Đậu nành – đậu tương là đậu gì? Công dụng của đậu nành và một số tác hại

0
(0)

Đậu nành hay đậu tương là một loại nguyên liệu quen thuộc để chế biến thành nhiều món ăn ngon, đặc biệt là các món chay. Hôm nay hãy cùng chuyên mục Sức khỏe dinh dưỡng của KHOEPLUS24H tìm hiểu rõ hơn về thành phần dinh dưỡng, công dụng cũng như tác hại của đậu nành nhé.

Đậu nành – đậu tương là đậu gì?

Đậu nành hay còn gọi là đậu tương, là một loài thân leo thuộc họ Đậu, có nguồn gốcĐông Á. Quả đậu nành có lông tơ mỏng, vỏ màu nâu, đen, xanh hoặc vàng, mọc thành cụm 2 – 5 quả, mỗi quả chứa từ 2 – 4 hạt bên trong.

Đậu nành
Đậu nành

Hạt đậu nành có màu trắng ngà hoặc vàng nhạt, lớp vỏ dày, mùi thơm dịu đặc trưng. Đậu nành được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon, phải kể đến như sữa đậu nành, đậu hũ, tào phớ, nước tương, dầu đậu nành, tương đậu nành,… Ngoài ra, nhiều loại bánh kẹo hấp dẫn khác cũng được làm từ loại đậu này.

Hạt đậu nành
Hạt đậu nành

Thành phần dinh dưỡng của đậu nành

Theo USDA, trong 100 gr đậu nành luộc có chứa các chất dinh dưỡng sau:

Thành phần dinh dưỡng của đậu nành
Thành phần dinh dưỡng của đậu nành

Công dụng của đậu nành

Giữ lượng cholesterol xấu ở mức thấp

Một số kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn giàu các thực phẩm từ đậu nành có thể giúp giảm cholesterol LDL xấu khoảng 3%. Đồng thời, sử dụng nhiều thực phẩm từ đậu nành cũng có thể làm tăng cholesterol HDL tốt lên 3% và giảm mức triglyceride khoảng 4%.

Vì vậy, những người có dấu hiệu mắc bệnh tim, chẳng hạn như cholesterol cao, béo phì hoặc tiểu đường loại 2,… nên có một ​​chế độ ăn giàu đậu nành.

Đậu nành giữ lượng cholesterol xấu ở mức thấp
Đậu nành giữ lượng cholesterol xấu ở mức thấp

Bảo vệ tim mạch

Chất isoflavone trong đậu nành giúp giảm viêm trong các mạch máu và cải thiện độ đàn hồi của chúng – đây là hai yếu tố cần thiết để bảo vệ trái tim khoẻ mạnh.

Nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn giàu các loại đậu, bao gồm cả đậu nành, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một đánh giá gần đây cũng cho thấy rằng nếu có chế độ ăn giàu đậu nành thì nguy cơ bị đột quỵmắc bệnh tim thấp hơn 20% và 16%.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cũng kết luận rằng chế độ ăn giàu các thực phẩm từ đậu nành có thể làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim lên đến 15%.

Đậu xanh bảo vệ tim mạch
Đậu xanh bảo vệ tim mạch

Điều hoà huyết áp

Đậu nành và các loại thực phẩm làm từ chúng thường rất giàu arginine, một loại axit amin được cho là giúp kiểm soát mức huyết áp. Đồng thời isoflavone trong đậu nành cũng có tác dụng hạ huyết áp.

Trong một nghiên cứu, ăn 1/2 cốc (43 gr) hạt đậu nành mỗi ngày được phát hiện làm giảm huyết áp m trương khoảng 8%.

Đậu nành điều hoà huyết áp
Đậu nành điều hoà huyết áp

Điều hoà đường huyết

Một báo cáo cho thấy isoflavone trong đậu nành có thể giảm nhẹ lượng đường trong máumức insulin ở phụ nữ mãn kinh. Ngoài ra, isoflavone trong đậu nành cũng có thể giúp giảm tình trạng kháng insulin, một tình trạng mà các tế bào không còn phản ứng với insulin một cách bình thường. Theo thời gian, kháng insulin có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao và dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.

Bên cạnh đó, có một số bằng chứng cho thấy bổ sung protein đậu nành có thể giúp giảm nhẹ lượng đường trong máu và mức insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc bị hội chứng chuyển hóa.

Trong đó, hội chứng chuyển hóa bao gồm các tình trạng: lượng đường trong máu, mức cholesterol và huyết áp cao, vì vậy chúng có xu hướng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và đột quỵ ở một người.

Đậu nành điều hoà đường huyết
Đậu nành điều hoà đường huyết

Giảm nhẹ các triệu chứng mãn kinh

Đậu nành rất giàu isoflavone, một nhóm hợp chất còn được gọi là phytoestrogen hay estrogen thực vật, do khả năng liên kết với các thụ thể estrogen trong cơ thể.

Trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen của phụ nữ giảm, dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, cáu kỉnh, trầm cảm, đau khớp, khô âm đạobốc hỏa.

Bằng cách liên kết với các thụ thể estrogen trong cơ thể, isoflavone trong đậu nành có thể giúp giảm một phần mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này.

Đậu nành giảm nhẹ các triệu chứng mãn kinh
Đậu nành giảm nhẹ các triệu chứng mãn kinh

Tốt cho xương

Hàm lượng estrogen thấp trong thời kỳ mãn kinh có thể khiến canxi thoát ra khỏi xương, dẫn đến tình trạng mất xương làm phụ nữ sau thời kì mãn kinh có xương yếu và giòn, hay còn được gọi là loãng xương.

Một số bằng chứng cho thấy rằng tiêu thụ 40 – 110mg isoflavone (tương đương với 140 – 440gr đậu nành) mỗi ngày có thể làm giảm tình trạng mất xươnggiúp xương thêm chắc khoẻ ở phụ nữ mãn kinh.

Đậu nành tốt cho xương
Đậu nành tốt cho xương

Giảm nguy cơ ung thư vú

Chế độ ăn giàu đậu nành cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

Một báo cáo gần đây cho thấy rằng những phụ nữ sử dụng nhiều đậu nành trước khi nhận được chẩn đoán ung thư có thể có nguy cơ tử vong vì ung thư thấp hơn 16% so với những người ít sử dụng, đồng thời, tiêu thụ nhiều đậu nành trước và sau khi chẩn đoán cũng có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh lên đến 28%.

Đậu nành giảm nguy cơ ung thư vú
Đậu nành giảm nguy cơ ung thư vú

Ngăn ngừa các ung thư khác

Chế độ ăn giàu đậu nành cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc các loại ung thư khác.

Chẳn hạn, các nghiên cứu cho thấy rằng hấp thụ nhiều isoflavone đậu nành có thể làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung khoảng 19%.

Ngoài ra, một số nghiên cứu đã kết luận chế độ ăn giàu đậu nành sẽ có nguy cơ mắc ung thư đường ruột thấp hơn 7%ung thư ruột kết và đại tràng thấp hơn 8 – 12%, đặc biệt là ở phụ nữ. Mặt khác, nam giới nếu có chế độ ăn giàu đậu nành cũng có thể giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Đậu xanh ngăn ngừa các ung thư khác
Đậu xanh ngăn ngừa các ung thư khác

Tác hại của đậu nành

Ức chế tuyến giáp

Ăn nhiều các sản phẩm từ đậu nành có thể ức chế chức năng tuyến giáp ở một số người và góp phần gây ra chứng suy giáp – bị gây ra bởi cơ thể sản xuất ít hormone tuyến giáp.

Do đó, với những người nhạy cảm, đặc biệt là những người có tuyến giáp hoạt động kém, không nên tiêu thụ các sản phẩm đậu nành hoặc các chất bổ sung isoflavone thường xuyên vì có thể dẫn đến suy giáp.

Đậu nành gây ức chế tuyến giáp
Đậu nành gây ức chế tuyến giáp

Đầy hơi, tiêu chảy

Tương tự hầu hết các loại đậu khác, trong đậu nành có chứa chất xơ không hòa tan, có thể gây đầy hơi và tiêu chảy ở những người nhạy cảm.

Nếu bạn hay mắc chứng rối loạn tiêu hóa, bạn cần tránh hoặc hạn chế tiêu thụ đậu nành để cơ thể không gặp các triệu chứng khó chịu.

Đậu nành đầy hơi, tiêu chảy
Đậu nành đầy hơi, tiêu chảy

Dị ứng đậu nành

Trong đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành có chứa 2 loại protein là glycinin và conglycinin. Ở một số người, khi tiêu thụ đậu nành cơ thể sẽ gây ra các phản ứng miễn dịch, hay còn gọi là dị ứng.

Dị ứng với đậu nành là một trong những dị ứng thực phẩm phổ biến nhất, vì vậy nếu trong gia đình có người dị ứng loại đậu này, bạn cần chú ý không sử dụng loại nguyên liệu này nhé.

Dị ứng đậu nành
Dị ứng đậu nành

Có chất kháng dinh dưỡng

Trong đậu nành chứa các hợp chất kháng dinh dưỡng, chúng có thể làm giảm khả năng hấp thụ vitaminkhoáng chất. Vì vậy để giảm các chất kháng dinh dưỡng có trong đậu nành, bạn nên ngâm và nấu chín đối với đậu nành sống, hoặc sử dụng rau mầm đậu nành (giá đỗ đậu nành) hay đậu nành lên men.

Đậu nành có chất kháng dinh dưỡng
Đậu nành có chất kháng dinh dưỡng

Xem thêm:

Hi vọng qua bài viết này, KHOEPLUS24H đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin thú vị về thành phần dinh dưỡng, công dụng của đậu nành (đậu tương) cũng như tác hại của loại đậu này. Chúc bạn luôn vui khoẻ nhé.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Lương Bá Trọng
Lương Bá Trọng
Chào các bạn, mình là Bá Trọng. Mình luôn quan tâm đến sức khỏe và dinh dưỡng. Mình thích tìm hiểu và chia sẻ những kiến thức hữu ích về sức khỏe để mọi người có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Bài viết liên quan