Đạp xe mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe của chúng ta, chẳng hạn như hỗ trợ giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch hay ung thư, cải thiện sức khỏe tinh thần,…Vậy đạp xe nhiều có tốt không? Hãy cùng KHOEPLUS24H tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Đạp xe nhiều có tốt không?
Đạp xe quá nhiều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trên thực tế, nhiều người thường mắc phải hội chứng quá tải (OTS) khiến họ thường xuyên đạp xe 30 – 40km mỗi ngày.
OTS là hội chứng “suy nhược kéo dài” của vận động viên do luyện tập quá sức cùng với đó là hàng loạt các phản ứng của một số cơ chế điều tiết sinh học, hệ thần kinh và nội tiết tố. Hội chứng này khá phổ biến đối với các vận động viên đang ở thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp và có thể mang lại nhiều hệ lụy cho sự nghiệp của họ.
Những tác hại khi đạp xe nhiều
Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi
Vấn đề khiến nhiều người lo lắng khi đạp xe chính là thường xuyên tiếp xúc nhiều khói bụi. Đặc biệt, khi đạp xe bạn còn cần phải hít thở nhiều và sâu hơn nên sẽ làm tăng nguy cơ các chất cặn bã và khí bẩn dễ dàng xâm nhập vào hệ hô hấp của chúng ta.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Hô hấp châu Âu, lượng carbon trong những người đi xe đạp cao gấp 2 – 3 lần so với người đi bộ.
Thay đổi nhịp tim
Theo nhiều nghiên cứu về hội chứng OTS và sự thay đổi của nhịp tim, nhịp tim tăng cao hay hạ thấp trong lúc nghỉ ngơi là tín hiệu cho thấy cơ thể bạn đang cần được nghỉ sau quá trình luyện tập kéo dài. Bạn nên trang bị cho mình một chiếc đồng hồ đo nhịp tim để có thể kiểm soát nhịp tim tốt hơn.
Đối với những bạn không có đồng hồ đo nhịp tim thì việc ghi lại nhật ký luyện tập cũng là một ý tưởng tuyệt vời. Nếu trong 3 tuần trở lại mà bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hãy giảm bớt thời gian luyện tập để cân bằng lại sức khỏe.
Mất ngủ
Nếu bạn thường xuyên trằn trọc, mất ngủ, ngủ dậy có cảm giác mệt mỏi hơn ban đầu thì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang mệt mỏi do luyện tập quá sức.
Chán ăn
Cơ thể bạn tiêu tốn khá nhiều calo khi đạp xe, do vậy sẽ gây nên cảm giác đói. Nếu bạn không cảm thấy đói, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang đạp xe quá sức.
Suy giảm miễn dịch
Suy giảm miễn dịch là một trong những dấu hiệu sinh học cho việc đạp xe quá sức. Nếu bạn dễ bị cảm lạnh hơn, phát ban hay vết thương lâu lành hơn mọi khi thì đó chính là dấu hiệu để bạn điều chỉnh lại thời gian luyện tập của mình.
Vô sinh
Ở nữ giới, việc đạp xe sai tư thế hay đạp xe ở cường độ cao kéo dài có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến vùng xương chậu và hậu môn. Bởi trong quá trình đạp, đây là 2 bộ phận chịu tác động lực cũng như ma sát nhiều nhất với yên xe, từ đó dễ dàng gây ra dị tật ở bộ phận sinh dục nữ.
Trong trường hợp xấu nhất có thể giảm ham muốn tình dục ở nữ và gây ra vô sinh nếu vùng xương chậu bị chèn ép nghiêm trọng.
Tương tự, ở nam giới, khi đạp xe, đùi, háng và bộ phận sinh dục luôn khép lại, khiến cho tinh hoàn luôn ở vị trí ma sát liên tục. Điều này dẫn đến việc bộ phận sinh dục nam giới luôn cảm thấy đau nhói khiến nhiệt độ tăng cao và chèn ép ống dẫn tinh.
Điều này về lâu dài sẽ làm giảm chất lượng tinh trùng, từ đó dẫn đến vô sinh ở nam giới. Trên thực tế, tình trạng này thường chỉ xuất hiện ở các vận động viên chuyên nghiệp với cường độ luyện tập cao.
Gây hại đến xương khớp
Cuối cùng, đạp xe thì tốt nhưng nếu bạn đạp xe sai tư thế và duy trì tư thế này quá lâu sẽ gây ra những ảnh hưởng to lớn với xương khớp, đặc biệt là phần lưng.
Ví dụ như yên xe quá cao sẽ khiến chân và người bạn lệch người mỗi khi đạp. Hoặc ngồi trên yên xe quá lâu khiến xương chậu bị chèn ép.
Cách nhận biết đi xe đạp quá nhiều
Cách đơn giản nhất là bạn có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ hay thay đổi cảm giác thèm ăn thì bạn nên điều chỉnh lại cường độ đạp xe.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện xét nghiệm máu ở bệnh viện để xác nhận xem mình có đạp xe quá mức hay không, bởi nó thường gây giảm lượng testosterone và hemoglobin trong cơ thể.
Cách đề phòng tác hại của việc đi xe đạp
Vậy làm sao để vẫn có thể duy trì thói quen đạp xe đạp mỗi ngày và vẫn đảm bảo an toàn với sức khỏe, cùng tham khảo ngay những việc làm sau nhé!
Chuẩn bị trước khi đạp xe
Để chuẩn bị một sức khỏe cũng như tinh thần tốt trước khi đạp xe, bạn cần chuẩn bị một số công việc sau nhé!
- Uống nước kết hợp cùng ăn nhẹ trước thời điểm đạp xe khoảng 30 phút để cơ thể nạp đủ năng lượng.
- Thực hiện một số động tác khởi động đơn giản trước khi bắt đầu đạp xe.
- Chuẩn bị một số bộ quần áo vừa người, thoải mái với khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Nên chọn những đôi giày êm ái, ôm chân, phù hợp để đạp xe.
- Bạn cần chuẩn bị thêm một chai nước khoảng 0.5 lít, ưu tiên chọn nước điện giải hoặc nước khoáng để nhanh chóng bù nước cho cơ thể.
Giữ chắc ghi đông và luôn quan sát
Để đảm bảo an toàn, bạn nên chú ý quan sát 2 bên để kịp thời xử lý. Đồng thời, hai tay phải luôn cầm chắc ghi công, không đạp xe quá nhanh và tuyệt đối không thả hai tay. Bên cạnh đó, bạn có thể trang bị thêm mũ bảo hiểm để bảo vệ vùng đầu cũng như trang bị thêm đèn xe trong trường hợp bạn đạp xe vào ban đêm.
Đạp xe đúng tư thế
Đạp xe đúng tư thế rất quan trọng, việc này vừa đảm bảo được hiệu quả luyện tập, vừa hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn đến cơ thể.
Vì vậy, khi đạp xe, bạn cần luôn duy trì tư thế ngồi chuẩn: Người hướng về trước, chân duỗi thẳng đến vị trí dưới cùng của bàn đạp.
Trong khi đạp, bạn nên thường xuyên chuyển trọng tâm mông sang yên trái, yên phải và giữa yên với thứ tự 4 phút đầu là yên bên trái, 4 phút sau là yên bên phải, 2 phút tiếp theo là giữa yên. Điều này sẽ làm giảm cọ xát đến cột sống và vùng nhạy cảm.
Bài viết liên quan: Các tư thế đạp xe đúng cách, chuẩn khoa học, không đau lưng
Tốc độ và thời gian đạp xe vừa phải
Bạn chỉ nên đạp xe với tốc độ và thời gian vừa phải, từ 15 đến 25 km/h. Mỗi ngày không nên đạp quá nhiều, cố gắng duy trì khoảng 30 – 45 phút là vừa đủ để rèn luyện sức khỏe cũng như đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đạp xe trong nhà tránh bị ô nhiễm
Để hạn chế hít phải nhiều bụi bẩn, bạn có thể trang bị những vật dụng như mũ, kính, khẩu trang hoặc lựa chọn đạp ở những nơi không khí trong lành, ít xe cộ lưu thông. Hoặc bạn có thể tham khảo hình thức tập đạp xe tại chỗ trong nhà, vừa an toàn, tránh ô nhiễm và vô cùng tiện lợi.
Có thể bạn quan tâm: 12+ tác dụng của đạp xe tại chỗ đối với sức khỏe và vóc dáng
Nghỉ ngơi sau khi tập luyện
Sau mỗi buổi tập đạp xe, bạn cần nghỉ ngơi để thả lỏng và dành thời gian giúp cơ thể hồi phục sức khỏe. Đặc biệt, bạn cần ngủ đủ giấc mỗi ngày để cơ thể kịp hồi phục năng lượng. Cố gắng duy trì thực hiện đều đặn trong 3 tháng sẽ nhận thấy được hiệu quả nhé!
Câu hỏi liên quan đạp xe nhiều có tốt không?
Đạp xe nhiều có bị vô sinh?
Đạp xe đạp sẽ không gây vô sinh nếu bạn tập luyện với cường độ vừa phải và đúng tư thế. Ở nữ giới, nếu bạn duy trì việc đạp xe sai tư thế kéo dài, xương chậu và hậu môn bị chèn ép nghiêm trọng thì sẽ khiến bạn có nguy cơ bị vô sinh.
Đạp xe nhiều có to chân không?
Thật sự, chân bạn chỉ to hơn khi bạn luyện tập đạp xe ở cường độ cao, tương đương với một vận động viên chuyên nghiệp. Còn nếu bạn chỉ luyện tập thông thường thì đạp xe sẽ không làm to chân đâu nhé!
Nên đạp xe bao nhiêu phút mỗi ngày?
Lời khuyên từ các chuyên gia, mỗi ngày, bạn chỉ nên đạp xe trong 30 đến 60 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bởi vì, đây là khoảng thời gian lý tưởng để cơ thể giải phóng calo và thúc đẩy hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách đạp xe đạp lên dốc đúng kỹ thuật cho người mới
- Nên đạp xe vào lúc nào trong ngày để tốt cho sức khỏe nhất?
- Bật mí các kỹ thuật đạp xe giúp bạn không mệt mỏi
Đạp xe với cường độ phù hợp mới chính là chìa khóa cho một sức khỏe cân bằng và một tinh thần thoải mái. Hy vọng bài viết đã giải đáp phần nào thắc mắc của bạn đọc về việc đạp xe nhiều có tốt không. Hẹn gặp lại các bạn vào các bài viết sau!