Đau đầu gối khi chạy bộ là tình trạng khá phổ biến đối với nhiều người. Vậy vì sao lại xảy ra tình trạng này và làm cách nào để ngăn ngừa nó? Hãy cùng KHOEPLUS24H theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Các nguyên nhân khiến bạn đau gối sau khi chạy bộ
Hội chứng dải chậu chày
Dải chậu chày là một dải xơ dạy trải dài từ mào chậu (mặt ngoài) tới mặt trước đầu trên xương chày.
Hội chứng dải chậu chày là tình trạng tổn thương do hoạt động quá mức làm cho dải chậu chày bị viêm, bó chặt hay lệch khỏi vị trí ban đầu. Người mắc hội chứng này thường xuyên chịu những cơn đau âm ỉ ở vùng khớp gối khi co, duỗi chân, chạy bộ hay vận động.
Viêm gân, bong gân
Việc chạy bộ với cường độ cao trong thời gian dài sẽ khiến các dây chằng xung quanh khớp gối bị căng giãn quá mức, dẫn đến tình trạng viêm gân, bong gân.
Hội chứng đau bánh chè (Runner’s Knee)
Hội chứng đau bánh chè chỉ những cơn đau ở vùng trước gối, xung quanh phần xương bánh chè. Nó gây ra các cơn đau nhức khi lên xuống cầu thang, chạy bộ hay khi co duỗi đầu gối.
Rách sụn chêm
Sụn chêm là miếng đệm giữa xương cẳng chân phía trên và xương chày phía dưới, giúp tăng khả năng chống đỡ trọng lượng của cơ thể lên đầu gối.
Khi bạn vận động quá mạnh, té ngã hay va chạm với vật cứng thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng rách sụn chêm, làm cho phần đầu gối đau nhức và khó đi lại.
Đứt dây chằng giữa khớp gối và dây chằng chéo trước
Dây chằng giữa khớp gối (medial collateral ligament-MCL) và dây chằng chéo trước (anterior cruciate ligament-ACL) đóng vai trò vô cùng quan trọng khi chúng có chức năng kết nối các xương và giữ xương không bị trượt ra ngoài.
Khi bị đứt dây MCL, ACL, khả năng hoạt động của khớp gối sẽ giảm đáng kể, về lâu dài có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thoái hóa khớp gối.
Giải pháp ngăn ngừa đau gối sau khi chạy bộ
Nên chạy bộ đúng cách
Đa phần các chấn thương đầu gối đến từ việc chạy sai kỹ thuật. Do vậy, việc thực hiện kỹ thuật chạy đúng sẽ làm giảm nguy cơ chấn thương đầu gối một cách hiệu quả.
- Trước khi chạy: bạn phải chắc chắn mình đã khởi động, làm nóng, căng duỗi các cơ một cách đầy đủ trước khi bắt tay vào bài tập chính.
- Trong khi chạy: bạn phải chú ý thực hiện đúng kỹ thuật luôn giữ đầu thẳng, không gồng vai, không vung tay quá mạnh, không xoay cổ chân quá mức,…Lưu ý quan trọng là không tiếp đất bằng mũi chân mà hãy bắt đầu bằng gót chân, tới lòng bàn chân và sau cùng mới tới mũi chân để hạn chế những tổn thương không đáng có.
- Sau khi chạy: không nên dừng lại ngay mà hãy dành từ 5 – 10 phút đi bộ để ổn định lại nhịp tim, đồng thời thực hiện các động tác căng duỗi nhẹ nhàng để cơ thể thích nghi dần với trạng thái bình thường.
Mang giày phù hợp
Một đôi giày chạy bộ phù hợp không những giúp bảo vệ các khớp, dây chằng ở bàn chân mà còn giúp giảm áp lực lên khớp gối. Hãy trang bị cho mình một đôi giày chất lượng cao, vừa vặn và thoải mái. Lưu ý nên thay giày mỗi 400 – 500 dặm tùy theo cường độ, địa hình hay nhu cầu sử dụng giày của bạn.
Có chế độ bổ sung dinh dưỡng phù hợp
Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc xảy ra chấn thương ở khớp gối nói riêng và cơ thể nói chung.
Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, hãy trang bị một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm chức năng nếu thấy cần thiết:
- Canxi: các sản phẩm làm từ sữa, nước thịt hầm,…
- Axit béo omega-3: cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu,…
- Vitamin D: lòng đỏ trứng gà, cá hồi, các loại hạt,…
- Vitamin C: các loại trái cây như dâu tây, kiwi, súp lơ trắng, bông cải xanh,…
- Chondroitin sulfate và Glucosamine: từ thực phẩm chức năng
Biện pháp chữa trị đau đầu gối khi chạy bộ
- Cần nghỉ ngơi, chườm đá từ 10 – 20 phút
- Cần phải gặp bác sĩ khi bị đau nhiều
Xem thêm:
- Đá bóng có tăng chiều cao không? Những lợi ích của chơi bóng đá
- 10 mẹo đi giày không đau chân cực hữu ích, đơn giản và hiệu quả
- 8 mẹo khắc phục tình trạng mang giày thể thao bị đau gót chân
Trên đây là bài viết lý giải nguyên nhân của hiện tượng đau đầu gối khi chạy bộ và gợi ý các giải pháp ngăn ngừa tình trạng trên. Hy vọng bài viết đã giải đáp phần nào thắc mắc của bạn đọc.