ô liu được xem là nguồn chất béo chính trong chế độ ăn uống của người Địa Trung Hải. Kết quả khảo sát cho thấy: những ai có thói quen sử dụng dầu ô liu thường có tuổi thọ cao hơn, nhất là giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
Ngoài ra, theo kết quả đánh giá từ nhiều cuộc nghiên cứu vào năm 2018 chỉ ra thêm: chúng ta nên tiêu thụ khoảng 20gr dầu ô liu mỗi ngày để làm giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch.
Vì hợp chất polyphenol có khả năng bảo vệ bạn tránh khỏi tình trạng các bệnh liên quan đến tim mạch, xơ vữa động mạch, đột quỵ, rối loạn chức năng não và ung thư.
Cải thiện các đặc điểm của hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý như béo phì, hàm lượng đường trong máu cao và huyết áp cao.
Theo kết quả phân tích từ nhiều cuộc nghiên cứu vào năm 2019 đã cho thấy: việc dùng dầu ô liu của người dân Địa Trung Hải đã cải thiện các đặc điểm của hội chứng chuyển hóa, như giảm viêm, giảm triglyceride, giảm lipoprotein mật độ thấp (LDL) nhưng làm tăng lipoprotein mật độ cao (HDL) tốt và giảm lượng đường trong máu.
Có thể giúp bảo vệ hệ thần kinh, điều trị trầm cảm, lo lắng
Theo kết quả nghiên cứu vào năm 2013, các nhà nghiên cứu phát hiện các thành phần trong dầu ô liu có khả năng bảo vệ hệ thần kinh và giúp ích trong vấn đề hỗ trợ điều trị chứng lo lắng, trầm cảm mà nhiều người hay gặp phải.
Giảm bớt nguy cơ bị ung thư
Kết quả nghiên cứu được công bố vào năm 2019 đã chỉ ra: các chất trong dầu ô liu có thể ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Đặc biệt là những chất chống oxy hóa trong loại dầu này hỗ trợ cho cơ thể tránh khỏi tình trạng viêm và sự tổn thương do hoạt động oxy hóa gây ra.
Có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Việc bổ sung dầu ô liu nguyên chất trong chế độ ăn uống có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer nhờ chứa một số hợp chất có khả năng bảo vệ các mạch máu não được tốt hơn.
Thậm chí, các nhà khoa học phát hiện: thành phần oleocanthal trong dầu ô liu có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của bệnh Alzheimer.
Giúp ngăn ngừa tổn thương gan
Như trong kết quả đánh giá vào năm 2018 chỉ ra: các phân tử trong dầu ô liu có thể giúp ngăn ngừa và phục hồi sự tổn thương gan. Chẳng hạn như các hợp chất phenolic và axit oleic trong dầu có tác dụng giảm viêm, stress oxy hóa, kháng insulin và những yếu tố khác gây tổn thương gan.
Có thể giúp tăng cường sức khỏe đường ruột
Kết quả nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy: phenol trong dầu ô liu có khả năng tăng cường miễn dịch đường ruột và sức khỏe đường ruột, bằng cách thay đổi các vi sinh vật trong ruột. Vì thế, loại dầu này có lợi cho những người bị viêm đại tràng và bệnh viêm ruột (IBD).
Giàu chất béo không bão hòa đơn
Chất béo không bão hòa đơn trong dầu ô liu chiếm khoảng 73% gọi là axit oleic, đây là axit béo có tác dụng giảm viêm và tác động tích cực đến các gen liên quan đến ung thư.
Hơn nữa, nhờ chứa chất béo không bão hòa đơn nên dầu ô liu có khả năng chịu nhiệt độ cao, thích hợp cho các phương pháp chế biến nấu ăn lành mạnh, giúp nâng cao sức khỏe.
Chứa lượng lớn chất chống oxy hóa
Dầu ô liu chứa lượng lớn chất chống oxy hóa có hoạt tính sinh học mạnh mẽ, giúp giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh mãn tính thường gặp.
Những chất này có khả năng chống viêm và bảo vệ cholesterol trong máu tránh khỏi quá trình oxy hóa gây hại, làm ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Có đặc tính chống viêm mạnh
Dầu ô liu không chỉ chứa axit oleic mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa khác như oleocanthal.
Những hợp chất này đều có tác dụng giảm và chống viêm mạnh mẽ, nhờ đó giảm thiểu gặp phải các chứng viêm mãn tính gây ra bệnh tim, bệnh Alzheimer, hội chứng chuyển hóa, viêm khớp, tiểu đường loại 2 và béo phì.
Bằng chứng, một số nhà khoa học ước tính rằng: thành phần oleocanthal trong 50ml dầu ô liu nguyên chất hoạt động tương tự như việc dùng 10% loại thuốc chống viêm ibuprofen dành cho người lớn.
Ngoài ra, trong nhiều nghiên cứu khác chỉ ra thêm: axit oleic có thể làm giảm mức độ viêm như protein phản ứng C (CRP) cũng như các chất chống oxy hóa khác trong dầu có thể ức chế một số gen và protein gây ra viêm.
Có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ
Đột quỵ là hiện tượng rối loạn lưu lượng máu đến não hoặc do việc hình thành cục máu đông gây ra, nếu không kịp sơ cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Một số nghiên cứu lớn đã chỉ ra: chất béo không bão hòa đơn trong dầu ô liu có liên quan đến việc giảm nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ ở những người thường xuyên sử dụng dầu so với người không dùng.
Có thể ngăn ngừa bệnh tim
Bổ sung dầu ô liu trong chế độ ăn uống sẽ giúp bạn giảm viêm, cải thiện lớp niêm mạc của mạch máu, ngăn ngừa đông máu quá mức và bảo vệ cholesterol LDL “xấu” khỏi quá trình oxy hóa, nhờ đó giảm bớt nguy cơ bị bệnh tim.
Thậm chí, trong một nghiên cứu cho thấy thêm: dầu ô liu có khả năng làm giảm 48% nhu cầu sử dụng thuốc huyết áp – một trong những yếu tố liên quan đến bệnh tim.
Không làm tăng cân và béo phì
Chế độ ăn giàu ô liu sẽ không làm tăng cân và gây béo phì. Vì nhiều nghiên cứu đã chứng minh được vấn đề này như trong một nghiên cứu kéo dài 3 năm đã cho thấy: chế độ ăn uống sử dụng dầu ô liu có liên quan đến việc làm tăng mức độ chất chống oxy hóa trong máu và khả năng giảm cân.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
Dầu ô liu có khả năng bảo vệ cơ thể và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, vì nó giúp kiểm soát tốt độ nhạy insulin và hàm lượng đường trong máu.
Bằng chứng, trong nghiên cứu chế độ ăn uống tại khu vực Địa Trung Hải cho thấy: dầu ô liu có khả năng làm giảm hơn 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp
Các nhà nghiên cứu phát hiện trong dầu ô liu chứa một số hợp chất có tác dụng cải thiện dấu hiệu viêm và giảm tình trạng stress oxy hóa ở những người bị viêm khớp dạng thấp.
Hơn nữa, khi kết hợp dầu ô liu với dầu cá, bạn có thể hấp thụ được lượng lớn omega 3 có tác dụng chống viêm, giảm đau khớp và độ cứng khớp. Đây là những triệu chứng thường gặp ở những người bị viêm khớp dạng thấp vào buổi sáng.
Có đặc tính kháng khuẩn
Nhờ đặc tính kháng khuẩn, dầu ô liu có thể chống lại vi khuẩn gây loét dạ dày và ung thư dạ dày gọi là Helicobacter pylori.
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra thêm: dầu ô liu có thể chống lại 8 chủng vi khuẩn này, thậm chí là 3 loại vi khuẩn trong số đó có khả năng chống lại thuốc kháng sinh.
Tác dụng phụ khi sử dụng dầu ô liu
Phần lớn, dầu ô liu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng vẫn có một số trường hợp gây ra tác dụng phụ mà bạn cần lưu ý như sau:
Gây dị ứng
Việc dùng dầu oliu khi thoa lên da có thể gây ra dị ứng ở một số người có cơ địa hay bị viêm da. Ngoài ra, phấn hoa của cây ô liu có thể gây dị ứng đường hô hấp.
Nên sử dụng lượng nhỏ đối với phụ nữ mang thai
Tuy chưa có đủ bằng chứng nhưng các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng: đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ nên sử dụng lượng nhỏ dầu ô liu để không gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe hiện tại.
Cân nhắc với người bị tiểu đường và chuẩn bị phẫu thuật
Dầu ô liu có công dụng làm giảm hàm lượng đường trong máu. Nếu quá lạm dùng thì bạn có thể gặp phải tình trạng mất cân bằng đường huyết, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Bên cạnh đó, với những người chuẩn bị phẫu thuật thì cần tránh dùng dầu ô liu, vì có thể ảnh hưởng đến hàm lượng đường trong máu và cản trở tình trạng sức khỏe trong ca phẫu thuật.
Tương tác với thuốc điều trị bệnh
Dầu ô liu có nhiều công dụng đối với sức khỏe nên khi bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh, thì cũng nên cân nhắc việc dùng loại dầu này trong chế độ ăn uống. Chẳng hạn, thuốc điều trị bệnh tiểu đường và điều trị huyết áp có thể bị giảm hiệu quả khi bạn dùng dầu ô liu.
Cách sử dụng dầu oliu
Vì chứa nhiều dưỡng chất có lợi nên dầu oliu được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Dưới đây là cách sử dụng dầu oliu mà bạn có thể tham khảo:
Cách sử dụng dầu oliu trong nấu ăn
Phần lớn trong nền ẩm thực của các nước thuộc khu vực Địa Trung Hải và Nhật chẳng hạn thường hay sử dụng dầu oliu khi chế biến món ăn.
Các món trộn, salad: Dầu oliu sẽ giữ cho hương vị được hoàn hảo và tăng thêm phần thanh mát, nên được rưới lên các món salad cũng như dùng trong nước sốt trộn salad.
Dùng làm sốt ướp: Dầu oliu được dùng để ướp các loại thịt và rau củ trước khi chế biến, làm tăng thêm hương vị cho món ăn.
Thêm vào món ăn chính: Sau khi chế biến, bạn vẫn có thể cho dầu oliu với lượng vừa phải vào món ăn. Cách làm này sẽ giữ được thành phần dinh dưỡng vốn có trong dầu oliu và tăng thêm hương vị món ăn khi bạn thưởng thức.
Lưu ý: Vì có điểm sôi thấp nên dầu oliu được khuyến nghị không dùng cho các món ăn nấu ở nhiệt độ cao như áp chảo, xào và chiên giòn trong thời gian dài.
Cách sử dụng dầu oliu cho da mặt
Ngoài việc sử dụng trong ẩm thực, dầu oliu cũng rất được các chị em phụ nữ dùng cho da mặt, như:
Dùng dầu oliu tẩy trang
Khi trang điểm nhẹ, bạn có thể dùng dầu oliu để tẩy trang bằng cách thấm ít dầu lên miếng bông tẩy trang và lau nhẹ nhàng trên da mặt. Lúc này, dầu oliu sẽ giúp bạn loại bỏ dễ dàng các bụi bẩn, lớp trang điểm và dầu thừa trên da.
Hơn nữa, dưỡng chất trong dầu sẽ giúp da trở nên mịn màng và căng bóng hơn. Vì thế, bạn có thể dùng dầu oliu để làm mềm và giảm nếp nhăn ở vùng da xung quanh mắt.
Hỗ trợ điều trị mụn
Hợp chất trong dầu oliu giúp bạn khắc phục được tình trạng mụn. Hãy thử thoa hỗn hợp gồm có 4 muỗng canh muối và 3 muỗng canh dầu oliu lên toàn bộ khuôn mặt hoặc khu vực bị mụn. Sau đó, bạn dùng tay massage khoảng 4 phút và rửa lại với nước sạch.
Hỗ trợ chống lão hóa
Nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin E và polyphenol, dầu oliu có thể giảm sự tổn hại do sự hoạt động của các gốc tự do, nhờ đó ức chế được quá trình lão hóa diễn ra.
Bạn hãy thử hòa tan dầu oliu với 1/4 quả bơ (đã nghiền), rồi thoa hỗn hợp này lên mặt khoảng 15 phút trước khi rửa sạch.
Giúp dưỡng ẩm cho da
Thành phần vitamin A và vitamin E trong dầu oliu sẽ giúp bạn có được làn da chắc khỏe khi được kết hợp thêm các chất béo lành mạnh của thực phẩm khác như bơ. Điều này cũng có nghĩa, da bạn sẽ nhanh chóng được phục hồi từ sự tổn thương do ánh sáng mặt trời, chất gây ô nhiễm và khói thuốc lá, bụi bẩn khi sử dụng dầu oliu.
Do đó, bạn hãy thử bôi dầu oliu trực tiếp lên da hoặc sử dụng thêm một ít kem dưỡng ẩm trước khi đi ngủ vào buổi tối để tăng thêm phần hiệu quả dưỡng ẩm nhé!
Giúp tẩy tế bào chết
Trộn muối biển (hoặc đường thô) với dầu oliu theo tỷ lệ 1:1, bạn có thể dùng hỗn hợp này để làm chất tẩy tế bào cho da, giúp cải thiện tình trạng da bị tróc vảy, khô ráp hoặc xỉn màu.
Cách sử dụng dầu oliu cho tóc
Dầu oliu chứa nhiều dưỡng chất giúp cho tóc được bóng mượt và thêm phần chắc khỏe, bạn hãy thử tham khảo cách sử dụng dầu oliu cho tóc như sau:
Cách sử dụng
Đầu tiên, bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ (1 – 2 muỗng cà phê) dầu oliu. Tuy nhiên, bạn có thể cân nhắc dùng đến ¼ chén dầu oliu đối với tóc dày và dài.
Tiếp theo, bạn thoa dầu và massage đều lên mái tóc, chủ yếu ở phần chân tóc (khu vực tóc mọc từ da đầu). Sau đó, bạn dùng mũ trùm đầu hoặc khăn để quấn quanh tóc, và tiến hành ủ khoảng 15 phút.
Cuối cùng, xả tóc với nước và gội đầu như bình thường để loại bỏ hoàn toàn phần dầu thừa trên tóc.
Lưu ý khi sử dụng
Tùy theo đặc tính của mái tóc mà bạn nên cân nhắc việc sử dụng dầu oliu để mang lại hiệu quả tối ưu. Chẳng hạn:
- Với tóc dày: Sử dụng dầu oliu là hợp lý nhất, vì tinh chất trong dầu oliu sẽ tăng cường độ ẩm và giúp tóc chắc khỏe hơn.
- Với tóc hư tổn: Các phương pháp làm đẹp như uốn, duỗi hoặc tẩy màu đều khiến cho tóc bị hư tổn. Vì thế, bạn có thể dùng dầu oliu để thoa đều lên mái tóc sau 3 ngày khi sử dụng các phương pháp làm đẹp này, giúp cho tóc được phục hồi nhanh chóng, không bị xơ.
- Với tóc chẻ ngọn: Thoa dầu oliu lên phần tóc chẻ ngọn, cách đuôi tóc khoảng 5cm, giúp bạn khắc phục tình trạng đáng kể.
Xem thêm:
- Tổng hợp các loại thực phẩm bổ sung estrogen không phải ai cũng biết
- Cách sử dụng dầu ăn dinh dưỡng cho bé ăn dặm hiệu quả
- 6 lợi ích của dầu hạt lanh, cách sử dụng và lưu ý khi sử dụng
Hy vọng với những chia sẻ này đã giúp bạn hiểu hơn về dầu ô liu là gì? Tổng hợp 16 tác dụng của dầu ô liu và cách sử dụng loại dầu này ra sao trong chế độ ăn uống rồi nhé! Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!