Dầu ăn là nguyên liệu vô cùng quen thuộc, được sử dụng để chế biến nhiều món ăn. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách có thể gây hại cho cơ thể. Hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu dầu ăn bao nhiêu calo qua bài viết dưới đây nhé!
Trong dầu ăn bao nhiêu calo
1 thìa dầu ăn bao nhiêu calo?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, dầu ăn được sản xuất từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Do đó, hàm lượng calo cũng có sự chênh lệch. Theo phương pháp tính mức năng lượng, 1 thìa dầu ăn trung bình chứa 40 calo, tương đương 50% của 100g khoai lang.
100ml dầu ăn bao nhiêu calo?
Dầu ăn thường được làm từ các loại dầu thực vật như dầu dừa, dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành. Sau đó, chúng dùng chế biến thành nhiều món ăn như xào, chiên,… Theo các nghiên cứu, 100ml dầu ăn chứa đến 800 calo, gần bằng một thực đơn giảm cân mỗi ngày.
100g dầu ăn có bao nhiêu calo?
Theo thông tin do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cung cấp, 100g dầu ăn dự trữ khoảng 884 calo. Tuỳ theo nguyên liệu tạo thành khác nhau thì mức năng lượng sẽ thay đổi tương ứng.
1 thìa dầu ăn bao nhiêu calo?
Dầu mè (dầu vừng) bao nhiêu calo?
Ước tính có đến 120 calo trong 1 thìa dầu mè. Mặc dù nhiều calo nhưng các thành phần giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn. Do đó, bổ sung dầu mè trong thực đơn mỗi ngày giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn. Đồng thời, nó chứa axit linoleic giảm cholesterol xấu.
Dầu oliu bao nhiêu calo?
Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, mức calo trong dầu oliu không hề cao hơn các loại dầu thực vật khác, chỉ khoảng 120 calo. Đặc biệt, hàm lượng dầu nguyên chất sẽ giảm đi tuỳ nguyên liệu cho vào.
Hơn nữa, dầu oliu thơm hơn các loại dầu khác nên cần chú ý trong quá trình chế biến. So với các loại dầu ăn thông thường, nó giúp giảm lượng chất béo và calo hơn.
Mỗi ngày, bạn cần khoảng 2000 calo để đảm bảo cơ thể vận động. Do đó, nếu duy trì năng lượng nạp vào bằng hoặc thấp hơn giúp giảm cân hiệu quả. Với 120 calo của dầu oliu, bạn hãy dùng để hỗ trợ giảm cân nhưng cần bổ sung vitamin và khoáng chất khác.
Dầu hạt cải bao nhiêu calo?
Dầu hạt cải được sản xuất bằng cách chiết xuất hạt thuộc họ bông cải xanh, có khả năng chống ung thư, điều trị hen suyễn và viêm khớp. Đặc biệt, nó chứa chứa hàm lượng axit alpha-linolenic dồi dào hỗ trợ ổn định cân nặng.
Nó có mùi vị trung tính, chịu được nhiệt độ cao nên không ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ước tính có 39,8 calo trong 1 thìa dầu hạt cải.
Dầu mù tạt bao nhiêu calo?
Đối với những ai yêu thích món Nhật thì dầu mù tạt là một nguyên liệu khá quen thuộc. Nó hỗ trợ khử mùi tanh của thịt, giúp hương vị món ăn vừa thơm ngon vừa đốt cháy mỡ thừa, giảm cân hiệu quả. Ước tính 1 thìa dầu mù tạt dự trữ chỉ 5 calo.
Dầu đậu nành bao nhiêu calo?
Dầu đậu nành được chiết xuất từ nguyên liệu chính là hạt đậu nành. Đây là nguyên liệu được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng nếu muốn xây dựng thực đơn giảm cân. Theo thống kê, mỗi thìa dầu đậu nành chứa chỉ 120 calo.
Dầu lạc (dầu đậu phộng) bao nhiêu calo?
Dầu lạc là loại dầu thực vật được chiết xuất từ hạt đậu phộng, đồng thời không pha thêm bất kỳ gia vị hoặc nguyên liệu nào khác. Do đó, một số người chưa biết đến khả năng hỗ trợ giảm cân của nó. So với các loại dầu ăn khác, dầu đậu phộng chỉ chứa 110 calo.
Dầu cám gạo bao nhiêu calo?
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chỉ ra, 100g dầu cám gạo cung cấp khoảng 884 calo. Các thành phần chính trong cám gạo hỗ trợ cơ thể ngăn ngừa đường tích tụ tạo thành mỡ dự trữ. Nhờ vậy, nó giúp đốt cháy chất béo, giảm cân hiệu quả.
Dầu hướng dương có bao nhiêu calo?
Dầu hướng dương được ép từ hạt hướng dương, thường dùng làm dầu ăn hoặc nguyên liệu trong chất đốt, mỹ phẩm. Tương tự như dầu cám gạo, 100g loại dầu này tương đương 884 calo.
Dầu dừa bao nhiêu calo?
Một số nghiên cứu khoa học cho thấy dầu dừa là một sự kết hợp hoàn hảo giữa các axit béo, có tác dụng hỗ trợ tăng cường quá trình trao đổi chất. Ước tính 1 thìa dầu dừa cung cấp cho cơ thể khoảng 120 calo. Sử dụng nguyên liệu này trong một thời gian dài hỗ trợ giảm cân.
Ăn dầu ăn có bị béo không?
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, đa phần chất béo trong dầu ăn là loại lành mạnh, không gây tăng cân và tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn chỉ nên dùng tối đa 20g/ngày. Nếu không, cơ thể không thể hấp thụ, chuyển thành mỡ thừa.
Tác hại của việc dùng dầu ăn quá nhiều
Ảnh hưởng hệ tiêu hóa
Chất béo là chất khó tiêu hóa nhất. Vì vậy nếu bạn nạp vào cơ thể quá nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ gây buồn nôn, đầy hơi hoặc nghiêm trọng hơn là đau dạ dày. Còn với những người có bệnh lý về tiêu hóa, tình trạng có thể nghiêm trọng hơn là bị tiêu chảy.
Suy yếu hệ vi sinh vật đường ruột
Theo nhiều báo cáo kết luận rằng thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ khiến lợi khuẩn sống trong ruột của bạn bị phá hủy. Vì vậy những vi khuẩn không lành mạnh sẽ phát triển nhanh chóng khiến bạn dễ bị béo phì và mắc các bệnh mãn tính khác như ung thư, tiểu đường,…
Gây béo phì
Bên cạnh việc làm suy yếu lợi khuẩn đường ruột, ăn nhiều món ăn dầu mỡ, nấu với một lượng lớn chất béo sẽ làm tăng calo trong món ăn. Vì vậy, cơ thể vô tình hấp thụ quá nhiều chất béo, calo dư thừa quá nhiều, không chuyển hóa thành năng lượng gây béo phì.
Tăng nguy cơ các bệnh về tim và đột quỵ
Việc ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe tim. Đặc biệt là những loại thực phẩm chiên rán, chúng làm tăng huyết áp, giảm cholesterol HDL (có lợi).
Vì vậy ăn quá nhiều món chiên sẽ dễ dẫn đến tăng cân và béo phì. Hơn nữa, tần suất ăn đồ chiên quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, cũng như đột quỵ của bạn.
Tăng nguy cơ bệnh tiểu đường
Tiếp theo là nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 ở những người tiêu thụ quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ uống có đường. Điều này được giải thích là do lượng calo cao của những loại thực phẩm trên quá nhiều, gây tăng cân và tăng lượng đường trong máu.
Gây nổi mụn
Trên thực tế có khá các nghiên cứu đã chứng minh, thực phẩm giàu carbs tinh chế, thức ăn nhanh và chứa nhiều dầu mỡ sẽ gây nổi mụn trứng cá. Nguyên nhân là do dầu ăn sử dụng để chiên thực phẩm thường chứa nhiều omega-6, là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá.
Giảm chức năng não
Cuối cùng là tác hại nguy hiểm nhất, chính là làm suy giảm các chức năng của não bộ. Cụ thể hơn, nếu hấp thụ quá nhiều món ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, khả năng học tập và ghi nhớ có thể bị suy giảm.
Những lưu ý khi sử dụng dầu ăn
Sử dụng quá nhiều dầu ăn trong 1 lần
Các chuyên gia y tế đã khuyên rằng, mỗi ngày mỗi người chỉ nên sử dụng tối đa là 4 muỗng cà phê dầu ăn. Nếu dùng quá nhiều lượng trên sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh như béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp hoặc tai biến mạch máu não.
Dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần
Đây là thói quen của khá nhiều bà nội trợ Việt, tuy nhiên việc sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ gây hại rất nhiều đến sức khỏe của gia đình bạn. Bởi vì, khi dầu ăn đun nóng lần đầu, các chất béo trung tính, vitamin, dinh dưỡng có lợi cho cơ thể bị phá hủy
Vì vậy, với những lần sử dụng sau, cơ thể bạn chỉ có thể hấp thụ được các chất gây hại cơ thể cũng như làm giảm vị ngon của món ăn. Vì vậy, đây là một thói quen tuy nhỏ nhưng rất không tốt với sức khỏe.
Dùng nhiệt độ quá cao
Tiếp theo, bạn nên hạn chế đun nóng dầu ăn ở nhiệt độ quá cao. Vì khi đó, các chất axit béo trong dầu ăn sẽ bị rối loạn cấu trúc và gây đột biến gen. Đây là những chất độc hại, là nguyên nhân gây bệnh ung thư.
Cách sử dụng dầu ăn đúng cách khi nấu ăn
Vậy thế nào là sử dụng dầu ăn đúng cách, an toàn với sức khỏe của bản thân và gia đình. Sau đây là một số lưu ý quan trọng:
- Nên kiểm soát lượng dầu ăn nạp vào cơ thể mỗi ngày.
- Bỏ hẳn dầu ăn thừa sau mỗi lần chế biến thức ăn, không nên vì tiết kiệm mà sử dụng lại.
- Nếu bạn lỡ đun dầu ăn nóng đến mức bốc khói và có mùi khét thì nên bỏ đi.
- Quan tâm và kiểm tra thật kỹ thành phần dinh dưỡng cũng như thành phần có trong dầu ăn.
Dầu ăn để lâu có tốt không?
Tương tự các loại thực phẩm và nguyên liệu khác, dầu ăn cũng có thời hạn sử dụng, dao động trong khoảng 18 – 24 tháng. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên để đảm bảo an toàn sức khoẻ, dầu ăn đã mở nắp nên dùng trong vòng 3 tháng.
Nếu phát hiện dầu ăn có dấu hiệu hư hỏng hoặc đã hết hạn sử dụng, bạn nên loại bỏ để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ bản thân và người thân.
11 loại dầu ăn tốt cho người muốn giảm cân
Dầu oliu
Dầu oliu có nguồn gốc từ các nước Địa Trung Hải như Pháp, Ý, Ai Cập, Hy Lạp,… Nó không chỉ dùng trong nấu ăn mà còn được dùng để sản xuất chất đốt, xà phòng, dược phẩm, mỹ phẩm,…
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh dầu oliu có khả năng ngăn ngừa viêm dạ dày, bệnh tim, bệnh thận, cao huyết áp hay xơ vữa động mạch. Đặc biệt, nó hỗ trợ tăng cường quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa ung thư, duy trì mật độ xương,…
Chưa dừng ở đó, dầu oliu chứa nhiều axit béo không bão hoà có tác dụng đốt cháy mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Dầu đậu phộng
Như giới thiệu ở trên, dầu đậu phộng được ép hoàn toàn từ hạt đậu phộng. Tuỳ theo phương pháp ép, hương vị sẽ có sự khác nhau. Ngày nay nó được ưa chuộng bởi khả năng dưỡng ẩm cho môi, ngừa mụn, làm chậm quá trình lão hoá da,…
Dầu lạc chứa nhiều vitamin E, vitamin K và một số chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cải thiện độ nhạy insulin, ngăn ngừa viêm khớp, tăng khả năng nhận thức, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hơn nữ, hàm lượng phytosterol dồi dào có thể ngăn chặn hệ thống tiêu hóa hấp thụ cholesterol và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim hiệu quả.
Trong dầu lạc, các chất béo không bão hoà đơn/đa giúp kiểm soát chỉ số đường huyết trong máu.
Dầu dừa nguyên chất
Dầu dừa nguyên chất chứa nhiều chất béo bão hoà, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tiêu huỷ chất béo, cân bằng hàm lượng cholesterol trong máu giúp cải thiện sức khoẻ tim mạch của bạn. Đặc biệt, tinh chất dầu dừa giúp bạn no lâu, làm chậm quá trình tiêu hoá.
Tinh chất dầu quả bơ
Dầu quả bơ vừa thích hợp sử dụng để giảm cân vừa tốt cho sức khoẻ. Nó cung cấp hàm lượng chất béo không bão hoà, cải thiện thị lực và chống oxy hoá. Hơn nữa, loại dầu này có mùi thơm dịu nhẹ, thích hợp chế biến sinh tốt, salad giúp giảm cân, giảm đau viêm xương khớp.
Dầu sachi hỗ trợ giảm cân
Dầu sachi là loại đầu ăn chứa nhiều axit béo, để giữa nguyên các chất dinh dưỡng, tránh biến đổi chất và hương vị nên thường sản xuất bằng phương pháp ép lạnh. Nguyên liệu có màu vàng đẹp mắt, giàu protein, vitamin A, vitamin E, chất xơ,… an toàn cho sức khoẻ.
Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân thì dầu sachi là lựa chọn hoàn hảo do chứa nhiều chất xơ, protein và hàm lượng serotonin vượt trội giúp giảm cảm giác thèm ăn.
Dầu hạt mắc ca
Dầu mắc ca được các đầu bếp nổi tiếng trên thế giới tin dùng nhờ giá trị dinh dưỡng dồi dào và mùi vị hấp dẫn. Tinh dầu được sản xuất bằng phương pháp thủ công, giàu axit béo, chất chống oxy hoá, vitamin cùng một số khoáng chất khác.
Hiện nay, dầu mắc ca thường được sử dụng để chế biến món ăn như salad, bánh quy, bánh cupcake,… hoặc làm đẹp.
Sử dụng dầu hạt cải giảm cân
Một số nghiên cứu đã chứng minh dầu hạt cải không chứa carbohydrate hay protein. Đây là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh không bão hoà. Do đó, nguyên liệu này hỗ trợ quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, ngăn ngừa bệnh lý tim mạch.
Giảm cân với dầu hạt óc chó
Dầu óc chó được sản xuất bằng phương pháp ép trực tiếp hạt óc chó. Nhờ những tác động tốt đến sức khoẻ nên nó đang dần thay thế các loại dầu ăn truyền thông. Hàm lượng cholesterol gần như bằng không giúp giảm sự lắng đọng chất béo, cải thiện tình trạng tim mạch,…
Dầu hạt lanh không làm tăng cân
Hạt lanh là một trong những nguyên liệu dinh dưỡng, hỗ trợ giảm cân. Dầu hạt lanh chứa nhiều chất xơ làm giảm cảm giác đói, giúp bạn no lâu và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Dầu ăn kiêng
Hầu hết các loại dầu ăn kiêng đều có nguồn gốc thực vật, không chứa mỡ động vật và muối, cung cấp nhiều chất béo tốt nên là sản phẩm hỗ trợ giảm cân hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo hương vị món ăn. Nguyên liệu này còn hạn chế được việc dùng quá nhiều dầu ăn trong 1 lần.
Dầu hạt nho
Dầu hạt nho có hàm lượng vitamin E và các chất chống oxy hoá dồi dào, vượt trội hơn hẳn các nguồn cung cấp khác. Hơn nữa, nó có tác dụng bảo vệ da khỏi tác động tiêu cực của bức xạ tia cực tím, phù hợp chế độ ăn kiêng đặc biệt không chứa muối, mỡ động vật,..
Xem thêm:
- Đậu trắng có tác dụng gì? Đậu trắng bao nhiêu calo?
- Củ đậu bao nhiêu calo? Củ đậu có tác dụng gì đối với sức khỏe?
- Rong biển có tác dụng gì? Những người không nên ăn rong biển
Qua những thông tin trên, KHOEPLUS24H đã trả lời câu hỏi dầu ăn bao nhiêu calo và giới thiệu 11 loại dầu ăn tốt cho người muốn giảm cân mà bạn cần biết. Hãy chia sẻ bài viết đến mọi người nhé!